Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 có đáp án (5 phiếu)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 có đáp án (5 phiếu)

Câu 1:

Bài văn Nghìn năm văn hiến giúp em hiểu điểu gì về truyền thống văn hóa Việt Nam. Khoanh tròn vào những chữ cái trước đáp án mà em chọn:

a) Người Việt Nam ta có truyền thống coi trọng đạo học

b) Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời

c) Dân tộc ta rất đáng tự hào vì có một nền văn hiến lâu đời

d) Người Việt Nam ta có truyền thống anh dũng, bất khuất, kiên cường đấu tranh

e) Dân tộc ta từ ngàn đời nay đã có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm

Câu 2:

Trong bài thơ Sắc màu em yêu, vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu đó?

A. Vì các sắc màu đều gắn với những sự vật, những cảnh, những con người mà bạn nhỏ yêu quý.

B. Vì bạn nhỏ có một  bức tranh phong cảnh mang đầy đủ những sắc màu đó

C. Vì bạn nhỏ có một con gấu bông mang tất cả sắc màu đó

D. Vì bạn nhỏ thích dùng các màu sắc đó để vẽ tranh

Câu 3:

Chép phần vần của các tiếng “tiếng, cương, chủng, toàn” vào ô hình cấu tạo phần vần dưới đây:

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Tiếng

     

Cương

     

Chủng

     

Toàn

     

Câu 4:

Điền tiếng có phần vần có âm cuối là thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. Những bông hoa ..... đỏ rất đẹp và rực rỡ.

b. Hai anh em đi ....... cá ở ngoài sông.

c. Đó là một bức tranh ......... khá đẹp.

d. Những quả ......... có ruột đỏ như những quả bưởi đào.

Câu 5:

Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ Tổ quốc? Khoanh tròn vào chữ cái trước những đáp án mà em chọn.

a) Đất nước

b) Quốc gia

c) Giang sơn

c) Quê hương

d) Cánh đồng

Câu 6:

Trong các câu sau, từ nào có chứa tiếng quốc, có nghĩa là chỉ ngày thành lập của một nước

A. Mỗi lần thấy quốc kì bay trong gió, lòng An lại dâng lên một cảm xúc khó tả.

B. Cửa hàng nằm ngay trên quốc lộ 1A

C. Quốc ca của Việt Nam là bài hát Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác

D. Gần đến ngày 2 tháng 9 nhân dân cả nước lại náo nức chuẩn bị đón chào ngày quốc khánh.

Câu 7:

Tìm các từ đồng nghĩa với chăm chỉ trong mỗi câu sau

a. Mai rất chịu khó làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ

b. Long là một người vô cùng siêng năng làm việc

c. Thầy cô thường nhắc nhở học sinh phải cần cù học tập mới có thể tiến bộ

d. Mọi người đều rất cần mẫn với công việc của mình.

Câu 8:

Tìm từ đồng nghĩa có trong đoạn thơ sau:

            Bọ dừa dừng nấu cơm

            Cào cào ngưng giã gạo

            Xén tóc thôi cắt áo

            Đều bảo nhau đi tìm.

(Cánh cam lạc mẹ - Ngân Vịnh)

 Câu 9:

Tìm từ có nghĩa khác với các từ còn lại trong mỗi nhóm sau:

a. thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, lão nông, nông dân, nhà nông.

b. giảng viên, giáo viên, thành viên, động viên, xã viên, huấn luyện viên.

c. nhà văn, nhà thơ, nhà trường, nhà giáo, nhà biên kịch, nhà vua

d. ngọt bùi, ngọt lịm, ngọt tuyệt, ngọt lừ, ngọt thỉu

Câu 10:

Tìm những hình ảnh em thích trong bức tranh và viết một đoạn văn tả cảnh buổi sáng trên đường phố (hay trên đường làng)

 Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Đáp án:

Câu 1:

- Truyền thống văn hóa của Việt Nam

a) Người Việt Nam ta có truyền thống coi trọng đạo học.

b) Việt Nam là một đất nước có một nền văn hiến lâu đời.

c) Dân tộc ta rất đáng tự hào vì có một nền văn hiến lâu đời

Câu 2:

Bạn nhỏ yêu tất cả màu sắc đó vì: Các sắc màu đều gắn với những sự vật, những cảnh, những con người mà bạn nhỏ yêu quý.

ĐÁP ÁN ĐÚNG: A.

Câu 3:

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Tiếng

 

ng

Cương

 

ươ

ng

Chủng

 

u

ng

Toàn

o

a

n

Câu 4:

a. Những bông hoa màu đỏ rất đẹp và rực rỡ.

b. Hai anh em đi câu cá ở ngoài sông.

c. Đó là một bức tranh thêu khá đẹp.

d. Những quả lựu có ruột đỏ như những quả bưởi đào.

Câu 5:

Từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc là : Đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương

Câu 6:

Từ nào có chứa tiếng quốc, có nghĩa là chỉ ngày thành lập của một nước là câu: Gần đến ngày 2 tháng 9 nhân dân cả nước lại náo nức chuẩn bị đón chào ngày quốc khánh.

ĐÁP ÁN ĐÚNG: D.

Câu 7:

a. Mai rất chịu khó làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ

b. Long là một người vô cùng siêng năng làm việc

c. Thầy cô thường nhắc nhở học sinh phải cần cù học tập mới có thể tiến bộ

d. Mọi người đều rất cần mẫn với công việc của mình.

Câu 8:

Các từ đồng nghĩa tìm được là các từ dừng, ngưng, thôi chỉ việc tạm dừng một hành động nào đó.

Câu 9:

Các từ có nghĩa khác trong mỗi nhóm đó là:

a. thợ rèn: không chỉ người nông dân

b. động viên: là động từ (các từ khác đều là danh từ chỉ người)

c. nhà trường: không phải là danh từ chỉ nghề nghiệp

d. ngọt bùi: từ chỉ chung (các từ còn lại đều chỉ riêng độ ngọt)

Câu 10:

     Tờ mờ sáng, đường phố vẫn còn chìm trong làn sương mỏng. Những chú chim vẫn còn chưa thức giấc. Những ngôi nhà vẫn còn đóng kín cửa, người trên đường qua lại thưa thớt. Một lát sau, mặt trời bắt đầu nhô lên cao khỏi ngọn cây, ban phát những tia nắng ấm áp xuống nhân gian. Người trên đường bắt đầu đi lại nhộn nhịp, hối hả với những hoạt động thường ngày. Trên cành cây lũ chim đã thức giấc và đang hót líu lo. Từ các ngôi nhà bên đường, cửa bắt đầu được mở, con người bắt đầu bận rộn ra vào. Em cũng nhanh chóng thức giấc, đón chào một ngày mới lại đến.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I/ Bài tập về đọc hiểu

Đất nước mến yêu ơi

Người đã cho con luỹ tre để có cây đàn bầu dân tộc

Với cung thăng, cung trầm ngân lên như tiếng khóc ;

Đêm mùa hè trắc ẩn tiếng ai ru,

Cô Tấm ngày xưa còn sống đến bây giờ

Cùng đi qua chiếc cầu tre mới trở thành hoàng hậu

À ơi...à ơi... Lời ru không bao giờ là huyền thoại

Hoàng hậu cũng ru con mình bằng tiến hát ru.

Tôi xin cảm ơn đất nước đã cho tôi dòng máu Lạc Hồng

 Để tôi nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực

Thằng Lí Thông mày làm sao hiểu được

Vì sao công chúa không cười, không nói giữa hoàng cung !

Đất nước của tôi ơi ! Đất nước anh hùng

Có Trường Sơn sau lưng, có Biển Đông trước mặt

Chàng Thạch Sanh dùng tiếng đàn đánh tan quân giặc

Sông nước ngàn xưa còn vọng đến bây giờ.

(Theo Hồ Tĩnh Tâm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Trong bài, cung thăng, cung trầm của tiếng đàn bầu dân tộc được so sánh với âm thanh nào?

a - tiếng trống đồng

b - tiếng khóc

c - tiếng hát ru

2. Những câu chuyện cổ nào được nhắc đến trong bài thơ?

a - Tấm Cám, Thạch Sanh

b - Thạch Sanh, Lí Thông 

c - Tấm Cám, Lí Thông

3. Những địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ?

a - Trường Sơn, Lạc Hồng

b - Trường Sơn, Biển Đông

c - Lạc Hồng, Biển Đông

4. Tác giả cảm ơn đất nước về điều gì?

a - Đã cho mình nghe tiếng đàn bầu với cung thăng, cung trầm ngân lên như tiếng khóc

b - Đã cho mình những câu chuyện cổ, những nhân vật cổ tích và tiếng hát ru con ngủ

c - Đã cho mình dòng máu Lạc Hồng để nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực.

5. Bài thơ bộc lộ tình cảm gì của tác giả với đất nước mến yêu ?

a - Tình yêu tha thiết với cảnh đẹp và dáng hình của quê hương đất nước.

b - Lòng biết ơn và tự hào về đất nước thân yêu với truyền thống tốt đẹp.

c - Niềm tự hào về nền văn hoá và truyền thống đánh giặc của cha ông ta.

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn.

1.

a) Chép vần của những tiếng được in đậm vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:

Đất nước của tôi ơi ! Đất nước anh hùng

Có Trường Sơn sau lưng, có Biển Đông trước mặt.

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Đất

 

 

 

Nước

 

 

 

Anh

 

 

 

Trường

 

 

 

b) Gạch dưới các tiếng: 

(1) Có âm chính là u: vũ, thuý, qua, tàu, cuốn, queo

(2) Có âm chính là o: hoà, thọ, ngoằn, ngoèo.

2. Nối lời giải nghĩa ở cột B với từ ngữ thích hợp ở cột A:

A

B

1. Quốc ca 

a. Cờ tượng trưng cho một nước 

2. Quốc kì 

b. Lễ chính thức lớn nhất của một nước (thường kỉ niệm ngày có sự kiện được coi là trọng đại nhất trong lịch sử) 

3. Quốc huy 

c. Bài hát chính thức của một nước, dùng khi có lễ nghi trọng thể. 

4. Quốc khánh 

d. Huy hiệu tượng trưng cho một nước. 

3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điên vào chỗ trống :

Ở cái đầm rộng đầu làng có một............ (tụi, đám, bọn) người đang kéo lưới. Cái lưới uốn thành một hình vòng cung, ...................... (Đồng bềnh, dập dềnh, gập ghềnh) trên mặt nước. Hai chiếc đò nan ở hai đầu lưới............ (kề, áp, chạm) vào bờ, một bên bốn người đàn ông vừa........................ (thủng thăng, thong thả, từ tốn) kéo lưới, vừa tiến lùi.......... (sát, gần, kề) nhau. Khoảng mặt nước bị .................... (quây vòng, bao vây, bủa vây) khẽ động lên từ lúc nào. Rồi một con cá............... (trắng muốt, trắng xoá, trắng nõn) nhảy ............ (tót, vọt, chồm) lên cao tới hơn một thước và quẫy đuôi vượt ra ngoài vòng lưới, rơi xuống đánh........... (bùng, tõm, tùm).

4. Dựa vào dàn ý phần thân bài đã viết ở tuần trước, hãy viết một đoạn văn tả cảnh theo nội dung đã chọn (cảnh buổi sáng hoặc trưa, chiều trong vườn cây hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).

Gợi ý

- Đoạn văn cần có câu mở đầu giới thiệu nội dung miêu tả của toàn đoạn (nói về một bộ phận của cảnh trong một khoảng thời gian nhất định vào buổi sáng hoặc trưa / chiều), VD : cảnh nương rây vào buổi trưa, hoặc cảnh khu vườn vào lúc bình minh đang lên,...

- Tiếp theo câu mở đầu là những câu văn tả từng hình ảnh, chi tiết cụ thể của cảnh theo thời gian xác định, thể hiện sự quan sát cảnh vật bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi....) ; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hoá để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Trong bài, cung thăng, cung trầm của tiếng đàn bầu dân tộc được so sánh với âm thanh của tiếng khóc.

Chọn đáp án: b

2. Những câu chuyện cổ tích được nhắc đến trong bài thơ đó là: Tấm Cám, Thạch Sanh

Chọn đáp án: a

3. Những địa danh được nhắc đến trong bài thơ đó là: Trường Sơn, Biển Đông

Chọn đáp án: b

4. Tác giả cảm ơn đất nước vì đã cho mình dòng máu Lạc Hồng để nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực.

Chọn đáp án: c

5. Bài thơ bộc lộ lòng biết ơn và tự hào về đất nước thân yêu với truyền thống tốt đẹp.

Chọn đáp án: b

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Đất

 

â

t

Nước

 

ươ

c

Anh

 

anh

 

Trường

 

ươ

ng

 

b) Gạch dưới các tiếng

(1) Có âm chính là u: , thuý, qua, tàu, cuốn, queo

(2) Có âm chính là o: hoà, thọ, ngoằn, ngoèo.

