Top 10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Top 10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án (Level 1)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Bà nội, bà ngoại

(Trích)

Bà ngoại bên quê mẹ

Bà nội bên quê cha.

Cháu yêu cha, yêu mẹ

Và thương cả hai bà.

Bà ngoại chăm làm vườn

Vườn bà bao nhiêu chuối

Yêu cháu, bà trồng ng

Chẳng nghĩ mình cao tuổi.

Tết cháu về quê nội

Biết là bà ngoại mong

Theo mẹ sang bên ngoại

Lại thương bà nội trông.

Hai bà hai nguồn sông

Cho phù sa đời cháu

Hai miền quê yêu dấu

Cháu nhớ về thiết tha.

                     Nguyễn Hoàng Sơn

Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của bạn nhỏ với bà nội và bà ngoại.

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy hai bà rất yêu bạn nhỏ?

II. Đọc – hiểu

TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI

Ngày khai trường đã đến.

Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”.

Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn.

Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà.

Văn Giá

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy:

A. Bạn nhỏ rất buồn ngủ.

B. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường.

C. Bạn nhỏ rất chăm ngoan.

2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ?

A. ngạc nhiên, thích thú

B. kì lạ

C. khó hiểu

3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì?

A. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm

B. ríu rít chuyện trò cùng các bạn.

C. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn.

4. Ngày Khai giảng hàng năm của nước ta thường diễn ra vào ngày nào?

A. Ngày 2 tháng 2

B. Ngày 1 tháng 6

C. Ngày 5 tháng 9

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Bà nội, bà ngoại 

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu giới thiệu về đồ vật quen thuộc với gia đình em.

ĐÁP ÁN

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của bạn nhỏ với bà nội và bà ngoại.

Những từ ngữ chỉ tình cảm của bạn nhỏ với bà nội và bà ngoại là: thương, nhớ

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy hai bà rất yêu bạn nhỏ?

Những chi tiết cho thấy hai bà rất yêu bạn nhỏ là:

– Bà ngoại: Đã cao tuổi nhưng vẫn trồng na để cháu được ăn (Thời gian để thu hoạch na lâu hơn rất nhiều so với trồng chuối)

– Bà nội: Bà nội trông mong cháu

I. Đọc – hiểu

1. B

2. A

3. C

4. C

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Bà nội, bà ngoại 

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu giới thiệu về đồ vật quen thuộc với gia đình em

Bài làm gợi ý

Mỗi lần đi học về, nhìn thấy quyển lịch treo ở nhà khách là em biết hôm nay là ngày mấy thứ mấy rồi. Quyển lịch này do bạn của bố tặng nhân dịp đầu năm mới. Quyển lịch gồm bảy tờ dài năm mươi phân, rộng bốn mươi phân. Các tờ lịch được làm bằng một loại bìa đặc biệt, cứng và trơn bóng. Mỗi tờ lịch là một cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hoặc những công trình vĩ đại xưa và nay.

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án (Level 2)

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Mẹ

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Trần Quốc Minh

– Nắng oi: trời nắng, nóng, không có gió.

Câu 1: Câu thơ nào cho biết thời tiết mùa hè rất oi bức?

Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon.

II. Đọc – hiểu

NẶN ĐỒ CHƠI

Bên thềm gió mát,

Bé nặn đồ chơi.

Mèo nằm vẫy đuôi,

Tròn xoe đôi mắt.

 

Đây là quả thị,

Đây là quả na,

Quả này phần mẹ,

Quả này phần cha.

 

Đây chiếc cối nhỏ

Bé nặn thật tròn,

Biếu bà đấy nhé,

Giã trầu thêm ngon.

Đây là thằng chuột

Tặng riêng chú mèo,

Mèo ta thích chí

Vểnh râu “meo meo”!

 

Ngoài hiên đã nắng,

Bé nặn xong rồi.

Đừng sờ vào đấy,

Bé còn đang phơi.

  Nguyễn Ngọc Ký

 

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Em bé nặn những gì?

A. quả thị, quả na.                             C. con chuột

B. chiếc cối                                        D. Cả A,B,C

2. Bé nặn đồ chơi tặng cho những ai?

A. bà và bố

B. bà , mẹ và bố

C. bố và mẹ

3. Bé nặn cho chú mèo cái gì?

A. cá                              B. chuột                                   C. kẹ

4. Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người nói lên điều gì?

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Mẹ 

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu giới thiệu về đồ vật quen thuộc với em

ĐÁP ÁN

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Câu 1: Câu thơ nào cho biết thời tiết mùa hè rất oi bức?

Câu thơ cho biết thời tiết mùa hè rất oi bức đó là:

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon.

Từ ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon đó là: ru, quạt, kẽo cà tiếng võng (kéo võng)

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. D

2. B

3. B

4. Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người nói lên điều gì?

   Bé rất quan tâm và yêu thương mọi   người.

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Mẹ 

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu giới thiệu về đồ vật quen thuộc với em

Bài làm gợi ý

     Sinh nhật năm nay, bố tặng em một chiếc xe đạp nhỏ. Bên ngoài chiếc xe được sơn màu hồng. Phía trước có một chiếc giỏ nhỏ để đựng đồ. Các bộ phận như bàn đạp, yên xe, tay lái đều có màu đen. Xe có hai bánh xe hình tròn. Ở giữa bánh xe là các nan hoa bằng thép rất chắc chắn. Lốp xe bằng cao su bền và đẹp. Mỗi lần xe chuyển động, những bánh xe lăn quay đều quay đều trông thật vui mắt. Em rất thích chiếc xe đạp này.

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án (Level 3)

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Yêu lắm trường ơi!

Em yêu mái trường

Có hàng cây mát

Xôn xao khúc nhạc

Tiếng chim xanh trời.

Mỗi giờ ra chơi

Sân trường nhộn nhịp

Hồng hào gương mặt

Bạn nào cũng xinh.

Yêu lớp học em

Có khung cửa sổ

Có bàn tay lá

Quạt gió mát vào.

Lời cô ngọt ngào

Thấm từng trang sách

Ngày không đến lớp

Thấy nhớ nhớ ghê!

Có đêm trong mơ

Bỗng cười khúc khích

Ngỡ đang ở lớp

Cùng bạn vui đùa.

(Nguyễn Trọng Hoàn)

 

Câu 1: Tìm những câu thơ tả các bạn học sinh trong giờ ra chơi.

Câu 2: Bạn nhỏ yêu những gì ở trường, lớp của mình?

II. Đọc – hiểu 

EM CÓ XINH KHÔNG ?

Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh:

“Em có xinh không?”. Voi anh bao giờ cũng khen: “Em xinh lắm!”

Một hôm, gặp hươu, voi em hỏi:

- Em có xinh không?

Hươu ngắm voi rồi lắc đầu:

- Chưa xinh lắm vì em không có đôi sừng giống anh.

Nghe vậy, voi nhặt vài cành cây khô, gài lên đầu rồi đi tiếp.

Gặp dê, voi hỏi:

- Em có xinh không?

- Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi. Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà. Về nhà với đội sừng và bộ râu giả, voi em hớn hở hỏi anh:

- Em có xinh hơn không?

Voi anh nói:

- Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm!

Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Sau khi bỏ sùng và râu đi, voi em

thấy mình xinh đẹp hẳn lên. Giờ đây, voi em hiểu rằng mình chỉ xinh đẹp khi đúng là voi.

(Theo Voi em đi tìm tự tin)

 

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Những từ nào dưới đây chỉ hành động của voi em ?

A. nhặt cành cây                                B. nhổ khóm cỏ dại

C. lắc đầu                                          D. ngắm mình trong gương

2. Voi em hỏi anh điều gì?

A. Em mặc có đẹp không?

C. Em có tốt không?

D. Em có xinh không?

3. Anh khen voi em điều gì?

A. Em ngoan lắm. 

B.Em chăm chỉ lắm

D. Em xinh lắm.

4. Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em đã bỏ sừng và râu?

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Yêu lắm trường ơi từ đầu đến Bạn nào cũng xinh.

