Với giải Hoạt động trang 163 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Đọc thông tin ở mục 4 và hoàn thành bảng theo mẫu Bảng 39.3
Hoạt động trang 163 KHTN 7
Hoạt động 1 trang 163 KHTN 7: Đọc thông tin ở mục 4 và hoàn thành bảng theo mẫu Bảng 39.3
Phương pháp giải:
Giâm cành thường áp dụng với một số cây như sắn, mía, các cây hoa và cây ăn quả.
Chiết cành để nhân giống các loài cây lâu năm như hồng xiêm, cam…
Ghép cây áp dụng cho những cây cùng loài mít với mít, chanh với bưởi, hoa quỳnh với thanh long…
Nuôi cây cấy tế bào và mô thực vật áp dụng với các cơ quan như củ, lá, ngọn, bao phấn… trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, ở điều kiện vô trùng để tạo cây con.
Lời giải:
Hoàn thành Bảng 39.3:
Phương pháp nhân giống |
Áp dụng với các cây |
Ưu điểm |
Giâm cành |
Sắn, mía, các cây hoa (hoa hồng, hoa cúc,…) và các cây ăn quả (dâu tằm, chanh,…). |
Đơn giản, dễ thực hiện. |
Chiết cành |
Các cây ăn quả lâu năm như hồng xiêm, cam, bưởi,… |
Rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây con, nhanh cho thu hoạch. |
Ghép |
Có thể ghép các cây khác nhau nhưng cùng loài như mít với mít, bơ với bơ,.., hoặc các cây cùng giống như cam với bưởi, hoa quỳnh với thanh long,… |
Kết hợp được các ưu điểm của cành/mắt ghép và gốc ghép theo mong muốn của con người. |
Nuôi cấy tế bào, mô |
Những cây khó nhân giống bằng các phương pháp thông thường: các giống hoa, cây thuốc, cây gỗ quý hiếm như hoa phong lan, sâm ngọc linh, trầm hương,… |
Tạo ra số lượng lớn các cây con đồng đều, sạch bệnh, giữ được đặc tính tốt của cây mẹ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. |
Hoạt động 2 trang 163 KHTN 7: Tại sao cành được sử dụng để giâm cành phải có đủ mắt, chồi?
Phương pháp giải:
Giâm cành là phương pháp cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi, cắm xuống đất ẩm hoặc giá thể cho cành đó ra rễ và phát triển thành cây mới.
Lời giải:
Chúng ta chọn cành có đủ mắt, chồi khi giâm cành giúp cho sự sinh trưởng và phát triển được thuận lợi. Ở đình mắt, chồi có mô phân sinh đỉnh giúp cho mắt chồi dài ra để tạo cành, lá, từ đó cây có thể dễ dàng bắt nhịp với đời sống sinh học.
Hoạt động 3 trang 163 KHTN 7: Để khôi phục các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, phương pháp nhân giống nào được sử dụng hiệu quả nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Nuôi cấy mô tế bào và mô thực vật là phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô từ các phần của cơ thể thực vật như: củ, lá, ngọn, bao phấn… trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, ở điều kiện vô trùng.
Lời giải:
Chúng ta dùng phương pháp nuôi cấy tế bào và mô từ các phần của cơ thể thực vật như: củ, lá, ngọn, bao phấn… để nhân nhanh loài thực vật quý hiếm hay có nguy cơ tuyệt chủng như: hoa phong lan, sâm ngọc linh, trầm hương…
Phương pháp này được tiến hành phổ biến trong phòng thí nghiệm ở điều kiện vô trùng. Chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ các bộ phận để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp, theo dõi quá trình sinh trưởng của các mẫu để từ đó tạo nhanh các mẫu khác với số lượng lớn mà không cần thực hiện ngoài môi trường thiên nhiên. Điều này giúp cho mẫu tế bào hoặc mô thực vật sạch bệnh, đồng đều và số lượng lớn, tạo hiệu quả kinh tế cao.
Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hoạt động trang 160 KHTN 7: Đọc thông tin ở mục II.3 và hoàn thành bảng theo mẫu bảng 39.2
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.