2. 

1-c, 2-a, 3-d, 4-b

3.

Các từ cần điền vào chỗ trống đó là:

Ở cái đầm rộng đầu làng có một đám người đang kéo lưới. Cái lưới uốn thành một hình vòng cung, dập dềnh trên mặt nước. Hai chiếc đò nan ở hai đầu lưới áp vào bờ, một bên bốn người đàn ông vừa thong thả kéo lưới, vừa tiến lùi sát nhau. Khoảng mặt nước bị bao vây khẽ động lên từ lúc nào. Rồi một con cá trắng nõn nhảy vọt lên cao tới hơn một thước và quẫy đuôi vượt ra ngoài vòng lưới, rơi xuống đánh tõm.

4.

            Công viên được bao quanh bởi những cây xanh cao lớn, tán rộng và xanh mướt. Nhìn từ xa thật giống như một đội quân hùng hậu bảo vệ mọi sự vật dù là bé nhỏ nhất trong công viên. Bước vào công viên sẽ bắt gặp lối đi nhỏ hai bên cỏ xanh mượt, vẫn còn đọng những hạt sương đêm còn lưu lại từ đêm qua. Phía bên phải là mặt hồ tĩnh lặng không một gợn sóng. Xung quanh hồ có bố trí những chiếc ghế đá để người dạo chơi công viên có chỗ nghỉ ngơi, ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành. Trên vòm cây đàn chim đang cất tiếng hót líu lo đón chào ngày mới. Những người đi tập thể dục sớm đã xuất hiện tại công viên. Theo tiếng nhạc, họ cùng nhau chân bước nhịp, tay đều tau cùng hăng say luyện tập đón chào ngày mới lên.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. Ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau:

a) Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1247, lúc vừa 13 tuổi.

b) Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: 36 tiến sĩ.

Câu 2. Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình dưới đây:

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

trạng

.......

a

ng

nguyên

.......

.......

.......

Nguyễn

.......

.......

.......

Hiển

.......

.......

.......

khoa

.......

.......

.......

thi

.......

.......

.......

 

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

làng

.......

.......

.......

Mộ

.......

.......

.......

Trạch

.......

.......

.......

huyện

.......

.......

.......

Bình

.......

.......

.......

Giang

.......

.......

.......

Câu 3. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh (Tiếng Việt 5, tập một, trang 4-5) hoặc bài Việt Nam thân yêu (Tiếng Việt 5, tập một, trang 6) những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc:

a) Thư gửi các học sinh

b) Việt Nam thân yêu

Câu 4. Tìm thêm và ghi lại những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc:

Câu 5. Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc.

Câu 6. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây:

a) Quê hương:......................................................

b) Quê mẹ :............................................................

c) Quê cha đất tổ :.................................................

d) Nơi chôn rau cắt rốn :........................................

Câu 7. Ghi lại những hình ảnh em thích trong các bài văn Rừng trưa và Chiểu tối (Tiếng Việt 5, tập một, trang 21 - 22):

Rừng trưa : .....................................

Chiều tối : .......................................

Câu 8. Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).

Đáp án:

Câu 1. Ghi lại phần vần của những tiếng:

a) Trạng: ang, nguyên: uyên, khoa: oa, thi: i.

b) Làng: ang, Mộ ; ộ, Trạch: ạch; Giang: ang.

Câu 2.

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

trạng

 

a

ng

nguyên

u

n

Nguyễn

u

n

Hiển

 

n

khoa

o

a

 

thi

 

i

 

 

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

làng

 

a

ng

Mộ

 

ô

 

Trạch

 

a

ch

huyện

u

n

Bình

 

nh

Giang

 

a

ng

Câu 3.

a) Thư gửi các học sinh:

- Nước nhà, non sông, nước, quê hương

b) Việt Nam thân yêu

- Nước, quốc gia, giang sơn, quê hương

Câu 4. Những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương

Câu 5. Những từ chứa tiếng quốc: ái quốc, quốc gia, quốc ca, quốc khánh, quốc huy, quốc kì, quốc ngữ; quốc phòng, quốc tế, quốc tịch, quốc sử, quốc dân.

Câu 6. Đặt câu

a) Quê hương: Quê hương em ở Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố sầm uất và náo nhiệt.

b) Quê mẹ : - Quê mẹ em ở Quảng Ngãi.

