Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 có đáp án (5 phiếu)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 có đáp án (5 phiếu)

Câu 1:

Ý nghĩa của truyện Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai?

A. Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

C. Bày tỏ sự căm ghét với chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Hy vọng chế độ phân biệt chủng tộc không còn tái diễn ở bất kì nơi nào một lần nữa.

Câu 2:

Ý nghĩa của câu chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát-xít                                   

A. Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát-xít Đức.

B. Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh dạy cho tên sĩ quan phát-xít một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.

C. Bày tỏ thái độ căm ghét của tác giả trước sự xâm lược của Đức với Pháp.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 3:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thanh hỏi được đặt đúng vị trí

a) Bưởi

b) Thửa

c) Thưả

d) Nửa

e) Nưả

f) Sửơi

g) Sưởi

Câu 4:

Gạch dưới những tiếng có dấu thanh đánh sai trong những câu sau

Tiếng vó ngưạ lại một lần nưã khiến anh ấy tỉnh giấc trong đêm.

Câu 5:

Chọn những từ trong ngoặc thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau

a. Trong hoạt động lần này, chúng tôi đã…………với nhau một cách hài hòa.

b. Nhiều người cho rằng nghề giáo viên chỉ…………với con gái.

c. Trong cuộc họp nhóm, nhóm trưởng có trách nhiệm …………ý kiến của các thành viên lại rồi trả lời trong một cuộc họp khác.

d. Cô giáo cho cả lớp……….thành bốn hàng dọc

(từ gợi ý: tập hợp, phối hợp, phù hợp, tổng hợp)

Câu 6:

Trong các câu sau, câu nào có chứa tiếng hữu có nghĩa là “bạn bè”

a) Bác ấy và bố em là những chiến hữu đã từng vào sinh ra tử với nhau.

b) Buổi lễ mừng thọ của ông em có đủ mặt họ hàng, thân hữu.

c) Phong cảnh nơi đây thật hữu tình.

d) Loại thuốc này thật hữu hiệu.

e) Cần luôn quan tâm, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.

Câu 7:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận xét sau:

Chọn từ vào chỗ trống để hoàn thành câu sau

            Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng…….., tạo ra những câu nói có nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. 

Câu 8:

Tìm cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho phù hợp:

a. Thời gian .... quá nên anh không kịp ........ quần áo.

b. Một nghề cho ..... còn hơn ....... nghề.

c. Cậu ta đánh vãi ........ tung tóe trên mặt ........

d. Tôi rất thích món ........ kho với cá ............

Câu 9:

Trong các câu sau câu nào có sử dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ

a) Mẹ em đậu xe lại, mua cho em một túi nước đậu.

b) Bà  già đi chợ Cầu Đông,

Hỏi xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn?

c) Bác tôi đang bác trứng.

d) Con bò mẹ đang cho con bò con bú.

e) Giá của chiếc áo này rẻ hơn giá của chiếc áo kia rất nhiều.

f) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Câu 10:

Viết đoạn văn miêu tả cảnh biển

Đáp án:

Câu 1:

Ý nghĩa của truyện Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai?

A. Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

C. Bày tỏ sự căm ghét với chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Hy vọng chế độ phân biệt chủng tộc không còn tái diễn ở bất kì nơi nào một lần nữa.

Câu 2:

Ý nghĩa của câu chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát-xít                                   

A. Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát-xít Đức.

B. Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh dạy cho tên sĩ quan phát-xít một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.

C. Bày tỏ thái độ căm ghét của tác giả trước sự xâm lược của Đức với Pháp.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 3:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thanh hỏi được đặt đúng vị trí

a) Bưởi

b) Thửa

c) Thưả

d) Nửa

e) Nưả

f) Sửơi

g) Sưởi

Câu 4:

Gạch dưới những tiếng có dấu thanh đánh sai trong những câu sau

Tiếng vó ngưạ lại một lần nưã khiến anh ấy tỉnh giấc trong đêm.

Câu 5:

Chọn những từ trong ngoặc thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau

a. Trong hoạt động lần này, chúng tôi đã…………với nhau một cách hài hòa.

b. Nhiều người cho rằng nghề giáo viên chỉ…………với con gái.

c. Trong cuộc họp nhóm, nhóm trưởng có trách nhiệm …………ý kiến của các thành viên lại rồi trả lời trong một cuộc họp khác.

d. Cô giáo cho cả lớp……….thành bốn hàng dọc

(từ gợi ý: tập hợp, phối hợp, phù hợp, tổng hợp)

Câu 6:

Trong các câu sau, câu nào có chứa tiếng hữu có nghĩa là “bạn bè”

a) Bác ấy và bố em là những chiến hữu đã từng vào sinh ra tử với nhau.

b) Buổi lễ mừng thọ của ông em có đủ mặt họ hàng, thân hữu.

c) Phong cảnh nơi đây thật hữu tình.

d) Loại thuốc này thật hữu hiệu.

e) Cần luôn quan tâm, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.

Câu 7:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận xét sau:

Chọn từ vào chỗ trống để hoàn thành câu sau

            Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng…….., tạo ra những câu nói có nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.

Câu 8:

Tìm cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho phù hợp:

a. Thời gian .... quá nên anh không kịp ........ quần áo.

b. Một nghề cho ..... còn hơn ....... nghề.

c. Cậu ta đánh vãi ........ tung tóe trên mặt ........

d. Tôi rất thích món ........ kho với cá ............

Câu 9:

Trong các câu sau câu nào có sử dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ

a) Mẹ em đậu xe lại, mua cho em một túi nước đậu.

b) Bà  già đi chợ Cầu Đông,

Hỏi xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn?

c) Bác tôi đang bác trứng.

d) Con bò mẹ đang cho con bò con bú.

e) Giá của chiếc áo này rẻ hơn giá của chiếc áo kia rất nhiều.

f) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Câu 10:

Viết đoạn văn miêu tả cảnh biển

Nhà em nằm gần bãi biển Mỹ Khê. Bờ biển dài và rộng. Bãi cát mịn màng, vàng óng. Buổi sáng, nước biển trong xanh. Từng con sóng trắng ào ạt vỗ vào bờ. Những hàng dừa cao đung đưa trong gió. Ông mặt trời tỏa ánh nắng xuống mặt biển lấp lánh. Buổi chiều mát mẻ hơn, mọi người bắt đầu ra tắm biển. Bờ biển lúc này rất đông đúc, nhộn nhịp. Gió biển thổi lồng lộng. Bãi biển Mỹ Khê của quê em mới đẹp làm sao!

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I/ Bài tập về đọc hiểu

Biển nhớ

     Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.

     Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng thăm sâu của biển. 

     Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch "Biển và ánh trăng". Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát.

      Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hoà vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo ra luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ ?

     Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô  biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức ... Nhiều ! Nhiều lắm !.. 

    Tôi đã phác hoạ nên rất nhiều bức tranh vẻ biển trong đáy thẳm lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ !" — Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội. 

(Theo Nam Phương)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Tác giả tả những nét gì nổi bật ở biển Tân Mỹ An ?

a - Ánh trăng, tiếng hát, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm

b - Ánh trăng, tiếng sóng, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm

c - Tiếng sóng, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con dã tràng, mặt biển óng ánh

2. Ánh trăng trên biển được miêu tả qua những từ ngữ nào ?

a - Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, sóng sánh, óng ánh, huyền ảo

b - Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, lóng lánh, lung linh, mơ mộng

c - Chảy khắp cành cây, kế lá, sóng sánh, đầy mơ màng và huyền ảo

3. Biển được tác giả so sánh, liên tưởng với những gì ?

a - Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người trầm tư, một kẻ cuồng điên dữ dội

b - Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội

c - Tấm gương khổng lồ màu ngọc thạch, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội

4. Biển có ý nghĩa như thế nào với tác giả ?

a - Là tấm gương trong để tác giả soi mình vào và có được những suy nghĩ rất thú vị

b - Đem lại cho tác giả nhiều sản vật quý, như một người hào phóng vô biên với tác giả

c - Khiến tác giả say mê, thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức 

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền dấu thanh đúng vị trí cho những chữ được in đậm trong các câu sau: 

a) Ngưa chạy có bầy, chim bay có bạn

b) Của mình thì giữ bo bo

Của ngươi thì để cho bò nó ăn.

c) Buôn có bạn, bán có phương

Làm ăn có xóm có làng mới vui.

2.

a) Nối từ ngữ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B :

A

B

(1) Hữu nghị 

(a) dùng được việc 

(2) Hữu ích

(b) tình cảm thân thiện giữa các nước 

(3) Hữu hiệu 

(c) có ích

(4) Hữu dụng 

(d) có hiệu quả 

b) Chọn từ trong ngoặc điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:

(1) Chú Dũng đã tìm được một công việc rất ............................

