Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 có đáp án (5 phiếu)
Câu 1:
Đâu là những nhận xét đúng khi nói về cô bé Xa-xa-cô? Khoanh tròn vào trước những chữ cái mà em lựa chọn:
a) Xa-xa-cô là nạn nhân của chiến tranh
b) Xa-xa-cô là cô bé đáng thương vì ngay từ nhỏ đã bị nhiễm phóng xạ nguyên tử
c) Xa-xa-cô là cô bé hiếu thảo, dù mắc bệnh nhưng vẫn luôn hi sinh cho bố mẹ.
d) Xa-xa-cô là cô bé ngây thơ, thiện lương, có khát vọng sống, em tin vào chuyện gấp được 1000 con sếu treo quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh.
Câu 2:
Ý nghĩa của bài thơ Bài ca về trái đất? Hãy khoanh tròn vào trước những chữ cái mà em cho là đúng?
a) Trái đất là của tất cả trẻ em.
b) Hoa là sự vật thơm nhất, quý nhất, đẹp nhất của trái đất.
c) Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng, đều là của quý trên trái đất.
d) Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
Câu 3:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào dấu sắc được đặt đúng vị trí?
a) Híêu
b) Hiếu
c) Tía
d) Tiá
e) Miếu
f) Míêu
Câu 4:
Gạch dưới các tiếng đánh sai dấu thanh trong các câu sau? Sau đó sửa lại cho đúng:
a. Vịêt Nam là đất nước mang hình chữ S.
b. Tại mìên đất này, miá là loài cây được yêu thích nhất.
Câu 5:
Ý nghĩa của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai?
A. Tường thuật lại cuộc thảm sát ở Mĩ Lai.
B. Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
C. Trả thù quân đội Mĩ.
D. Cả B và C đều đúng
Câu 6:
Ghi lại từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
Thật thà – .......
Cứng cỏi – ........
Giỏi giang – .........
Hiền lành – ...........
Khoẻ - ........
Bí mật – .............
Câu 7:
Đặt các câu theo mỗi yêu cầu sau:
a. Có cặp từ trái nghĩa gồ ghề - bằng phẳng
b. Có cặp từ trái nghĩa tí hon - khổng lồ
c. Có cặp từ trái nghĩa thuận lợi - khó khăn
d. Có cặp từ trái nghĩa nông nổi - sâu sắc
Câu 8:
Tìm trong các câu thơ sau các từ trái nghĩa: ngồi, thấp, lên, xuống, đất
Kìa anh thợ điện lên cao!
Chào anh, gió hát rì rào đại dương.
Líu lo chím hót yêu thương
Từng đôi sà xuống, lượn vòng quanh anh
Trời xanh xanh, đất xanh xanh
Bóng anh đứng giữa mênh mông đất trời.
(Lên cao - Võ Văn Trực)
Câu 9:
Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa có nội dung sau:
a. Coi trọng danh dự của con người.
b. Mong muốn vượt hết mọi khó khăn gian khổ trong khi đi làm.
c. Chỉ công việc của người nông dân vất vả trên đồng ruộng.
d. Chỉ một người không quan tâm đến gia đình, chỉ lo cho người khác.
Câu 10:
Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi nhà của em
Câu 11:
Viết một đoạn văn tả một phần bất kì của ngôi nhà.
Đáp án:
Câu 1:
Những nhận xét đúng khi nói về cô bé Xa-xa-cô đó là:
a) Xa-xa-cô là nạn nhân của chiến tranh
b) Xa-xa-cô là cô bé đáng thương vì ngay từ nhỏ đã bị nhiễm phóng xạ nguyên tử
d) Xa-xa-cô là cô bé ngây thơ, thiện lương, có khát vọng sống, em tin vào chuyện gấp được 1000 con sếu treo quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh.
Nhận xét thứ ba không được chọn vì đó không phải là chi tiết xuất hiện trong truyện.
Câu 2:
Ý nghĩa của bài Bài ca về trái đất là:
a) Trái đất là của tất cả trẻ em.
c) Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng, đều là của quý trên trái đất.
d) Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
Câu 3:
Những trường hợp dấu sắc được đặt đúng vị trí là:
- Hiếu
- Tía
- Miếu
Câu 4:
a. Tiếng có dấu thanh bị đánh sai là Vịêt
sửa lại: Việt
b. Tiếng có dấu thanh bị đánh sai là mìên, miá
sửa lại: miền, mía
Câu 5:
Ý nghĩa của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai là Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
Đáp án đúng: B.
Câu 6:
Thật thà – gian dối
Cứng cỏi – mềm yếu
Giỏi giang – kém cỏi
Hiền lành – ghê gớm
Khoẻ - yếu
Bí mật – công khai
Câu 7:
a. Con đường vốn rất gồ ghềnay đã được làm lại bằng phẳng.
b. Chú bé tí honnhư lạc vào một khu vườn khổng lồ.
c. Chúng tôi đã gặp nhiều thuận lợinhưng cũng không ít khó khăn.
d. Anh ấy thì nông nổichứ chị ấy rất sâu sắc.
Câu 8:
Từ trái nghĩa cần tìm là từ được gạch chân in đậm:
Kìa anh thợ điện lêncao!
Chào anh, gió hát rì rào đại dương.
Líu lo chím hót yêu thương
Từng đôi sà xuống, lượn vòng quanh anh
Trời xanh xanh, đất xanh xanh
Bóng anh đứng giữa mênh mông đất trời.
lên - xuống, cao - thấp, xuống - lên, trời - đất, đứng - ngồi
Câu 9:
a. Chết trong còn hơn sống đục.
b. Chân cứng đá mềm.
c. Dãi nắng dầm mưa.
d. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
Câu 10:
Dàn bài tả ngôi nhà của em tham khảo:
MB
- Giới thiệu chung về ngôi nhà của em
- Ngôi nhà có đặc điểm gì dễ nhận biết
TB
- Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà
+Hình dáng của ngôi nhà ra sao? Bên ngoài được sơn màu gì?
+Nhà lớn hay bé? Cũ hay mới?
- Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà (theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới)
+Cổng nhà được làm bằng gì? Hình dáng ra sao? Màu sắc như thế nào? Có gì đặc biệt không?
+Mái nhà ra sao? Cửa vào nhà như thế nào? Các cửa sổ ra sao?...
+Không gian phía trong ngồi nhà
Trong nhà gồm bao nhiêu phòng? Đó là những phòng nào? Trong từng phòng được bố trí ra sao?
Mọi người trong gia đình sinh hoạt trong ngồi nhà như thế nào
KB
Tình cảm của em đối với ngôi nhà
Câu 11:
Đoạn văn tham khảo:
Ngôi nhà thân yêu của em gồm có 6 phòng nhỏ: Phòng của bố mẹ em, phòng của em, phòng của em trai, phòng khách, phòng ăn và phòng vệ sinh. Diện tích của mỗi phòng không lớn điều ấy khiến em luôn có cảm giác ấm cúng mỗi khi về nhà. Phòng bố mẹ, phòng của em và phòng của em trai được thiết kế tương đối giống nhau. Mỗi căn phòng đều có một cửa sổ nhỏ, một cửa ra vào, một chiếc giường nhỏ nhắn và một cái bàn để học tập, làm việc. Phòng của em được sơn màu xanh lam mát mắt. Trong phòng có một góc nhỏ được em và bố mẹ trang trí rất nhiều những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu, đây chính là chỗ vui chơi nho nhỏ của em. Cách đó không xa là góc học tập, chiếc bàn nhỏ xinh xắn cùng giá sách ở phía trên. Ở góc học tập em có dính vài câu nói về việc học tập để tự động viên, cổ vũ bản thâm mình cố gắng nhiều hơn nữa. Chiếc giường bé xinh ở phía kia, có chú gấu bông để em ôm vào mỗi tối.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: phút
I/ Bài tập về đọc hiểu
Bâng khuâng vào thu
Chớm thu, lúa trổ đòng thơm ngát cánh đồng. Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc non căng tràn hương sữa. Ven bờ cỏ xăm xắp nước, đám cá thia lia đang nhảy loi choi. Nắng sớm. Gió nhẹ. Hương đồng ruộng quyện vào không gian trong ngần của buổi sớm mai...
Chớm thu, con đường đất chạy quanh co khắp ngõ xóm như tươi tắn hơn trong bộ áo màu nâu đỏ vừa được khoác lên sau những ngày công lao động của dân làng. Thấp thoáng đầu ngõ những gánh rau xanh non rập rờn theo bước chân của các mẹ, các chị gấp gáp đến kịp phiên chợ sớm.