- Quảng Ngãi là quê mẹ em.

c) Quê cha đất tổ: Cho dù đi đâu, về đâu, chúng ta cũng phải nhớ về quê cha đất tổ.

d) Nơi chôn rau cắt rốn: Cha tôi luôn ao ước được một lần về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Câu 7.

Rừng trưa:

- Ánh mặt trời vàng óng.

- Những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.

- Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.

Chiều tối:

- Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật.

- Một vài tiếng dế gáy sớm.

- Có đôi cánh đom đóm chấp chới, lúc lên cao lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ.

Câu 8.

Nhà em ở Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố vô cùng náo nhiệt, thế nhưng con đường nhỏ nơi em sinh sống lại rất yên tĩnh, nhất là mỗi buổi sáng sớm.

Mùa hè, em thường dậy sớm để cùng ông nội đi bộ tập thể dục, vừa đi hai ông cháu vừa trò chuyện. Trên hè phố, vài quán cà phê nhỏ, chỉ mở cửa vào buổi sáng, mọi người vừa đọc báo vừa trò chuyện. Gió sớm mai mát rượi. Hai hàng dầu già nua bên đường thỉnh thoảng rơi xuống vài chiếc lá, chao nghiêng rồi đậu trên hè phố. Hình như lũ chim trên cành vô ỷ làm rơi vài chiếc lá nên rộ lên ríu rít... Ông thường dừng lại trước cổng nhà đợi chú giao báo. Chú vội lắm, chỉ thoáng qua đưa ông tờ báo rồi thoắt một cái đã đi mất. Vài tia nắng sớm lọt qua kẽ lá nhảy nhót trên sân. Hai bên đường, các cửa hàng, cửa hiệu lục đục mở cửa. Mọi người bắt đầu đi làm, nhưng dường như cái âm thanh ồn ào ngoài phố chỉ lọt được một phần rất nhỏ vào đây thì phải...

Em chỉ nghe tiếng của lũ chim, tiếng nói cười vang lên. Tiếng của một ngày mới yên lành...

Em yêu con phố vô cùng…

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

Câu 1. Gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

Câu 2. Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa:

bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh,

hiu hắt, thênh thang

a) bao la, ..............................

b).........................................

c).........................................

Câu 3. Viết một đoạn văn tả cảnh từ 3 đến 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.

Câu 4: Thống kê số học sinh từng tổ trong lớp theo những yêu cầu sau:

Tổ

Số học sinh

Học sinh nữ

Học sinh nam

Học sinh giỏi, tiên tiến

Tổ 1

.........

.........

.........

.........

Tổ 2

.........

.........

.........

.........

Tổ 3

.........

.........

.........

.........

Tổ 4

.........

.........

.........

.........

Tổ ....

.........

.........

.........

.........

Tổ ....

.........

.........

.........

.........

Tổ ....

 

.........

.........

.........

Tổng số học sinh trong lớp

.........

.........

.........

.........

Câu 5: Gạch dưới những từ đồng nghĩa với từ mẹ trong câu sau:

a.    Người ta thường gọi mẹ ơi

Còn tôi thường gọi bu ơi quen rồi

Người ta thường nói mẹ tôi

Còn tôi thích gọi bu tôi cho gần.

(Nguyễn Cao Tiến)

b.    Má già trong túp lều tranh

Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô.

   (Tố Hữu)

Đáp án:

Câu 1.

Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng . Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

Câu 2.

a) bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.

b) lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.

c) vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.

Câu 3.

Cánh rừng rộng mênh mông. Con đường đất đỏ dẫn vào rừng có vẻ như nhỏ lại. Càng vào sâu, khung cảnh càng hiu hắt. Thỉnh thoảng, hai bên đường, bắt gặp vài chòi lá của những người gác rừng. Trên nền chòi: một bếp lửa nhỏ, tro đã nguội, nhìn thật hiu quạnh... Chỉ có tiếng lao xao của đại ngàn, tiếng vi vút của gió như lời linh thiêng của rừng già. Vài tia nắng hiếm hoi lọt qua kẽ lá, rơi xuống giọt sương vương trên ngọn cỏ, ánh lên lấp lánh.

