Đặt kim nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác

875

Với giải Mở đầu trang 90 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 19: Từ trường môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Đặt kim nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác

Mở đầu trang 90 KHTN 7: Đặt kim nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác, kim nam châm luôn nằm cân bằng theo hướng Bắc – Nam. Vì sao? Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm thẳng như hình trên, kim nam châm nằm theo các hướng khác nhau. Vì sao?

Phương pháp giải:

Tính chất của nam châm: cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau

Lời giải:

+ Do Trái Đất cũng được coi là một nam châm khổng lồ nên khi đặt nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác thì kim nam châm vẫn luôn nằm cân bằng theo hướng của Trái Đất (hướng Bắc – Nam).

+ Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm như hình vẽ, kim nam châm nằm theo hướng khác nhau, vì khi đặt nam châm và kim nam châm khác cực thì chúng có xu hướng hút nhau, vì vậy nên chúng có các vị trí như hình vẽ.

Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 91 KHTN 7: Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách nào?

Hoạt động trang 91 KHTN 7: Đặt một tấm nhựa trong, mỏng lên một thanh nam châm. Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa, gõ nhẹ tấm nhựa. Quan sát hình ảnh các mạt sắt trên tấm nhựa (Hình 19.2).

Câu hỏi trang 91 KHTN 7

Hoạt động trang 91 KHTN 7: Dùng bút tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực nọ sang cực kia của nam châm trên tấm nhựa, ta sẽ được các đường gọi là đường sức từ (Hình 19.3)

Câu hỏi trang 92 KHTN 7

Câu hỏi trang 93 KHTN 7: Bằng cách nào chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường?

Hoạt động trang 94 KHTN 7:Chế tạo chiếc la bàn đơn giản

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá