Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) Tuần 22 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu   Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) Tuần 22 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 2 từ đó học tốt tiếng việt lớp 2.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) Tuần 22 có đáp án

I- Bài tập về đọc hiểu:

Những con chim ngoan

Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua, còn một con mới đến bờ.

Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh:

- Pi..u! Nằm xuống!

Ba con chim non nhất tề nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con:

- Cru, cru…! Nhảy lên! Chạy đi!

Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cắm cổ chạy đến với mẹ.

“À ra thế! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”.

(Theo N. Xla-tkốp)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Nghe lệnh “Nằm xuống” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì?

a- Nằm bẹp ngay xuống nước

b- Nằm rạp ở mép vũng nước

c- Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ

2. Nghe chim mẹ gọi “Nhảy lên! Chạy đi!”, cả bốn con chim non đã làm gì?

a- Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhanh đến với chim mẹ

b- Bật dậy, kêu chích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ

c- Bật dậy, vừa hốt hoảng chạy vừa kêu chích chích

3. Vì sao tác giả nghĩ rằng “Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”?

a- Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ

b- Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết

c- Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ

(4). Theo em, lời khuyên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?

a- Hãy lắng nghe lời nói của cha mẹ

b- Hãy yêu quý những con chim nhỏ

c- Hãy ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ

II- Bài tập về chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) hoặc d, gi

- con ……….um/………..

-…..ừng xanh/……….

-….um sợ/…………..

-…….ừng lại/……….

b) cổ hoặc cỗ

- truyện……/……….

-……..bài/…………

- ăn ……../………

- hươu cao……/………

2. Chọn tên loài chim thích hợp (quạ, cuốc, cò hương, gà, sáo) điền vào mỗi chỗ trống:

(1) Gầy như ………………

(2) Học như…………kêu

(3) Chữ như………..bới

(4)…….tắm thì ráo, ……….tắm thì mưa

3. Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm.

Cò là người bạn thân thiết của người nông dân….. Lúc cày cấy……. khi làm cỏ…. người nông dân luôn có cò bên cạnh .cả trong lời mẹ ru cũng có cánh cò “bay lả bay la ”

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Viết 3 – 4 câu nói về tiếng hót (kêu) của một loài chim mà em biết.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

I- 1.a 2.b 3.c (4).c

II- 

1.

a) con giun- run sợ; rừng xanh – dừng lại

b) truyện cổ- ăn cỗcỗbài – hươu cao cổ

2.

(1) Gầy như cò hương; (2) Học như cuốc kêu

(3) Chữ như  bới; (4) Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

3. Cò là người bạn thân thiết cảu người nông dân. Lúc cày cấy, khi làm cỏ, người nông dân luôn có cò bên cạnh. Cả trong lời mẹ ru cũng có cánh cò “bay lả bay la”

 

4. VD: Những con sơn ca đang nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. Bỗng dưng lũ sơn ca không hót nữa mà bay vút lên nền trời xanh thẳm.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 22 - Đề số 2

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

CÔ GIÓ

Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi khắp đó đây. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn. Vì tính cô hay giúp người nên gi cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô đi đến đâu ai cũng biết ngay: - Cô gió kìa!

Cô cất tiếng chào những bông hoa, những lá cờ, chào những con thuyền, những chong chóng đang quay... Cô cất tiếng hát:

Tôi là ngọn gió

Ở khắp mọi nơi

Công việc của tôi

Không bao giờ nghỉ...

Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao. Hình dáng của cô là ở những việc có ích mà cô làm cho người khác. Dù không trông thấy cô, người ta vẫn nhận ra cô ngay và gọi tên cô: gió!

Theo Xuân Quỳnh

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Việc của cô gió là gì?

A. Giúp những chiếc thuyền đi nhanh hơn.

B. Bay tới sông, tới biển.

C. Đi khắp đó đây giúp đỡ mọi người.

2. Cô gió đã làm gì để giúp đỡ những miền đất khô hạn?

A. Cô gọi mây đến tạo bóng râm.

B. Cô gọi mây đến làm mưa.

C. Cô bay đến làm mát những miền đất khô hạn.

3. Hình dáng của cô gió nằm ở đâu?

A. Nằm ở những việc có ích mà cô làm cho người khác

B. Nằm ở những đám mây.

C. Cô gió không có hình dáng.

4. Theo em, vì sao người ta có thể nhận ra gió ngay lập tức?

III. Luyện tập:

5. Viết từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với mỗi sự vật sau:

- ngôi sao: …………………………………………………………………………

- bầu trời: …………………………………………………………………………

- cánh đồng: ………………………………………………………………………

6. Điền r, d hoặc gi vào chỗ chấm:

a. Ao trường đang nở hoa sen

Bờ tre vẫn chú …..ế mèn vuốt …..âu

b. Chiều hè tung cánh bay

Nghiêng mình theo cơn gió

Bé…. ữ chặt đầu …..ây

Buông tay bay đi mất.

7. Điền vào chỗ chấm l hoặc n rồi giải câu đố:

a. …….á gì trên biếc, dưới ….âu

Quả tròn chín ngọt mang bầu sữa thơm?

(Là quả: …………………………..)

b. Hoa gì …ở giữa mùa hè

Trong đầm thơm ngát …..á che được đầu?

(Là hoa ……………………….)

8. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi người, mỗi vật trong hình:

Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt KNTT

ĐÁP ÁN

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Việc của cô gió là gì?

C. Đi khắp đó đây giúp đỡ mọi người.

2. Cô gió đã làm gì để giúp đỡ những miền đất khô hạn?

B. Cô gọi mây đến làm mưa.

3. Hình dáng của cô gió nằm ở đâu?

C. Cô gió không có hình dáng.

4. Theo em, vì sao người ta có thể nhận ra gió ngay lập tức?

Vì cô thường làm những việc có ích cho người khác.

III. Luyện tập:

5. Viết từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với mỗi sự vật sau:

- ngôi sao: sáng, lấp lánh

- bầu trời: cao vời vợi, xanh biếc

- cánh đồng: rộng thăm thẳm, chín vàng óng

6. Điền r, d hoặc gi vào chỗ chấm:

a. Ao trường đang nở hoa sen

Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu

b. Chiều hè tung cánh bay

Nghiêng mình theo cơn gió

Bé giữ chặt đầu dây

Buông tay bay đi mất.

7. Điền vào chỗ chấm l hoặc n rồi giải câu đố:

a. Lá gì trên biếc, dưới nâu

Quả tròn chín ngọt mang bầu sữa thơm?

(Là quả: vú sữa)

b. Hoa gì nở giữa mùa hè

Trong đầm thơm ngát lá che được đầu?

(Là hoa sen)

8. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi người, mỗi vật trong hình:

Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt KNTT

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 (kết nối tri thức) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (kết nối tri thức) tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (kết nối tri thức) tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (kết nối tri thức) tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (kết nối tri thức) tuần 24

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (kết nối tri thức) tuần 25

 

Đánh giá

0

0 đánh giá