Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án KHTN 8 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn KHTN 8. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 01113002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án KHTN 8 (Kết nối tri thức 2024) Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu về máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi tìm hiểu về miễn dịch và vaccine, nhóm máu và truyền máu, tìm hiểu các bệnh về máu và hệ tuần hoàn, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia thảo luận và trình bày.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được chức năng của máu; nêu tên các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần.
+ Nêu được khái niệm nhóm máu; phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.
+ Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể; vai trò của vaccine và tiêm vaccine trong việc phòng bệnh; trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người.
+ Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống.
+ Kể tên được các cơ quan của hệ tuần hoàn; nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn.
- Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu; thực hiện được các bước đo huyết áp. Điều tra một số bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn; tìm hiểu được phong trào hiến máu nhân đạo tại địa phương.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình.
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.
- Các hình ảnh trong SGK.
- Video hướng dẫn sơ cứu cầm máu, đột quỵ, đo huyết áp.
- Các dụng cụ, thiết bị trong tiết thực hành.
- Phiếu học tập số 1, mẫu phiếu điều tra một số bệnh về máu và tim mạch.
2. Học sinh
- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung:
- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:
+ Một người bị mất máu liên tục sẽ yếu dần và nguy hiểm đến tính mạng. Máu có vai trò gì đối với cơ thể? Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì trong quá trình đó?
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống: + Một người bị mất máu liên tục sẽ yếu dần và nguy hiểm đến tính mạng. Máu có vai trò gì đối với cơ thể? Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì trong quá trình đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS: * Gợi ý: - Vai trò của máu đối với cơ thể: Giúp bảo vệ cơ thể; vận chuyển các chất cần thiết cho tế bào và mang các chất thải từ tế bào tới các cơ quan bài tiết. - Máu lưu thông trong cơ thể nhờ hệ tuần hoàn. Tim có vai trò như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về các thành phần của máu, miễn dịch và vaccine, nhóm máu và truyền máu
a) Mục tiêu:
- Nêu được chức năng của máu; nêu tên các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần.
- Nêu được khái niệm nhóm máu; phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.
- Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể; vai trò của vaccine và tiêm vaccine trong việc phòng bệnh; trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu về các thành phần của máu.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK để tìm hiểu về miễn dịch và vaccine, nhóm máu và truyền máu.
- Vòng 1: Nhóm chuyên gia GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập.
- Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép. Thành lập nhóm các mảnh ghép: Mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia. Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
1. Tên và chức năng các thành phần của máu:
1. Tiểu cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu.
2. Hồng cầu: Vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu.
3. Bạch cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể.
4. Huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.
2. Nếu thiếu một trong các thành phần của máu thì cơ thể sẽ gặp các bệnh lý liên quan đến máu, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan, thậm chí tử vong.
- Phần trình bày của các nhóm về miễn dịch và vaccine, nhóm máu và truyền máu.
d) Tổ chức thực hiện:
1. Tên và chức năng các thành phần của máu:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 19 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án KHTN 8 Bài 33 Kết nối tri thức.
Để mua Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án KHTN 8 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.