Chớm thu, con mương đón nước từ đập thượng nguồn về tưới mát cho những vườn cây đang mùa chín rộ. Con mương uốn lượn hiền hoà in dấu bao kỉ niêm ấu thơ đẹp như trong cổ tích, ghim sâu vào dòng kí ức của lũ trẻ chúng tôi. Dường như trong dòng nước mát lành kia có chứa cả những giọt nước mắt đầy tủi hờn của tôi ngày nào bị mẹ mắng vì có tội, giữa trưa nắng chang chang, đầu trần, chân đất chạy khắp xóm, rồi vẫy vùng hả hê trong dòng mương cùng đám bạn...
Chớm thu. khóm hoa trước thềm nhà chúm chím sắc hồng tươi trong nắng tháng tám hanh vàng. Chợt nhớ nôn nao lũ bạn nghịch ngợm, nhớ nôn nao tiếng bài giảng trầm ấm của cô giáo và nhớ nôn nao lớp học với bồn hoa cũng rực sắc hồng đang vẫy chào các bạn học trò vui tới lớp...
Thu đến rồi ! Ôi mùa thu yêu dấu !...
(Theo Nguyên Thị Duyên)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Nội dung chính của bài văn trên là:
a - Tả cảnh đồng quê mùa thu
b - Kể về kỉ niệm những ngày thu khai trường
c - Cảm xúc của tác giả trước cảnh làng quê khi mùa thu đến
2. Dòng nào nêu đúng những cảnh vật được tác giả miêu tả qua từng đoạn văn trong bài ?
a - Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, con mương in dấu tuổi thơ, khóm hoa trước thêm nhà, lũ bạn cùng cô giáo.
b - Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, cái đập thượng nguồn, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo.
c - Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, giọt nước mắt nhớ thương, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo.
3. Tác giả đã quan sát các sự vật bằng những giác quan nào để miêu tả?
a - Thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác
b - Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác
c - Thính giác, khứu giác, xúc giác, thị giác
4. Điệp từ “chớm thu” được nhắc nhiều lần trong bài nhằm nhấn mạnh điều ơì ?
a - Mùa thu đến sớm hơn lệ thường hằng năm.
b - Mùa thu có nhiều vẻ đẹp và gợi nhiều cảm xúc.
c - Mùa thu làm cho cảnh vật trở nên đẹp đế hẳn lên.
II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. a) Chép vần của các tiếng in đậm ở hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Tiếng |
Vần |
||
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
|
Việt |
|
|
|
miền |
|
|
|
mùa |
|
|
|
riêng |
|
|
|
b) Tìm những chữ ghi thiếu dấu thanh trong dãy từ sau và viết lại cho đúng
via than, kiến thiêt, tiên bộ, cốc nước mia
.....................................................................................
2. Gạch dưới các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau :
a) Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh)
b) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.
(Tố Hữu)
c) Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hoá nhiều.
(Nguyễn Duy)
3.
a) Viết 3 từ trái nghĩa với từ nhạt
................................................................
b) Đặt 1 câu có từ nhạt và 1 câu có từ trái nghĩa với nhạt:
4. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường của em..
Gợi ý
a) Mở bài (Giới thiệu) : Trường em năm ở vị trí nào ? Đặc điểm gì nổi bật giúp mọi người dễ nhận ra ngôi trường đó ?... (Hoặc : Lí do em muốn tả cảnh ngôi trường đang học)
b) Thân bài
- Cảnh bên ngoài của trường : Lối đi vào có gì nổi bật ? Cổng trường thế nào? Biển trường ra sao ? Hoạt động trước cửa trường vào thời điểm miêu tả có điểm gì đáng nói ?...
- Cảnh bên trong khu trường:
+ Sân trường rộng hay hẹp? Cây cối thế nào? Trên sân trường có những cảnh gì nổi bật (về âm thanh, màu sắc,...) ?
+ Khu vực lớp học (trước mặt em, bên phải, bên trái) được bố trí ra sao?
Các phòng học có những điểm gì em chú ý (cửa ra vào, cửa sổ, hành lang, mái hiên,...) ?
+ Các ku vực khác ở trường em (văn phòng, nhà hiệu bộ, thư viện, phòng thiết bị dạy học, vườn trường, bồn hoa cây cảnh,...) có gì nổi bật?
c) Kết bài: Cảnh trường (vào lúc miêu tả) gợi cho em những cảm nghĩ gì? (Hoặc: Em có suy nghĩ gì về ngôi trường thân yêu của mình? ...)
