Địa lí 7 Cánh diều Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á

628

Lời giải bài tập Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á sách Cánh diều ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 7 Bài 5 từ đó học tốt môn Địa 7.

Giải SGK Địa lí 7 Bài 5 (Cánh diều): Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á

Vị trí địa lí và phạm vi châu Á

Câu hỏi trang 100 Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Vị trí địa lí và phạm vi châu Á) kết hợp quan sát hình 5.1.

Lời giải:

Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á:

- Vị trí địa lí:

+ Châu Á trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10⸰N.

+ Tiếp giáp:

Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;

Phía đông giáp Thái Bình Dương;

Phía nam giáp Ấn Độ Dương;

Phía tây giáp châu Âu;

Phía tây nam giáp châu Phi.

- Hình dạng: dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.

- Kích thước: châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km², nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích lên tới 44,4 triệu km².

Đặc điểm thiên nhiên

Câu hỏi trang 101 Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy:

- Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.

- Nêu ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

Câu hỏi trang 101 Địa lí 7 Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin phần “Địa hình và khoáng sản” và quan sát hình 5.1.

Lời giải:

- Đặc điểm địa hình châu Á: phân hóa đa dạng.

+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây.

+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam.

+ Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh….

- Đặc điểm khoáng sản châu Á: 

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.

+ Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom, man-gan,…

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế.

+ Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,...

Câu hỏi trang 103 Địa lí 7

Câu hỏi 1 trang 103 Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 5.2, hãy:

- Nêu đặc điểm khí hậu châu Á.

- Nêu ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong phần”Khí hậu” và quan sát hình 5.2.

Lời giải:

- Đặc điểm khí hậu châu Á:

+ Có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu.

+ Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam châu lục có kiểu khí hậu lục địa.

+ Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa

- Ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện phát triển đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Chú trọng tính mùa vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu (bão, hạn hán, lũ lụt,…).

Câu hỏi 2 trang 103 Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy:

- Nêu đặc điểm sông, hồ của châu Á.

- Nêu ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin phần “Sông, hồ” và quan sát hình 5.1.

Lời giải:

- Đặc điểm sông, hồ châu Á:

+ Nhiều hệ thống sông lớn (Hoàng hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,…).

+ Các sông phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Nhiều hồ lớn (Bai-can, Ban-khat,…). Một số hồ có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như: biển Ca-xpi, Biển Chết.

- Ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên.

+ Cần sử dụng hợp lí nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt.

Luyện tập - vận dụng

Luyện tập 1 trang 103 Địa lí 7: Hãy xác định các khu vực địa hình (núi, cao nguyên, sơn nguyên, đồng bằng) và các khoáng sản chính, các sông lớn của châu Á trên hình 5.1.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 5.1.

Lời giải:

- Các khu vực địa hình:

+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên: tập trung ở khu vực trung tâm.

+ Đồng bằng: phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam.

- Các khoáng sản chính: Dầu mỏ, than đá, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,…

- Các sông lớn: s. Hằng, s. Ấn, s. Mê Công, s. Hoàng Hà, s. Trường Giang, s. A-mua, s. Bra-ma-pút, s. Ô-bi, s. I-ê-nít-xây.

Vận dụng 2 trang 103 Địa lí 7: Hãy tìm ví dụ cụ thể về việc sử dụng và bảo vệ một trong các thành phần thiên nhiên (địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông hồ) ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Internet, các bài báo, thời sự,...

Lời giải:

Sử dụng và bảo vệ sông, hồ tại Thành phố Hà Nội:

* Sử dụng

Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1 000 m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước.

* Bảo vệ

- Nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lí pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông nghiệp.

- Sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá