Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Vật lí 11 trang 66 ( Cánh diều )

186

Với giải Vật lí 11 trang 66 ( Cánh diều ) Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem: 

Vật lí 11 trang 66 ( Cánh diều )

Luyện tập 2 trang 66 Vật Lí 11: Tính lực tương tác giữa hai electron ở cách nhau 1,0.10-10 m trong chân không. (Điện tích của electron e = -1,6.10-19C)

Lời giải:

Lực tương tác:

F=kq1q2r2=9.109.1,6.1019.1,6.10191.10102=2,304.108N

Vận dụng trang 66 Vật Lí 11: Một vật dẫn A cô lập không tích điện đang được nối đất.

Đưa một điện tích dương B lại rất gần vật dẫn này. Vật dẫn A được tích điện dương, âm hay không tích điện khi:

a) Đưa B ra xa rồi mới thôi nối đất vật dẫn A?

b) Thôi nối đất vật dẫn A rồi mới đưa B ra xa.

Lời giải:

Trường hợp này vật dẫn A bị nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa điện tích dương B lại gần vật dẫn A không tích điện thì những electron tự do trong vật dẫn A sẽ bị dồn về một phía và vật dẫn A bị phân thành 2 cực dương, âm. Các electron dưới đất sẽ theo dây nối đất đi đến trung hòa phần cực dương của vật dẫn A. Như vậy, tổng electron trong vật dẫn A đã lớn hơn tổng proton.

a. Khi đưa B ra xa vật dẫn A thì các electron ban đầu trong A sẽ dần dần đẩy các electron đã từ đất truyền lên về lại phía mặt đất. Do đó, khi đưa B ra xa rồi mới thôi nối đất thì vật dẫn A sẽ có tổng số electron bằng tổng số proton nên vật dẫn A trung hòa về điện.

b. Khi thôi nối đất vật dẫn A rồi mới đưa B ra xa thì electron từ mặt đất truyền lên bị nhốt trong vật dẫn A, không còn truyền đi đâu được. Vì vậy vật dẫn A lúc này có tổng số electron lớn hơn tổng số proton nên tích điện âm.

Xem thêm các bài giải Vật lí 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Vật lí 11 trang 62 ( Cánh diều )

Vật lí 11 trang 63 ( Cánh diều )

Vật lí 11 trang 64 ( Cánh diều )

Vật lí 11 trang 65 ( Cánh diều )

Đánh giá

0

0 đánh giá