5. Dựa vào dàn ý (phần thân bài) đã lập ở trên, hãy viết một đoạn văn tả ngôi trường của em.
Gợi ý
- Có thể chọn viết đoạn văn tả sân trường hoặc dãy lớp học / khu vực văn phòng...
- Nên có mở đầu đoạn văn nêu ý chung, tiếp theo là các câu miêu tả cụ thể cảnh vật. Chú ý lựa chọn những từ nghữ, hình ảnh gợi tả, chi tiết tiêu biểu, sinh động (thể hiện sự quan sát tinh tế, bằng nhiều giác quan).
Đáp án:
I/ Bài tập về đọc hiểu
1. Nội dung chính của bài văn trên là cảm xúc của tác giả trước canh làng quê khi mùa thu đến.
Chọn đáp án: c
2. Dòng nêu đúng những cảnh vật được tác giả miêu tả qua từng đoạn văn trong bài là: Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, con mương in dấu tuổi thơ, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo.
Chọn đáp án: a
3. Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan:
- Khứu giác - lúa trổ đòng đòng thơm ngát
- Thị giác - con đường ... bộ áo màu nâu đỏ; gánh rau xanh non;....
- Thính giác - Vị giác: Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc non căng tràn hương sữa
Chọn đáp án: b
4. Điệp từ “chớm thu” được nhắc nhiều lần trong bài nhằm nhấn mạnh mùa thu có nhiều vẻ đẹp và gợi nhiều cảm xúc.
Chọn đáp án: b
II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1.
a)
Tiếng |
Vần |
||
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
|
Việt |
|
iê |
t |
miền |
|
iê |
n |
mùa |
|
ua |
|
riêng |
|
iê |
ng |
b)
Những chữ ghi thiếu dấu thanh là:
via than, kiến thiêt, tiên bộ, cốc nước mia
Sửa lại: vỉa, thiết, tiến, mía
2.
Những cặp từ trái nghĩa trong câu là:
a) sáng - tối, ra - vào
b) ngọt bùi - đắng cay
c) ít - nhiều
3.
a) Ba từ trái nghĩa với từ nhạt đó là: đậm, mặn, ngọt
b) Đặt câu:
- Món canh ngày hơi nhạt.
- Cá kho hơi mặn.
4. Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường
MB: Giới thiệu bao quát:
- Trường nằm trên một khoảng đất rộng.
- Đứng từ xa xa đã thấy ngôi trường nổi bật với mái đỏ, tường rào và những hàng cây bao quanh.
TB: Tả từng phần của ngôi trường
- Sân trường:
+Sân si măng rộng.
+Giữa sân là cột cờ
+Trên sân có một số cây bàng, phượng, bằng lăng cành lá vươn rộng tỏa bóng mát.
+Hàng ghế đá bên sân trường dưới những tán cây là nơi được các bạn học sinh vô cùng yêu thích.
+Hoạt động: Sân trường là nơi các bạn học sinh tập trung lại vào những tiết chào cờ hay những ngày kỉ niệm. Ồn ào, náo nhiệt vào mỗi giờ ra chơi và yên ắng lại khi các bạn học sinh trở lại lớp học.
- Lớp học:
+Ba tòa nhà hai tầng xếp thành hình chữ U.
+Tòa nhà mái đỏ, sơn vàng
+Các lớp học rộng rãi, thoáng mát. Có quạt trần, đèn điện, giá sách, giá trưng bày các tác phẩm. Tường lớp trang trí tranh, ảnh màu do học sinh tự vẽ. Có một góc thi đua lưu lại thành tích trong tuần của các bạn học sinh.
+Hoạt động: Trong giờ học , các học sinh chăm chú lắng nghe thầy cô giáo giảng bài.
- Phòng truyền thống ở tòa nhà chính: Lưu lại tranh ảnh, đồ lưu niệm của nhà trường
- Vườn trường
+Cây trong vườn
+Hoạt động chăm sóc cây của học sinh ở vườn trường
KB:
- Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn nhà sự quan tâm của các thầy cô và chính quyền địa phương.