(2) Anh cần giải quyết mọi việc hợp tình, ..................................

(3) Chúng ta phải đồng tâm, ........................... để xây dựng công ti lớn mạnh.

(4) Họ ........................... làm ăn với nhau đã được gần một năm nay.

(Từ cần điền: Hợp tác, hợp lí, phù hợp, hợp lực)

3. Thêm một từ vào những vị trí khác nhau trong "Xe bò lên dốc" để có hai câu diễn tả 2 ý khác nhau:

(1).....................................................................

(2)......................................................................

4. Điền vào chỗ trống để hoàn thành đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam (thuộc phường/ xã hoặc thị trấn):

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............................, ngày ...... tháng ...... năm .............

ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYÊN

GIÚP ĐỠ NAN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM

Kính gửi : Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ ......................

Em tên là : .......................................

Nam, Nữ: ..........

Sinh ngày : ..................

Học sinh lớp ................ Trường Tiểu học ..................

Em đã được xem truyền hình và nghe giới thiệu về hoạt động của .................................

Em thấy hoạt động của Đội ....................................

Em rất muốn tham gia vào những hoạt động của Đội để ..................................

Vì vậy, em viết đơn này đề đạt nguyện vọng ...........................................

Em xin hứa thực hiện đúng những quy định của Đội và tham gia tích cực mọi hoạt động do Đội tổ chức.

Em xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Kí và ghi rõ họ tên)

.....................

5. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước... ).

Gợi ý

a) Mở bài : Giới thiệu bao quát về cảnh sông nước sẽ tả (cảnh gì, ở đâu, vào buổi nào).

b) Thân bài:

Tả sự thay đổi của cảnh sông nước theo thời gian (sáng, trưa, chiều); hoặc căn cứ vào cảnh vật cụ thể để chia ra từng phần của cảnh rồi lần lượt tìm ý, sắp xếp ý cho phần thân bài. VD (tả cảnh một dòng sông) :

- Sông chảy thăng hay quanh co uốn lượn ? Lòng sông rộng, hẹp ra sao ?

- Nước sông nhiều hay ít ? Màu sắc, đặc điểm của nước sông thế nào ?

Sông chảy chậm hay nhanh (chảy lững lờ hay chảy xiết, ...) ?

- Trên mặt sông có những hình ảnh gì nổi bật (nếu có) ?

- Cánh hai bên bờ sông có những nét gì làm em chú ý (về âm thanh, màu sắc,...)? (VD : cây cối, đồng bãi, con đê, điếm canh đê,... bến sông, bến đò, cây đa, quán nước, bè gỗ / tre / nứa, người hoạt động ở bến sông, ...)

c) Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về cảnh sông nước đã tả

(hoặc những liên tưởng gợi ra từ cảnh sông nước quê hương)

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Tác giả đã tả những nét nổi bật ở biển Tân Mỹ An đó là: Ánh trăng, tiếng sóng, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm

Chọn đáp án: b

2. Ánh trăng trên biển được miêu tả qua những từ ngữ: Hắt xuống biển như dát vàng, dát bạc, sóng sánh, óng ánh, huyền ảo.

Chọn đáp án: a

3. Biển được tác giả so sánh, liên tưởng với: Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội.

Chọn đáp án: b

4. Ý nghĩa của biển đối với tác giả đó là: Khiến tác giả say mê, thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức.

Chọn đáp án: c

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

a) Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

b) Của mình thì giữ bo bo

Của người thì để cho bò nó ăn.

c) Buôn có bạn, bán có phường

Làm ăn có xóm có làng mới vui.

2.

a. (1) – (b) , (2) – (c) , (3) – (d), (4) – (a) 

b.

(1) Chú Dũng đã tìm được một công việc rất phù hợp

(2) Anh cần giải quyết mọi việc hợp tình, hợp lí

(3) Chúng ta phải đồng tâm, hợp lực để xây dựng công ti lớn mạnh.

(4) Họ hợp tác làm ăn với nhau đã được gần một năm nay.

3.

(1) Xe bò đang lên dốc.

(2) Xe đang bò lên dốc

4.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 19 tháng năm 2020

ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYÊN

GIÚP ĐỠ NAN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM

Kính gửi : Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ phường Thịnh Quang, quận Đống Đa

Em tên là : Nguyễn Mai Anh

Nam, Nữ: Nữ

Sinh ngày : 11 - 9 - 2010

Học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Thịnh Quang

Em đã được xem truyền hình và nghe giới thiệu về hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ của quận.

