Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) Tuần 11 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 2 từ đó học tốt tiếng việt lớp 2.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) Tuần 11 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 11 - Đề số 1
Thỏ thẻ
Hôm nào ông có khách
Để cháu đun nước cho
Nhưng cái siêu nó to
Cháu nhờ ông xách nhé !
Cháu ra sân rút rạ
Ông phải ôm vào cơ
Ngọn lửa nó bùng to
Cháu nhờ ông dập bớt
Khói nó chui ra bếp
Ông thổi hết khói đi
Ông cười xoà : “Thế thì
Lấy ai ngồi tiếp khách ?”
Hoàng Tá
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Bài thơ nói về những ai?
a. Ông
b. Cháu
c. Ông và cháu
Câu 2: Ông nhờ cháu làm việc gì?
a. Nấu cơm
b. Đun nước
c. Tiếp khách
Câu 3: Cháu làm những việc đó cùng ai?
a. Làm một mình
b. Làm cùng mẹ
c. Làm cùng ông
Câu 4: Hai ông cháu cùng nhau làm những việc gì?
.........................................................................................................................................................................................
Câu 5: Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm:
Chăng thơm cung thê hoa nhài
Dâu không thanh lịch cung người Tràng An.
Câu 6: Tìm và viết các từ ngữ chỉ họ hàng:
Câu 7: Viết một đoạn văn tả về bà của em.
II. Chính tả: Tập chép bài “Thỏ thẻ”
ĐÁP ÁN – TUẦN 11
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: c
Câu 2: b
Câu 3: c
Câu 4: Hai ông cháu cùng nhau làm những việc gì?
Hai ông cháu cùng nhau đun nước.
Câu 5: Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Câu 6: Tìm và viết các từ ngữ chỉ họ hàng:
- Ông bà, cô chú, cậu mợ, chị em.
Câu 7: Viết một đoạn văn tả về bà của em.
Bà ngoại em năm nay đã sáu mươi tư tuổi. Bà là kế toán đã về hưu. Bà dáng người dong dỏng cao, mái tóc bà dài nhưng đã bạc. Làn da của bà trắng nhưng đã lốm đốm đồi mồi rồi. Bà có nụ cười hiền từ và rất nhân hậu. Tuy đã hơn sáu mươi tuổi nhưng sức khỏe của bà rất tốt. Hàng ngày, bà vẫn thường đi chợ và nấu cơm cho cả gia đình em ăn. Bà nấu cơm rất ngon và khéo. Em rất thích ăn cơm của bà nấu. Em rất yêu quý bà ngoại và ước gì bà sống với em mãi mãi.
II. Chính tả: Tập chép bài “Thỏ thẻ”
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 11 - Đề số 2
A. Đọc – hiểu
I. Đọc thầm văn bản sau:
NHÍM NÂU KẾT BẠN
Trong khu rừng nọ, có chú nhím nâu hiền lành, nhút nhát. Một buổi sáng, chủ đang kiếm quả cây thì thấy nhím trắng chạy tới. Nhím trắng vồn vã: “Chào bạn! Rất vui được gặp bạn!”. Nhím nâu lúng túng, nói lí nhí: “Chào bạn!”, rồi núp vào bụi cây. Chú cuộn tròn người lại mà vẫn sợ hãi.
Mùa đông đến, nhím nâu đi tìm nơi để trú ngụ. Bất chợt, mưa kéo đến. Nhím nâu vội bước vào cái hang nhỏ. Thì ra là nhà nhím trắng. Nhím nâu run run: “Xin lỗi, tôi không biết đây là nhà của bạn.”. Nhím trắng tươi cười: “Đừng ngại! Gặp lại bạn, tôi rất vui. Tôi ở đây một mình, buồn lắm. Ban ở lại cùng tôi nhé!”.
“Nhím trắng tốt bụng quá. Bạn ấy nói đúng, không có bạn bè thì thật buồn.”. Nghĩ thế, nhím nâu mạnh dạn hẳn lên. Chủ nhận lời kết bạn với nhím trắng. Cả hai cùng thu dọn, trang trí chỗ ở cho đẹp. Chúng trải qua những ngày vui vẻ, ấm áp vì không phải sống một mình giữa mùa đông lạnh giá.