- Em rất yêu quý và tự hào về trường em
5. Viết một đoạn văn tả ngôi trường của em
Tham khảo những đoạn văn sau:
a) Đoạn văn tả bao quát
Đi từ xa tới đã nhìn thấy cổng trường được xây dựng vuông vắn, vững chãi với mái đỏ sơn cột màu vàng. Chiếc biển xanh ghi dòng chữ “Trường chuẩn quốc gia Trường Tiểu học Tân Quang” khiến em mỗi lần bước vào trước nhìn thấy đều rất đỗi tự hào. Cổng trường gồm có một cổng chính ở chính giữa và hai cổng phụ ở hai bên cạnh. Thuận lợi cho việc đóng mở và đi lại.
b) Đoạn văn tả cảnh trong sân trường
Bước qua cánh cổng là thực sự bước vào một thế giới của riêng các thầy cô giáo và các cô cậu học trò nhỏ. Sân trường rộng rãi được trải si măng, ở chính giữa chính là cột cờ, cờ được đặt nghiêm trang, ngay ngắn trên bục si măng cao ráo. Lá cờ đỏ tung bay phấp phới trong những ngày có gió và nắng mới luôn là hình ảnh thiêng liêng và rất đỗi tự hào mà mỗi học sinh như chúng em đều khắc ghi trong lòng. Tại sân trường em trồng rất nhiều cây xanh. Nào phượng vĩ, nào bàng,… chúng có những tán dài vươn rộng ra che rợp một khoảng sân và tạo bóng mát cho chúng em. Trên sân trường đôi chỗ còn sắp xếp một vài ghế đá. Đây là nơi mà chúng em vô cùng yêu thích vào những giờ ra chơi. Chúng em có thể ngồi ở ghế đá, dưới những bóng cây xanh để ôn lại bài tập, vui vẻ kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị hay chỉ đơn giản là lặng yên ngắm trời ngắm đất. Sân trường luôn giữ một vẻ tĩnh mịch, yên ắng. Nơi đây chỉ trở nên nhộn nhịp là vào những tiết chào cờ đầu tuần hoặc là giờ ra chơi. Khi các bạn học sinh hát quốc ca, ngồi lắng nghe các thầy cô trò chuyện trong tiết chào cờ, hoặc nô đùa bên nhau trong mỗi giờ ra chơi.
c) Đoạn văn tả các khu nhà trong trường
Hết giờ ra chơi, các bạn học sinh kéo vào lớp. Trả lại cho sân trường sự yên ắng như nó vốn có. Tiếng chim lại hót ríu rít trong những vòm lá, cành cây. Nắng lại nhuộm vàng sân trường. Từng ngọn gió khẽ đu đưa mang theo sự tươi mát, dễ chịu. Thỉnh thoảng nắng và gió lại tinh nghịch ghé vào cửa lớp xem các bạn học sinh học bài. Khu nhà trường bao gồm ba khu nhà được thiết kế quay vào với nhau như hình chữ U. Ba tòa nhà hai tầng với mái đỏ và nước sơn màu vàng như màu nắng mới thật sự vô cùng nổi bật lên trong khuôn viên trường. Nhà hiệu bộ bao gồm phòng của cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, phòng văn thư, phòng kế toán, phòng hội đồng, phòng sinh hoạt đội, phòng truyền thống, phòng sinh hoạt của tổ xã hội, phòng sinh hoạt của tổ tự nhiên,… trên mỗi phòng đều có một chiếc biển nhỏ ghi tên phòng để mỗi người đều không nhầm lẫn mỗi khi bước vào. Hai khu nhà còn lại chính là nơi học tập của chúng em. Dãy hành lang thẳng tắp và được nối liền. Các lớp học được sắp xếp và bố trí giống như nhau. Phòng nào cũng đầy đủ các dụng cụ học tập như bảng đen, quạt trần, đèn điện, bàn ghế,… phía cuối mỗi phòng còn có giá sách nhỏ có đựng các sách tham khảo phục vụ cho việc học tập của chúng em. Ngoài ra còn có góc trang trí tranh ảnh, sản phẩm,… đó là những đồ vật do chúng em tự tay làm, hoặc hình ảnh chụp chung của lớp trong mỗi lần đi chơi hoặc tham gia các hoạt động. Chỉ cần bước tới giá ghi dấu kỉ niệm này là chúng em lại cảm thấy vô cùng thân thương, gần gũi và bồi hồi. Nơi em thích nhất trong gian phòng học chính là góc thi đua, nơi này chúng em được tự mình ghi chép lên đó ước mơ, mục tiêu học tập phấn đấu của chúng em. Ngay cả những thành tích mà mỗi bạn đạt được đều được lưu lại ở nơi này. Mỗi lần nhìn ngắm chúng, chúng em lại có thêm động lực để thi đua, cố gắng thật nhiều hơn nữa trong học tập.