Em thấy hoạt động của Đội rất có ý nghĩa và thiết thực.

Em rất muốn tham gia vào những hoạt động của Đội để giúp đỡ các bạn nhỏ bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam.

Vì vậy, em viết đơn này đề đạt nguyện vọng xin được gia nhập  Đội tình nguyện, góp phần phàm giảm bớt nỗi bất hạnh của các nạn nhân chất độc màu da cam.

Em xin hứa thực hiện đúng những quy định của Đội và tham gia tích cực mọi hoạt động do Đội tổ chức.

Em xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Kí và ghi rõ họ tên)

Mai Anh

5.

Lập dàn ý miêu tả cảnh sông nước.

MB:

Giới thiệu cảnh sông nước định tả (dòng sông)

TB:

- Tả bao quát:

Dòng sông đó nhìn bao quát thì như thế nào? Mỗi khi tới nơi này sẽ đem lại cho người ta cảm giác gì? (dễ chịu? thoải mái? Tự do tự tại?)

- Tả cụ thể:

+ Dòng sông hình dáng như thế nào? Trông xa thì như thế nào? Tới gần thì ra sao?

+ Buổi sáng: mặt trời vừa nhô lên, trên mặt sông có gì khác biệt? chim hót líu lo?

+ Trưa: Không gian yên tĩnh, mặt trời chiếu xuống lòng sông, cây cối bên quanh tỏa bóng mát,…

+ Chiều tà: Mặt trời gác núi, màn đêm buông xuống,…

+ Tối: Tiếng sáo vi vu vang khắp mặt sông,…

KB

- Cảm xúc của em khi đứng trước cảnh sông nước đó

- Em phải làm gì để giữ gìn cảnh sông nước quê hương

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. Gạch dưới những tiếng có ưa hoặc uơ trong hai khổ thơ dưới đây:

Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui

Lưa thưa mưa biển ấm chân trời

Chiếc tàu chở cá về bến cảng

Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi.

Em bé thuyền ai ra giỡn nước

Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm

Biển bằng không có dòng xuôi ngược

Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.

Câu 2. Viết tiếp để hoàn thành lời nhận xét về cách ghi dấu thanh ở những tiếng em vừa tìm được:

- Trong các tiếng chứa ưa (tiếng không có âm cuối, ví dụ: giữa), dấu thanh được đặt ở .............

- Trong các tiếng chứa ươ (tiếng có âm cuối, ví dụ: tưởng), dấu thanh được đặt ở .................

Câu 3. Điền tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) - Cầu được .............. thấy.

- Năm nắng .............. mưa.

b) - .............. cháy đá mòn.

- .............. thử vàng, gian nan thử sức.

Câu 4. Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và: hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng.

a) Hữu có nghĩa là "bạn bè"

M: hữu nghị, ............

b) Hữu có nghĩa là có:

M: hữu ích, .............

Câu 5. Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và b: hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợp.

a) Hợp có nghĩa là "gộp lại" (thành lớn hơn)

M: hợp tác, .....................

b) Hợp có nghĩa là "đúng với yêu cầu, đòi hỏi,.... nào đó.

M: thích hợp,...................

Câu 6. Đọc bài văn Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 59 - 60), trả lời vắn tắt các câu hỏi sau:

a) Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì đối với con người?

b) Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?

Đáp án:

Câu 1.

Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui

Lưa thưa mưa biển ấm chân trời

Chiếc tàu chở cá về bến cảng

Khói lẫn màu mây tưởngđảo khơi.

Em bé thuyền ai ra giỡn nước

Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm

Biển bàng không có dòng xuôi ngược

Cơm giữa ngày mưa gạo trống thơm.

Câu 2.

- Trong các tiếng chứa ưa (tiếng không có âm cuối, ví dụ: giữa), dấu thanh được đặt ở chữ cái đẩu của âm chỉnh.

- Trong các tiếng chứa ươ (tiếng có âm cuối, ví dụ: tưởng), dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính.

Câu 3.

a) - Cầu được ước thấy.

- Năm nắng, mườimưa.

b) - Nước chảy đá mòn.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Câu 4.

a) Hữu có nghĩa là "bạn bè": hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, bằng hữu, bạn hữu, hữu hảo

b) Hữu có nghĩa là "có": hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.