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu giới thiệu về đồ vật quen thuộc 

ĐÁP ÁN

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm những câu thơ tả các bạn học sinh trong giờ ra chơi.

Những câu thơ tả các bạn học sinh trong giờ ra chơi là:

Mỗi giờ ra chơi

Sân trường nhộn nhịp

Hồng hào gương mặt

Bạn nào cũng xinh.

Câu 2: Bạn nhỏ yêu những gì ở trường, lớp của mình?

Những điều mà bạn nhỏ thấy yêu ở trường, ở lớp là:

– Mái trường: hàng cây mát, tiếng chim hót vang bầu trời xanh, các bạn học sinh chơi đùa ở sân trường giờ ra chơi

– Lớp học: khung cửa sổ, làn gió mát từ cây lá, lời cô giáo giảng

II. Đọc – hiểu 

1. A, B và D

2. D

3. D

4. Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em đã bỏ sừng và râu?

- Em thật xinh đẹp khi là chính mình. Hãy cứ tự tin và vui vẻ vậy nhé!

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Yêu lắm trường ơi từ đầu đến Bạn nào cũng xinh.

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu giới thiệu về đồ vật quen thuộc 

Bài làm tham khảo

Năm học mới, em được mua cho một chiếc hộp bút. Chiếc hộp được làm bằng vải, có màu xanh lá cây. Hộp bút có hình chữ nhật. Chiều dài là 20cm và chiều rộng là rộng 5cm. Mặt trên của hộp bút có in hình một con lợn rất dễ thương. Hộp bút có hai ngăn, có khóa để đóng mở. Chiếc hộp bút giúp em đựng được nhiều đồ dùng học tập. Em rất thích chiếc hộp bút này.

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án (Level 4)

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Đồ đạc trong nhà

(Trích)

Em yêu đồ đạc trong nhà

Cùng em trò chuyện như là bạn thân.

Cái bàn kể chuyện rừng xanh

Quạt nan mang đến gió lành trời xa.

Đồng hồ giọng nói thiết tha

Nhắc em ngày tháng thường là trôi mau.

Ngọn đèn sáng giữa trời khuya

Như ngôi sao nhỏ gọi về niềm vui.

Tủ sách im lặng thế thôi

Kể bao chuyện lạ trên đời cho em.

Phan Thị Thanh Nhàn

Câu 1: Ngọn đèn và tủ sách mang đến cho em điều gì thú vị?

Câu 2: Vì sao bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân?

II. Đọc – hiểu

NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG

Khi cơn mưa vừa dứt, hai anh em Bi và Bống chợt thấy cầu vồng.

-  Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá! Bi chỉ lên bầu trời và nói tiếp:

-  Anh nghe nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng đấy. Bống hưởng ứng:

-  Lát nữa, mình sẽ đi lấy về nhé! Có vàng rồi, em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp.

- Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô.

Bỗng nhiên, cầu vồng biến mất. Bi cười:

-  Em ơi! Anh đùa đấy! Ở đấy không có vàng đâu. Bống vui vẻ:

-  Thế ạ? Nếu vậy, em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô.

- Còn anh sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc.

Không có bảy hũ vàng dưới chân cầu vồng, hai anh em vẫn cười vui vẻ. 

(Theo 108 truyện mẹ kể con nghe)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Khi cơn mưa vừa dứt, Bi và Bống nhìn thấy gì ?

A. nước                            B. đá                                      C. cầu vồng

2. Nếu có bảy hũ vàng Bống sẽ làm gì ?

A. ngựa hồng và ô tô.

B. túi xách, đồng hồ

C. búp bê và quần áo đẹp.

3. Nếu có bảy hũ vàng Bi sẽ làm gì ?

A. ngựa hồng và một cái ô tô.

B. túi xách, đồng hồ

C. búp bê và quần áo đẹp.

4. Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì?

.....................................................................................................................................................................................................................................................................

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Đồ đạc trong nhà.

II. Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu giới thiệu về chiếc bàn học

ĐÁP ÁN

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Câu 1: Ngọn đèn và tủ sách mang đến cho em điều gì thú vị?

