Giải Lịch sử 8 trang 152 (Cánh diều)

236

Với giải SGK Lịch sử 8 Cánh diều trang 152 chi tiết trong Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 8 trang 152 (Cánh diều)

Câu hỏi trang 152 Lịch Sử và Địa Lí 8Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, hãy:

- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Cửu Long.

- Cho biết nền văn minh châu thổ sông Cửu Long hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào.

Lịch sử 8 (Cánh diều) Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (ảnh 2)

Trả lời:

*Quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Cửu Long:

- Châu thổ sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, đây là bộ phận cuối cùng của hạ lưu châu thổ sông Mê Công.

- Châu thổ sông Cửu Long được tiếp nhận nguồn nước và lượng phù sa dồi dào đã bồi đắp nên những cánh đồng rộng lớn, đất đai màu mỡ.

- Do địa thế thấp (độ cao trung bình khoảng 2 m so với mực nước biển) nên châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thuỷ triều, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền theo các cửa sông lớn.

- Hiện nay, châu thổ sông Cửu Long vẫn tiếp tục mở rộng ra biển ở khu vực các cửa sông lớn và bán đảo Cà Mau, trung bình mỗi năm khoảng 60 - 80 m.

* Nền văn minh châu thổ sông Cửu Long được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở sau:

+ Địa hình bằng phẳng; đất đai phì nhiêu, màu mỡ; khí hậu điều hoà và hệ thống kênh rạch chằng chịt.

+ Công sức khai phá, cải tạo của con người.

II. Chế độ nước của các dòng sông chính

Câu hỏi trang 152 Lịch Sử và Địa Lí 8Đọc thông tin, hãy mô tả chế độ nước của sông Hồng.

Trả lời:

- Chế độ nước của sông Hồng có hai mùa rõ rệt.

+ Mùa lũ: kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm từ 75 % đến 80 % lượng nước cả năm; trong đó đỉnh lũ vào tháng 8, chiếm khoảng 21% lượng nước cả năm. Vào mùa lũ, sông Hồng mang đến rất nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng.

+ Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, cạn nhất là vào tháng 3.

- Do sông có độ dốc lớn, mạng lưới sông có hình nan quạt, hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô đổ nước vào dòng chính ở khu vực thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) nên lũ của sông Hồng ở phần hạ lưu lên rất nhanh và thất thường, thời gian lũ kéo dài, ảnh hưởng lớn đến cả vùng đồng bằng châu thổ.

- Từ khi các nhà máy thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng đi vào hoạt động, chế độ nước sông Hồng ở vùng hạ lưu điều hoà hơn. Mực nước sông vào mùa lũ thấp hơn, mùa cạn được cung cấp bổ sung bằng lượng nước xả từ các hồ thuỷ điện.

Câu hỏi trang 153 Lịch Sử và Địa Lí 8Đọc thông tin, hãy mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.

Trả lời:

- Sông Cửu Long có hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu. Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt:

+ Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, đỉnh lũ vào tháng 9, chiếm 75 - 80 % lượng nước cả năm. Vào mùa lũ, nước sông tràn bờ, phủ ngập các vùng đất rộng lớn ở vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

+ Mùa cạn từ tháng 12 hoặc tháng 1 đến tháng 6, cạn nhất là tháng 3 hoặc tháng 4.

- Do sông dài, diện tích lưu vực lớn nên sông Cửu Long có lượng nước và lượng phù sa rất dồi dào.

- Nhờ có sự điều tiết nước của Biển Hồ ở Cam-pu-chia, độ dốc lòng sông nhỏ và đổ ra biển bằng nhiều cửa nên chế độ nước sông Cửu Long đơn giản và khá điều hoà, lũ lên chậm và rút nhanh.

- Chế độ nước của sông Cửu Long còn chịu tác động mạnh của thuỷ triều.

III. Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long

Câu hỏi trang 154 Lịch Sử và Địa Lí 8Đọc thông tin và quan sát hình 1.3, hãy tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng.

Lịch sử 8 (Cánh diều) Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (ảnh 3)

Trả lời:

- Cách đây hàng nghìn năm, người Việt đã tiến hành khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Hồng để sinh cơ lập nghiệp, thông qua các hoạt động như:

+ Quai đê lấn biển, đào sông, kênh mương;

+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông để thoát lũ, tiêu úng, lấy nước tưới;

+ Cải tạo các vùng đất hoang vu ven biển mới được bồi đắp để mở rộng diện tích đồng bằng, lấy đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa;

+ Xây dựng nhà cửa để cư trú ổn định, lâu dài; mở mang đường sá, lập các đô thị;…

- Để chế ngự nước sông, người dân đồng bằng sông Hồng đã bỏ nhiều công sức để đắp hàng nghìn ki-lô-mét đê điều (cả đê sông và đê biển), thay đổi cơ cấu mùa vụ để hạn chế rủi ro do mùa lũ của sông mang lại. Ví dụ:

+ Năm 1108, đời vua Lý Nhân Tông đã tiến hành đắp đê ở phường Cơ Xá để bảo vệ kinh thành Thăng Long.

+ Năm 1248, vua Trần Thái Tông cho đắp đê ở hai bên bờ sông Hồng ở vùng hạ du.

+ Thời vua Minh Mạng, Nguyễn Công Trứ đã có công quai đê lấn biển, di dân lập ấp xây dựng nên hai vùng đất mới là Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).

- Để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa cạn, người dân ở đây đã xây dựng nhiều công trình thuỷ nông, cung cấp nước tưới để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đánh giá

0

0 đánh giá