d) Đoạn văn tả vườn trường
Sau khu nhà còn có một khu vườn trường nhỏ. Ở đây trồng rất nhiều các loài cây phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu thiên nhiên của chúng em. Mỗi giờ ra chơi chúng em thường lại đây chăm sóc cho những cây cỏ trong vườn, mong muốn được giữ mãi cho nơi đây một màu xanh thân thương và gần gũi ấy.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: phút
Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi:
Hoa trạng nguyên
Hoa trạng nguyên – cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng rồi võng lọng cùng dòng người háo hức đón người thành danh. Những bông hoa có cánh hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
Ai đặt tên cho loài hoa ấy, chắc muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò. hoa trạng nguyên cháy lên từ ngày ôn thi bận mải, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin. Thế rồi mùa thi đi qua. Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới. Song dù sao cũng không tránh khỏi có một số ít bạn phải quay về tiếp tục công việc dùi mài kinh sử. Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữ vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.
Đừng bao giờ để tắt ngọn lửa đó trong tim. Em nhé!
(Theo K.D- NXB Trẻ)
a) Những chi tiết nào cho biết hình ảnh hoa trạng nguyên có hình dáng và màu sắc gợi lên một niềm vui?
b) Vì sao tác giả nói hoa trạng nguyên gắn bó với tuổi học trò?
c) Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài đọc, vì sao?
d) Hình ảnh hoa trạng nguyên gợi cho em cảm xúc suy nghĩ gì ? Khoanh tròn vào ý em chọn.
A. Hoa trạng nguyên gợi cảm xúc về mùa thi và ngọn lửa niềm tin rực cháy trong tim.
B. Hoa trạng nguyên gợi những kỉ niệm của tuổi học trò về mùa thi.
C. Hoa trạng nguyên là hoa của học trò.
Câu 2: Gạch dưới cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần
- Ra ngóng, vào trông
- Lên thác, xuống ghềnh
- Đi ngược, về xuôi
Câu 3: Dưới cặp từ trái nghĩa trong thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Trước lạ sau quen
b. Yêu nên tốt, ghét nên xấu
c. Của ít lòng nhiều
d. Vào sinh ra tử
Câu 4: Sau bao ngày nắng gắt, cây cối khô héo xác xơ. Vạn vật đều lả đi vì nóng nực. Thế rồi cơn mưa cũng đến. Vạn vật như được thêm sức sống. Em hãy viết một đoạn văn tả lại cơn mưa tốt lành đó (dựa vào phần thân bài trong dàn bài đã làm tuần trước)
Đáp án:
Câu 1:
a. Những bông hoa có cánh hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
b. Do hoa cháy lên từ những ngày ôn thi bận mải, thắp lên trong lòng người đi thi một niềm tin. Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng học trò thức suốt mùa thi ấy.
c.
- Những bông hoa có cánh hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
Vì hình ảnh này khiến cho mỗi chúng ta cảm thấy hoa trạng nguyên không chỉ gần gũi mà còn thấy được nó như mang niềm vui khiến cho mỗi chúng ta khi ở gần bên nó như cũng được vui lây theo niềm vui của loài hoa ấy.
d. Đáp án : Chọn đáp án A.