Ngọn đèn – Như ngôi sao nhỏ gọi về tuổi thơ

Tủ sách – Kể bao chuyện lạ trên đời.

Câu 2: Vì sao bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân?

Bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân bởi vì đồ đạc cùng bạn nhỏ trò chuyện như là bạn thân.

II. Đọc – hiểu

1. C

2. C

3. A

4. Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì?

Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em không hề buồn bã. Mà nhanh chóng nghĩ ra ý tưởng sẽ vẽ tặng nhau những món đồ mà mình mong muốn.

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Đồ đạc trong nhà.

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về chiếc bàn học

Bài làm tham khảo

     Bước vào năm học lớp một, bố mua cho em một chiếc bàn học bằng gỗ rất đẹp với lời nhắn nhủ: "Có bàn học mới, con cố gắng học hành chăm chỉ nhé !". Gắn liền với bàn là giá sách hai tầng nằm ngay phía trên, áp sát vào tường cùng chiếc ghế tựa có đệm thật êm. Tất cả đều được sơn màu xanh da trời, màu mà em thích nhất. Mặt bàn hình chữ nhật, phẳng tắp. Trên đó em đặt chiếc đèn học, đồng hồ báo thức và chú lợn đất rất xinh. Sách giáo khoa lớp Hai, vở ghi chép và truyện tranh em xếp riêng vào từng ngăn trên giá sách. Cứ mỗi tối sau khi đã học xong, em kê ghế ngay ngắn rồi sắp xếp lại bàn học cho gọn gàng. Năm học vừa qua em đạt danh hiệu học sinh giỏi. Giấy khen được bố treo ngay ngắn bên góc học tập như lời nhắc nhở em phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án (Level 5)

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. ĐỌC 

I. Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi sau:

Những quả đào

Một người ông có ba đứa cháu nhỏ. Một hôm, ông cho mỗi cháu một quả đào. Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm. Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.

Câu 1: Người ông giành những quả đào cho ai?

A. Người vợ

B. Các con

C. Những đứa cháu

Câu 2: Trong bài, những bạn nào ăn quả đào ông cho?

A. Xuân và Vân

B. Xuân và Việt

C. Xuân, Vân và Việt

Câu 3: Ông nhận xét gì về bạn Việt?

A. Thích làm vườn

B. Bé dại

C. Người nhân hậu

Câu 4: Các từ “hạt, quả đào, trồng, vườn”. Từ chỉ hoạt động là:

A, Hạt, quả đào

B. trồng

C. vườn, trồng

Câu 5: Từ chỉ đặc điểm trong câu “Còn Việt là người nhân hậu” là:

A, Nhân hậu

B. người

C. Việt

Câu 6: Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?

A. Xuân để dành không ăn

B. Ăn xong, Xuân đem hạt trồng vào một cái vò.

C. Xuân cho bạn bị ốm

D. Xuân để phần cho bà.

Câu 7: Vì sao ông nhận xét Vân bé dại?

A. Vì Vân là em út

B. Vì Vân không thích ăn đào

C. Vì ăn xong Vân vẫn còn thèm

D. Vì ông quý Vân nhất.

Câu 8: Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong câu:

Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò.

II. Phần đọc thành tiếng

GV kiểm tra các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8 – SGK Tiếng việt 2 tập 1

B. VIẾT

Câu 1 Nghe – viết:

Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi.
Đáp lời “ Chào cô ạ!”
 Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
 Xem chúng em học bài.

Câu 2 Viết 3 - 4 câu kể về một việc em đã làm ở nhà.

Gợi ý:

Em đã làm được việc gì?

Em làm việc đó thế nào?

Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc đó?

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. ĐỌC 

I. 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

C

A

C

B

A

B

C

Câu 8 : Mỗi từ đúng được 0.5 điểm.

Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò.

B. VIẾT

Câu 1: Nghe- viết

Mỗi lỗi sai trừ 0,4 điểm

Các lỗi giống nhau trừ một lần.

GV tùy từng bài viết của học sinh để trừ điểm.