(Theo Minh Anh)
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Bạn Nhím nào trong đoạn văn trên hiền lành, nhút nhát?
A. Nhím nâu
B. Nhím trắng
C. Cả 2 bạn nhím
2. Cái hang nhỏ mà bạn Nhím nâu vào trú mưa là nhà của ai?
A. Không ai cả
B. Nhím nâu
C. Nhím trắng
3. Cuối cùng Nhím nâu và Nhím trắng có trở thành bạn bè không?
A. Có
B. Không
4. Theo vì sao Nhím nâu lại cho rằng “Không có bạn bè thì thật buồn”?
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
III. Luyện tập:
5. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câu sau:
Nhím nâu nói lí nhí rồi núp vào bụi cây. Chú cuộn tròn người lại mà vẫn sợ hãi.
6. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
Trong khu rừng nọ, có chú nhím nâu hiền lành, nhút nhát.
7. Đặt câu nêu hoạt động với các từ:
- giúp đỡ: ………………………………………………………………………………..
- chia sẻ: ………………………………………………………………………………...
8. Sắp xếp các từ sau thành câu (chú ý trình bày đầu câu, cuối câu cho đúng):
a) đoàn kết / cô dạy / phải biết / chúng em
……………………………………………………………………………………….......
b) sẵn sàng / bạn / em / giúp đỡ
……………………………………………………………………………………….......
c) Hoa / thân thiện / là học sinh / hài hước / và
……………………………………………………………………………………….......
9. Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ đó để tả:
a. Tính cách cách của cô giáo em: (dịu dàng, nghiêm khắc, hiền hậu, ...)
…………………………………………………………………………………………
b. Mái tóc của ông: (bạc phơ, bạc trắng, muối tiêu, hoa dâm ....)
…………………………………………………………………………………………
10. Viết câu nêu hoạt động phù hợp với nội dung tranh:
ĐÁP ÁN
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Bạn Nhím nào trong đoạn văn trên hiền lành, nhút nhát?
A. Nhím nâu
2. Cái hang nhỏ mà bạn Nhím nâu vào trú mưa là nhà của ai?
C. Nhím trắng
3. Cuối cùng Nhím nâu và Nhím trắng có trở thành bạn bè không?
A. Có
4. Theo vì sao Nhím nâu lại cho rằng “Không có bạn bè thì thật buồn”?
Vì Nhím trắng tốt bụng và bạn bè giúp đỡ nhau lúc khó khăn
III. Luyện tập:
5. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câu sau:
Nhím nâu nói lí nhí rồi núp vào bụi cây. Chú cuộn tròn người lại mà vẫn sợ hãi.
6. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
Trong khu rừng nọ, có chú nhím nâu hiền lành, nhút nhát.
7. Đặt câu nêu hoạt động với các từ:
- giúp đỡ: Mai luôn giúp đỡ các bạn học sinh yếu trong lớp.
- chia sẻ: Bác Hà là người luôn chia sẻ, giúp đỡ bà con trong xóm khi gặp khó khăn.
8. Sắp xếp các từ sau thành câu (chú ý trình bày đầu câu, cuối câu cho đúng):
a) đoàn kết / cô dạy / phải biết / chúng em
Cô dạy chúng em phải biết đoàn kết.
b) sẵn sàng / bạn / em / giúp đỡ
Bạn sẵn sàng giúp đỡ em.
c) Hoa / thân thiện / là học sinh / hài hước / và
Hoa là học sinh thân thiện và hài hước.
9. Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ đó để tả:
a. dịu dàng
Cô giáo em luôn dịu dàng với các bạn trong lớp.
b. bạc trắng
Mái tóc của ông Nội em đã bạc trắng.
10. Viết câu nêu hoạt động phù hợp với nội dung tranh:
Hai bạn học sinh giúp đỡ bạn khuyết tật đến trường
Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 (kết nối tri thức) có đáp án hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (kết nối tri thức) tuần 9
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (kết nối tri thức) tuần 10
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (kết nối tri thức) tuần 12
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (kết nối tri thức) tuần 13
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (kết nối tri thức) tuần 14
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.