Câu 2:
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
- Ra ngóng, vào trông
- Lên thác, xuống ghềnh
- Đingược, vềxuôi
Câu 3:
a. Trước lạ sau quen
b. Yêu nên tốt, ghét nên xấu
c. Của ít lòng nhiều
d. Vào sinh ra tử
Câu 4:
Bỗng chốc từ đâu mây đen kéo đến ùn ùn, nhanh chóng lan kín cả bầu trời. Gió thổi ù ù như xay lúa làm mấy rặng mía trong vườn xô vào nhau kêu xào xạc. Ngoài đường bụi mù mịt, lá khô bay tứ tung. Sấm rền vang, chớp rạch ngang trời ghé xuống sân khanh khách cười. Tiếng mưa như xa như gần, cơn mưa bắt đầu đổ xuống. Mưa rơi lộp độp trên mái hiên. Mùi ngai ngái của đất lâu ngày không có mưa bốc lên. Rồi mưa bắt đầu nặng hạt rào rào thành từng cơn. Mưa thành những bong bóng to đùng rồi vỡ tan tành trên những khoảng sân trước nhà. Nước chảy xối xả làm cống rãnh không kịp thoát ứ đầy nước. Cây cối dưới làn nước mưa như được tắm rửa mát mẻ, gột sạch hết bụi bặm của những ngày trước. Đàn gà con không kịp trú mưa nép dưới cánh mẹ ướt lút thút. Một tiếng sau, mưa ngớt rồi tạnh hẳn. Cây lá được bữa hả hê. Ở phía chân trời xuất hiện cầu vồng rực rỡ. Sau cơn mưa mọi người lại tiếp tục trở về với nhịp sống hối hả, tất bật thường ngày.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: phút
Câu 1. a) Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần:
Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng
Tiếng |
Vần |
||
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
|
nghĩa |
|||
chiến |
b) Nêu nhận xét: Các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo?
Giống nhau:
Khác nhau:
- Có hay không có âm cuối?
- Dấu thanh đặt ở chữ cái nào?
Câu 2. Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên:
Câu 3: Điền cặp từ trái nghĩa trong ngoặc đơn vào chỗ trống thích hợp để hoàn thành câu thành ngữ, tục ngữ:
(trước - sau; đứng - ngồi; thấp - cao; cứng - mềm; sớm - khuya; nắng - mưa.)
- Đi … về ….
- Đất … trời …
- Sáng … chiều …
- Chân … đá …
- Kẻ … người …
- Nói … quên …
Câu 4:
Ghi lại từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
- thật thà > < ...
- Cứng cỏi > < …
- Giỏi giang > < …
- Hiền lành > < …
- Khỏe > < …
- Bí mật > < …
Câu 5: Tìm 2 từ trái nghĩa với từ Chăm chỉ và đặt câu với một từ vừa tìm được
Đáp án:
Câu 1.
Tiếng |
Vần |
||
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
|
nghĩa |
ia |
||
chiến |
iê |
n |
b) Nêu nhận xét: các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo?
Giống nhau: Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái.
Khác nhau: - Có hay không có âm cuối? Tiếng "chiến" có âm cuối, tiếng "nghĩa" không có âm cuối.
- Dấu thanh đặt ở chữ cái nào? - Tiếng "chiến" dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi), tiếng "nghĩa" dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.
Câu 2.
- Đối với tiếng có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi).
- Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính (nguyên âm đôi).
Câu 3:
- Đi sớm về khuya
- Đất thấp trời cao
- Sáng nắng chiều mưa
- Chân cứng đá mềm
- Kẻ đứng người ngồi
- Nói trước quên sau
Câu 4:
- thật thà > < gian dối
- Cứng cỏi > < mềm yếu
- Giỏi giang > < kém cỏi
- Hiền lành > < ghê gớm
- Khỏe > < yếu
- Bí mật > < công khai
Câu 5:
- Hai từ trái nghĩa với từ chăm chỉ đó là: lười biếng, lười nhác.
Đặt câu:
- Vì lười biếng không chịu học bài nên kì này nó bị nhiều điểm kém.
- Hắn nổi tiếng là lười nhác nhất vùng nên chẳng ai muốn giúp đỡ.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: phút
Câu 1. Gạch dưới từng cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a) Gạn đục khơi trong.
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c) Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Câu 2. Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Hẹp nhà ............... bụng.
b) Xấu người .................. nết.
c) Trên kính ................ nhường.
Câu 3. Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a) Hoà bình: .......................................
b) Thương yêu: ...................................
c) Đoàn kết: .......................................
d) Giữ gìn: .........................................
Câu 4. Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3:
Câu 5. Từ những điều đã quan sát được về trường em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường.
Câu 6. Chọn viết một đoạn theo dàn ý trên:
Đáp án:
Câu 1.
a) Gạn đục khơi trong.
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c) Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Câu 2.
a) Hẹp nhà rộng bụng.
b) Xấu người đẹp nết.
c) Trên kính dưới nhường.