Câu 2: Tập làm văn

Mẫu:

Chiều chủ nhật tuần trước, em có một trải nghiệm thú vị. Em đã được giúp mẹ nấu ăn. Mẹ sẽ nấu món sườn xào chua ngọt, canh rau ngót và đậu rán. Em được phân công phụ trách việc nhặt rau. Em đã cẩn thận nhặt rau theo hướng dẫn của mẹ. Sau đó, em còn rửa rau giúp mẹ. Mẹ cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt.

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án (Level 6)

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

ĐI HỌC ĐỀU

Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm.

Tùng...Tùng...! Tu...ù...ùng...

Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt".

Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào.

PHONG THU

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều?

A. Các bạn học sinh

B. Bạn Sơn

C. Học sinh và giáo viên

Câu 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?

A. Học sinh cần chịu khó làm bài.

B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ.

C. Học sinh nên đi học đều.

Câu 3. Vì sao cần đi học đều?

A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt.

B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý.

C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi.

Câu 4. Ở bài đọc trên, em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý?

A. Sơn rất chăm học

B. Sơn đến lớp đúng giờ.

C. Sơn luôn vâng lời cha mẹ.

Câu 5: Câu nào dưới đây chỉ đặc điểm?

A. Bạn Sơn là học sinh chăm chỉ.

B. Bạn Sơn rất chăm chỉ.

C. Bạn Sơn học tập chăm chỉ.

Câu 6: Câu: “Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi”. Có bao nhiêu từ chỉ sự vật?

A. 3 từ

B. 4 từ

C. 5 từ

D. 6 từ

B. Viết

Câu 1. Điền r/d/gi vào chỗ chấm

để.... ành; ....ành chiến thắng

tranh.....ành; đọc...ành mạch

Câu 2. Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm cho trước:

a. sạch sẽ:................................................................................

b. chăm ngoan:.........................................................................

Câu 3: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp:

Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài.

- Các từ chỉ hoạt động của học sinh: ……………………….

- Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: ……………………

Câu 4. Điền dấu chấm vào vị trí thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại cho đúng chính tả:

Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà ở nhà, Thu rất nhớ bà em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà

Câu 5. (Tập làm văn)

Em hãy viết (từ 3-4 câu) tả chú gấu bông.

Đáp án

A. ĐỌC HIỂU: (Mỗi câu khoanh vào đáp án đúng cho 0,5 điểm)

Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

A

A

B

D

B. VIẾT

Câu 1 (1đ): Điền đúng mỗi từ cho 0,25 đ

Để dành; giành chiến thắng; tranh giành; đọc rành mạch

Câu 2: (1 đ) Đặt câu đúng, mỗi câu cho 0,5 đ

VD: a) Lớp em rất sạch sẽ.

b) Bạn Linh rất chăm ngoan.

Câu 3 (1 đ) Xếp đúng mỗi nhóm từ cho 0,5 đ (đúng mỗi từ cho 0,1đ)

Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài.

- Các từ chỉ hoạt động của học sinh: giơ tay, xếp hàng, phát biểu, viết bài.

- Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: giảng bài, điểm danh, chấm bài, soạn giáo án

Câu 4 (1 đ): Điền đúng, đủ 4 dấu chấm (1 đ). Mỗi dấu điền đúng cho 0,25 đ

Bà ốm nặng phải đi bệnh viện. Hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà. Ở nhà, Thu rất nhớ bà. Em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà.

Câu 5 (3đ): Viết được từ 3-4 câu tả chú gấu bông. Bố cục rõ ràng: có câu mở đoạn và kết đoạn; Bài viết sạch sẽ. Có sáng tạo: 3 đ.

Tuỳ từng mức độ mà cho 2,5; 2;1,5;1đ

Mẫu 1

Vào dịp sinh nhật năm ngoái, mẹ tặng em một chú gấu bông rất lớn. Chú gấu cao bằng em. Chú có bộ lông màu nâu hạt dẻ. Bên ngoài, chú gấu mặc một chiếc áo cộc tay kẻ đen trắng. Mắt chú gấu màu đen và cái miệng chúm chím đáng yêu. Em đặt gấu bông ngồi ở trên giường của mình. Mỗi tối, gấu bông luôn là người nằm cạnh em. Nhờ có chú gấu bông mà em ngủ ngon hơn hẳn.