Câu 5.

a) Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn): hợp tác, hợp nhất, hợp lực

b) Hợp có nghĩa là “ đúng với yêu cầu, đòi hỏi, .... nào đó”: thích hợp, hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp lí, hợp pháp.

Câu 6.

a) Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì đối với con người?

Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phả hủy hơn 2 triệu hecta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muôn thú, gây nên và để lại hậu quả vô cùng khốc liệt cho con người: như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, quái thai, dị tật bẩm sinh cho những người trực tiếp nhiễm và cả con cái họ. Ước tính cả nước ta hiện có khoảng 70.000 người lớn và từ 200.000 đến 300.000 trẻ em là nạn nhân của chất độc này.

b) Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?

Chúng ta cần thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam. Vận động gây quỹ ủng hộ nạn nhân nhiễm độc, sáng tác tranh, ảnh, văn, thơ thể hiện sự cảm thông và chia sẽ nỗi đau cùng họ.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

Câu 1: Khoanh tròn chữ cái trước những từ chứa tiếng “ hợp” có nghĩa là “gộp lại”

a) hợp nhất

b) hợp lí

c) hợp tác

d) liên hợp

e) phù hợp

h) tổ hợp

g) hợp lực

i) hợp doanh

Câu 2:  Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau

( hữu nghị, hữu ái, hữa cơ, hữu dụng, hữu ý)

a. Tình  giai cấp đã tập hợp được sức mạnh cho chúng ta.

b. Hành động đó là … chứ không phải vô tình.

c. Trở thành người …  là điều thầy cô mong muốn ở học sinh.

d. Sự thống nhất  giữa lí luận và thực tiễn là cần thiết.

e. Chuyến thăm Vương quốc Cam-pu-chia của Chủ tịch nước đã góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước.

Câu 3. Đặt một câu với một từ ở bài tập 1 và một câu với một từ ở bài tập 2

Câu 4. Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đây:

a) Bốn biển là nhà

b) Kề vai sát cánh

c) Chung lưng đấu sức

Đáp án:

Câu 1:

Đáp án: a, c, d, h, g, i.

Câu 2:

a. Tình hữu ái giai cấp đã tập hợp được sức mạnh cho chúng ta.

b. Hành động đó là hữu ý chứ không phải vô tình.

c. Trở thành người hữu dụng là điều thầy cô mong muốn ở học sinh.

d. Sự thống nhất hữu cơ giữa lí luận và thực tiễn là cần thiết.

e. Chuyến thăm hữu nghị Vương quốc Cam-pu-chia của Chủ tịch nước đã góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước.

Câu 3.

+ Đặt câu với từ ở bài tập 1:

Nhóm 1:

- Nước Việt Nam ta luôn giữ mối quan hệ hòa bình, hợp tác và hữu nghị với các nước láng giềng.

- Ba của bạn Tâm là chiến hữu của ba bạn Lan.

- Lâu lắm mới về thăm quê nên ba em rất nóng lòng được đi thăm bạn bè thân hữu.

- Quan hệ giữa nước ta và nước Lào rất hữu hảo.

- Tình bằng hữu của Sinh và Lâm thật bền chặt.

- Đã là bạn hữu thì phải kề vai sát cánh, giúp đỡ lẫn nhau.

Nhóm 2:

- Trồng cây gây rừng là việc làm rất hữu ích.

- Cây gừng trị ho rất hữu hiệu.

- Phong cảnh ở đây thật hữu tình.

- Phải suy nghĩ làm sao để sử dụng số tiền ấy thật hữu dụng.

+ Đặt câu với từ ở bài tập 2:

Nhóm 1:

- Trong công việc cần phải hợp tác với nhau để đạt kết quả tốt nhất.

- Ba tổ chức riêng lẻ giờ đã hợp nhất.

- Cả lớp hợp ý, hợp lực với nhau để cho ra tờ báo tường.

Nhóm 2:

- Ông ấy giải quyết công việc hợp tình, hợp lí.

- Ba nói chị Lan có nhiều tư chất phù hợp để trở thành giáo viên.

- Anh ta có suy nghĩ rất hợp thời.

- Lá phiếu này hợp lệ.

- Kinh doanh cần phải hợp pháp.

- Khí hậu ở Đà Lạt rất mát mẻ, phù hợp với sức khỏe của má Liên.

Câu 4.

a) Bốn biển một nhà.