Câu 3.
a) Hòa bình: Chiến tranh, xung đột
b) Thương yêu: Căm ghét, ghét bỏ, thù hận, đối địch
c) Đoàn kết: Chia rẽ, xung khắc
d) Giữ gìn: Phá hoại, tàn phá, phá hủy
Câu 4.
a) Nhân loại luôn yêu hòa bình, sợ hãi chiến tranh.
b) Mẹ em thường dạy: “Anh em phải thương yêu, không được ghét bỏ nhau”.
c) Đội bóng mạnh cần có các cầu thủ không có tư tưởng chia rẽ, luôn phải đoàn kết với nhau.
d) Người dân ở Hội An luôn giữ gìn từng ngôi nhà xưa để không phá hủy cảnh quan của phố cổ.
Câu 5.
1. Mở bài: Giới thiệu về trường em
2. Thân bài:
- Tả bao quát ngôi trường
+ Hình dạng
+ Màu ngói, màu tường
- Sân trường:
+ Cột cờ, cây cối, ghế đá.
- Hoạt động vào giờ chào cờ
- Hoạt động vào giờ ra chơi
- Hoạt động vào giờ học
- Lớp học:
+ Số phòng học
+ Trang thiết bị bên trong (bàn, ghế, quạt, ảnh Bác Hồ...)
- Vườn trường:
+ Cây trong vườn, chăm sóc cây trong vườn.
3. Kết bài:
- Em rất tự hào về trường em.
- Em mong muốn trường ngày càng đẹp hơn.
- Mời các bạn ghé thăm trường em.
Câu 6. Viết một đoạn văn theo dàn ý trên:
Mỗi buổi sáng, vào lúc sáu giờ, sau khi đã vệ sinh cá nhân và ăn sáng xong, em hớn hở tới trường - Ngôi trường thân yêu của em mang tên: Trường Tiểu học Kim Đồng.
Nhìn từ xa, trường em thật nổi bật, ba dãy nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, mặt trước quay ra sân. Màu ngói đỏ tươi, màu tường vàng, xen kẽ là các ô cửa kính màu nâu sậm, tất cả đều toát lên vẻ thân thương, gần gũi.
Qua chiếc cổng sắt bên trên có dòng chữ: Trường Tiểu học Kim Đồng là vào đến sân trường được tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám hiệu, cột cờ oai vệ vươn cao, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng phần phật trước gió. Hai hàng phượng trồng xen lẫn với bàng tỏa bóng mát rượi. Gốc cây được quét vôi trắng xóa và có một hàng rào nhỏ bao quanh, dưới mỗi gốc cây đặt một ghế đá. Nơi đây, mỗi sáng thứ hai, chúng em nghiêm trang chào cờ Tổ quốc, cũng là nơi chúng em chơi đùa, tập thể dục.
Ba dãy nhà lớn, nhìn thật khang trang. Các phòng học đều được trang trí như nhau: trước cửa lớp ghi rõ số phòng, tên lớp học. Trong phòng, phía trên tấm bảng đen nổi bật dòng chữ. "Học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt”. Phía góc lớp, trên tường treo tấm bảng ghi rõ năm điều Bác Hồ dạy. Phía trên, giữa bức tường chính là tấm ảnh Bác Hồ đang mỉm cười, nhìn cả lớp đầy trìu mến.
Sau dãy lớp học là khu vườn của nhà trường, có rất nhiều loại cây xanh tốt, do chúng em trồng và chăm sóc. Lối đi trải sỏi trắng, dọc hai bên là những bồn hoa đủ màu sắc xinh tươi.
Vào giờ học, sân trường vắng lặng, ba tòa nhà đứng nghiêm trang, cột cờ, hai hàng cây cũng lặng im nghe tiếng giảng bài.... Vậy mà khi giờ ra chơi đến, sân trường trở nên ồn ào. Trên các ghế đá, vài bạn gái sẽ ngồi nói chuyện với nhau, vài nhóm bạn khác chơi nhảy dây, ô ăn quan. Các bạn nam thì chơi đuổi bắt, đá cầu...
Em rất yêu quý và tự hào về trường em. Em mong muốn trường mình luôn đẹp, khang trang hơn. Khi có dịp, em đều kể cho các bạn nghe về trường của mình và mong muốn các bạn ghé thăm trường em. Em tin rằng khi đến, các bạn cũng sẽ yêu mến ngôi trường như em vậy.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.