Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng hô hấp tế bào sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.
Giải SGK KHTN 7 Bài 26 Kết nối tri thức: Một số yếu tố ảnh hưởng hô hấp tế bào
Phương pháp giải:
- Tủ lạnh được thiết kế dựa trên cơ sở sử dụng nhiệt độ thấp để ức chế hoạt tính của enzyme và hoạt động của vi sinh vật. Hầu hết các phản ứng sinh hóa hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ.
- Nhiệt độ của tủ lạnh làm giảm cường độ của các biến đổi về hóa học, hóa sinh và sinh học để kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến.
- Độ ẩm không khí là một yếu tố quan trọng giúp vi sinh vật tồn tại và sinh trưởng, vì vậy các thức ăn chứa nhiều nước sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
Lời giải:
- Nhiệt độ của tủ lạnh làm giảm cường độ của các biến đổi về hóa học, hóa sinh và sinh học để kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến.
- Độ ẩm không khí là một yếu tố quan trọng giúp vi sinh vật tồn tại và sinh trưởng, vì vậy các thức ăn chứa nhiều nước sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
Phương pháp giải:
Quan sát bảng và đưa ra nhận xét.
Lời giải:
- Hàm lượng nước trong hạt tăng khiến cường độ hô hấp của hạt tăng gấp nhiều lần.
Phương pháp giải:
- Oxygen là nguyên liệu của hô hấp tế bào nên có ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp.
- Ở thực vật, nếu nồng độ khí oxygen ngoài môi trường giảm xuống dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm.
Lời giải:
- Cày bừa đất giúp đất tơi xốp và thoáng khí, tạo điều kiện thích hợp cho quá trình hô hấp, phát triển ở thực vật.
Câu hỏi trang 114 KHTN 7: Vì sao không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ kín?
Phương pháp giải:
Quá trình hô hấp ở thực vật sẽ lấy O2 từ không khí và đào thải CO2 ra môi trường.
Lời giải:
Không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ kín vì:
- Buổi tối cây xanh ngừng quang hợp, chỉ hô hấp, quá trình này sẽ làm giảm lượng O2 tăng lượng CO2 trong không khí, có thể gây ngạt cho người ngủ.
Phương pháp giải:
Tùy loại nông sản, để nông sản rơi vào trạng thái nghỉ, ngừng sinh trường chúng ta cần giảm hay bổ xung các yếu tố môi trường khác nhau.
Lời giải:
Câu hỏi trang 114 KHTN 7: Kể tên một số biện pháp bảo quản nông sản mà em biết.
Phương pháp giải:
Gia đình em sử dụng những biện pháp gì để bảo quản nông sản.
Lời giải:
Một số biện pháp bảo quản nông sản mà em biết là: Phơi, sấy khô, muối chua, bảo quản trong tủ lạnh, kho lạnh, ….
Hoạt động trang 115 KHTN 7: Thảo luận nhóm và hoàn thành các yêu cầu sau:
Hoạt động 1 trang 115 KHTN 7: Khi vào phòng kín có hàm lượng carbon dioxide cao, em cần lưu ý điều gì?
Lời giải:
Khi vào phòng kín có hàm lượng carbon dioxide cao em cần lưu ý:
- Hít thở đều, tìm mở ngay các cửa trong phòng giúp không khí lưu thông.
Hoạt động 2 trang 115 KHTN 7: Theo em, có nên bảo quản rau quả tươi ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 0°C để kéo dài thời gian bảo quản hay không? Giải thích.
Lời giải:
Không nên bảo quản rau quả tươi ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 0°C vì:
- Khi bảo quản quá lạnh sẽ khí lượng nước trong tế bào bị đóng băng, phá vỡ cấu trúc của tế bào, khiến khi rã đông thực phẩm sẽ mất đi độ tươi ngon và giảm hàm lượng chất dinh dưỡng.
Hoạt động 3 trang 115 KHTN 7: Cho một số loại nông sản sau: hạt lúa, quả cà chua, rau muống, hành tây, hạt đỗ, bắp ngô tươi, hạt lạc, quả dưa chuột, rau cải bắp, khoai tây, quả cam. Hãy lựa chọn biện pháp bảo quản phù hợp cho từng loại nông sản và giải thích.
Lời giải:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.