Mẫu 2

Năm trước, người bạn hàng xóm của em chuyển nhà đi nơi khác sinh sống. Món quà mà bạn ấy tặng lại cho em là chú gấu bông rất đáng yêu. Chú gấu bông ấy có bộ lông màu trắng mềm và mượt. Hai mắt của chú ta to, tròn, đen láy. Chiếc mũi ửng hồng trông vô cùng xinh xắn. Em để gấu bông ở trên giá đồ chơi rất cẩn thận. Mỗi khi nhớ bạn, em lại ôm lấy chú gấu bông. Đây là món quà quý giá nên em sẽ giữ nó thật cẩn thận.

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án (Level 7)

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

II. Đọc – hiểu

Chuyện của thước kẻ

Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.

Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Nó thấy mình giỏi quá, ngực cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì:

- Hình như thước kẻ hơi cong thì phải?

Nghe vậy, thước kẻ thản nhiên đáp:

- Tôi vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!

Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ và nói:

- Bạn soi thử xem nhé!

Thước kẻ cao giọng:

- Đó không phải là tôi!

Thước kẻ

Nói xong, nó bỏ đi và lạc vào bụi cỏ ven đường.

Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt về uốn lại cho thẳng. Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc tồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.

Theo Nguyễn Kiên

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Ban đầu, thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào?

A. vui vẻ
B. lạnh nhạt
C. kiêu căng

Câu 2. Vì sao thước kẻ bị cong?

A. Vì bị uốn cong.
B. Vì đi lạc vào bãi cỏ.
C. Vì kiêu căng cứ ưỡn ngực lên mãi.

Câu 3. Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ làm gì?

A. Thước kẻ bỏ đi.
B. Thước kẻ đã cảm ơn bác thợ mộc rồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì.
C. Thước kẻ đã ở lại với bác thợ mộc.

Câu 4. Nêu đúng ý nghĩa của bài đọc?

A. Khuyên chúng ta nên giúp đỡ bạn bè.
B. Khuyên chúng ta không được kiêu căng.
C. Khuyên chúng ta nên chăm sóc bản thân.

Câu 5. Điền dấu câu phù hợp vào ô trống:

Cái thước kẻ màu tím của bạn nào nhỉ ☐

Câu 6. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:

Em dùng thước kẻ để vẽ đoạn thẳng.

……………………………………………………………………………………

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Mỗi người một vẻ (SGK/ trang 126)

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn 4- 5 câu giới thiệu về một đồ dùng học tập theo gợi ý.

  • Em sẽ giới thiệu đồ vật gì?
  • Đồ vật đó có những bộ phận nào?
  • Đồ vật đó giúp ích gì cho em?

Đáp án

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 điểm)

II. Đọc – hiểu: (3 điểm)

Khoanh tròn đúng:

Câu 1. Ý A: 0,5 điểm

Câu 2. Ý C: 0,5 điểm

Câu 3: Ý B: 0,5 điểm

Câu 4: Ý B: 0,5 điểm

Câu 5. Điền dấu câu phù hợp: 0,5 điểm

Cái thước kẻ màu tím của bạn nào nhỉ ?

Câu 6. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm: 0,5 điểm

Em dùng thước kẻ để làm gì?

B. VIẾT

I. Chính tả: (2 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm; sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm (sai về dấu thanh, âm đầu, vần; không viết hoa)

Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ trừ 0,25 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (2 điểm)

Học sinh viết được đoạn văn từ 4 đến 5 câu theo gợi ý ở đề bài; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp; chữ viết rõ ràng sạch sẽ: 2 điểm.

(Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 1.75; 1.5; 1.25; 1.0; 0.75; 0.5; 0.25.)

Để xem trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 2 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, có đáp án chi tiết:

 

Từ khóa :
Tiếng Việt 2
Đánh giá

0

0 đánh giá