- Trong trại hè năm ấy, chúng tôi mỗi đứa một nơi, hội tụ về đây anh em bốn biển môt nhà.

b) Kề vai sát cánh.

- Chúng tôi luôn kề vai sát cánh bên nhau trong công việc.

c) Chung lưng đấu sức.

- Để có được thành quả như ngày hôm nay, toàn thể mọi người đã phải chung lưng đấu sức với nhau, cùng vượt qua khó khăn, thử thách.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng vọng

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ mẹ dặn, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng laị có người ghét cậu.

Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “ Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu : “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho đi điều gì, con sẽ nhận được điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương nguời thì nguời cũng yêu thương con”

(Theo Gia đình online)

a) Hoàn thành sơ đồ sau:

 Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

b) Hãy tìm và ghi lại thành ngữ có trong bài.

c. Theo em tác giả muốn gửi gắm điều gì qua văn bản trên?

Câu 2: Gạch dưới những từ xếp không đúng nhóm trong bảng sau:

Hữu có ngĩa là bạn bè

Hữu có nghĩa là có

hữu nghị, hữu hiệu, hữu ích, chiến hữu, bằng hữu, hữu dụng.

hữu tình, hữu hảo, hữu dụng, thân hữu, hữu sự, bạn hữu.

Câu 3: Khoanh tròn chữu cái trước các thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao nói về tinh thần hợp tác:

a) Kề vai sát cánh.

b) Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

c) Cần cù bù thông minh.

d) Đồng tâm hợp lực.

Câu 4: Trong câu:

Cô Xuân đi chợ mùa hè

Mua cá thu về chợ đã vào đông.

Tác giả đã dùng từ đồng âm để chơi chữ. Hãy nêu những cách hiểu của em về từ của câu trên.

Câu 5: Liên đội tròng em tổ chức tình nguyện để giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và những gia đình gặp khó khăn. Em muốn được tham gia hoạt động này của đội. Hãy viết đơn xin gia nhập đội dình nguyện (Em làm bài vào giấy kiểm tra).

Đáp án:

Câu 1:

a.

Lần 1: Tôi ghét người – tôi ghét người.

Lần 2: Tôi yêu người – tôi yêu người.

b. Thành ngữ có trong bài đó là gieo gió gặt bão

c. Tác giả muốn khuyên chúng ta nên sống ôn hoà, nhân hậu và đối xử tốt với những người xung quanh mình. Bởi vì “Nếu thù ghét ai đó thì họ cũng sẽ thù ghét ta, nếu yêu thương ai đó thì họ cũng sẽ yêu thương ta.”

Câu 2:

Hữu có ngĩa là bạn bè

Hữu có nghĩa là có

hữu nghị, hữu hiệu, hữu ích, chiến hữu, bằng hữu, hữu dụng.

hữu tình, hữu hảo, hữu dụng, thân hữu, hữu sự, bạn hữu.

Câu 3: Đáp án: a,b,d

Câu 4: Câu thơ đã cho có nghĩa: Có một cô gái tên Xuân đi chợ vào một ngày mùa hè. Sau khi cô ấy mua được cá thu xong thì chợ đã rất đông, rất nhiều người đã vào tới chợ.

Câu 5:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

   Hà Nội , ngày 12 tháng 7 năm 2019

ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN

Kính gửi: Ban Chấp hành Liên đội Trường tiểu học Dịch Vọng A

Tên em là: Hoàng Thị Hồng

Sinh ngày: 17/3/2010

Học sinh lớp 5B

Sau khi được nghe giới thiệu về hoạt động của Liên đội trường trong việc tổ chức các hoạt động giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ và những gia đình gặp khó khăn, đồng thời cũng rất cảm thông trước hoàn cảnh của các hộ gia đình trong diện cần giúp đỡ, em cảm thấy hoạt động này của Liên đội vô cùng có ý nghĩa và thiết thực. Em tự nhận thấy mình có khả năng để tham gia Đội, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và những gia đình gặp khó khăn. Vì vậy, em làm đơn này bày tỏ nguyện vọng xin được gia nhập Đội tình nguyện, của liên đội trường, góp phần làm giảm bớt sự vất vả, khó khăn của các hộ gia đình trong diện kể trên.

Em xin hứa sẽ tôn trọng nội quy và tham gia tích cực các hoạt động của đội.

Em xin chân thành cảm ơn.

   Người làm đơn

   Hồng

   Hoàng Thị Hồng

Đánh giá

0

0 đánh giá