Câu 4:

Tổ

Số học sinh

Học sinh nữ

Học sinh nam

Học sinh giỏi, tiên tiến

Tổ 1

10

6

4

8

Tổ 2

12

5

7

11

Tổ 3

12

5

7

9

Tổ 4

10

4

6

8

Tổng số học sinh trong lớp

44

20

24

36

Câu 5: Gạch dưới những từ đồng nghĩa với từ mẹ trong câu sau:

a.    Người ta thường gọi mẹ ơi

Còn tôi thường gọi bu ơi quen rồi

Người ta thường nói mẹ tôi

Còn tôi thích gọi bu tôi cho gần.

(Nguyễn Cao Tiến)

b.     già trong túp lều tranh

Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô.

   (Tố Hữu)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Sự sẻ chia bình dị

“Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể thay đổi

hoặc tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của người khác”

Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là người phụ nữ với hai đứa con rất nhỏ. Hai đứa khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ tôi cho bà. Bà cảm ơn và bước lên.

Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi thực sự rất bực mình và hối hận vì đã . nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “ Tôi rất ái ngại! Chỉ vì nhường chôc cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền ga, thì công ti điện và ga sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi”.

Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng môt hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua một đêmg giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ vì một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo ra sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

   (Theo Hạt giống tâm hồn)

a) Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?

b) Sau khi nhường chỗ vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy hối hận?

c) Việc gì xãy ra khiến nhân vật “tôi” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”?

d) Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Khoanh tròn vào ý em chọn.

A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác

B. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết giúp đỡ người khác

C. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn

Câu 2: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

(đất nước, tổ quốc, giang sơn )

Câu 3: Gạch dưới từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:

a) Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn,

b) Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí

Câu 4: Điền các từ trong ngoặc vào chỗ trống: (trắng hồng, trắng tinh, trắng phau, trắng muốt)

a. Màu áo học trò …

b. Hoa huệ …

c. Đàn cò …

d. Khuôn mặt …

Câu 5: Đặt câu với các thành ngữ sau:

a) Yêu nước thương nòi:

b) Quê cha đất tổ:

Câu 6: Viết một đoạn văn tả cảnh thiên nhiên mà em yêu thích ở địa phương em.

Đáp án:

Câu 1:

a. Vì trông thấy hai đứa trẻ thì khóc lóc không chịu đứng yên trong hàng còn bà mẹ thì trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như hai đứa trẻ.

b. Bởi vì đến lượt nhân vật tôi có thể mua tem gửi thư thì bưu điện lại đóng cửa.

c. Vì nhờ câu chuyện của người phụ nữ mà anh biết được rằng bằng hành động đơn giản nhường chỗ của mình, anh đã giúp được người phụ nữ và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét.

d. Đáp án A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác.

Câu 2:

a) Dì tôi là một người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nhưng trong trái tim dì luôn chứa đựng tình yêu đối với đất nước Việt Nam.

b) Ôi tổ quốc giang sơn hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.

Câu 3:

a) Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn,

b) Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí

Câu 4:

a. Màu áo học trò trắng tinh

b. Hoa huệ trắng muốt

c. Đàn cò trắng phau

d. Khuôn mặt trắng hồng

Câu 5:

a) Yêu nước thương nòi:

- Mỗi chúng ta cần phải biết giữ gìn truyền thống yêu nước thương nòi.

b) Quê cha đất tổ:

- Bố tôi bảo rằng nơi ấy là quê cha đất tổ nên dù có đi đâu xa cũng phải luôn hướng về.

Câu 6:

Cánh đồng lúa chín quê em vào buổi sáng thật đẹp. Trời còn mời mờ sáng, những màn sương giăng mắc trắng xóa như tấm khăn voan của người thiếu nữ bỏ quên. Ở phía đằng đông mặt trời từ từ nhô lên như một quả cầu lửa, trải những tia nắng ấm áp xuống trần gian. Không khí thật trong lành, dễ chịu. Trên không trung, từng đàn chim chao liệng hót ríu rít. Cánh đồng lúa như một tấm thảm khổng lồ được rát vàng. Những giọt sương đêm còn đọng lại trên cành cây, ngọn cỏ được ánh mặt trời chiếu vào long lanh như những hạt ngọc. Gió thổi mát rượi làm sóng lúa dập dờn. Bà con nông dân đã bắt đầu ra đồng gặt lúa. Những nón trắng nhấp nhô, những tay liềm, tay hái thoăn thoắt, tiếng gọi nhau í ới hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

TẢI XUỐNG

Đánh giá

0

0 đánh giá