Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 có đáp án (5 phiếu)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 có đáp án (5 phiếu)

Câu 1:

Đọc lại bài Kì diệu rừng xanh  và cho biết đâu là những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài?

a) Những cây nấm như những chiếc ô nhỏ xinh màu sắc sặc sỡ.

b) Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.

c) Lá úa vàng như cảnh mùa thu.

d) Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.

e) Mấy chú bướm nhỏ xinh bay qua bay lại như những người chủ cai quản cả khu rừng rộng lớn.

Câu 2:

Ý nghĩa của bài thơ Trước cổng trời?

A. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên ở vùng Cổng trời

B. Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.

C. Ca ngợi những con người miền cao luôn chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho đời.

D. Giới thiệu về cuộc sống của con người ở vùng cao

Câu 3:

Gạch dưới từ đánh sai dấu thanh trong câu sau rồi sửa lại cho đúng

a. Em rất thích quỷên sách đó.

b. Đó là một truỳên thuýêt hay về nguồn gốc dân tộc

Câu 4:

Điền tiếng có vần chứa yê hoặc ya thích hợp vào các chỗ chấm sau:

a. Càng về ........ trăng càng sáng tỏ.

b. Nhà trường tuyên ....... vận động học sinh ủng hộ bạn nghèo.

c. Các bạn đã tự ........... đóng góp để ủng hộ các bạn nghèo.

d. Tôi thấy xao ........ một cách kì lạ.

Câu 5:

Trong các câu sau, có các sự vật nào chỉ thiên nhiên, em hãy gạch chân dưới các từ đó:

a. Em mong muốn có một lần được ngắm nhìn cảnh biển lúc bình minh.

b. Dù đi bao lâu xa em vẫn sẽ nhớ dòng sông quê hương.

c. Sáng sớm, mặt trời bắt đầu nhô lên từ sau những ngọn núi phía xa xa

d. Từ trên cao nhìn xuống, cánh đồng giống như những ô bàn cờ khổng lồ

Câu 6:

Gạch dưới các từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên trong những câu dưới đây

a. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Tháng ba sấm động phất cờ mà lên

b. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

c. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?

d. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

Câu 7:

Từ xuân trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc

A. Cô ấy đã ngoài 30 nhưng vẫn còn xuân lắm.

B. Đã 30 cái xuân nhưng cô ấy vẫn chưa từng được trải qua mùi vị tình yêu

C. Mùa xuân đến, trường chúng em lại tổ chức hoạt động trồng cây gây rừng.

D. Cả A và B 

Câu 8:

Từ nào sau đây ghép với đường thì mang nghĩa chuyển

A. kính

B. phèn

C. dây

D. Cả A và C

Câu 9:

Nối câu ở cột A với lời giải nghĩa ở cột B sao cho phù hợp:

A

B

1. Ruồi có thể làm mồi để câu cá.

a. Một ít thuốc lào

2. Chim mẹ đang mớm mồi cho con.

b. Châm lửa cho cháy.

3. Anh ấy đang mồi bếp nấu cơm.

c. Đồ nhử loài vật.

4. Chú đắp mồi thuốc vào chỗ đau.

d. Một loại thức ăn.

Câu 10:

Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những vẻ đẹp riêng. Hãy miêu tả một cảnh đẹp ở nơi em ở vào một mùa trong năm bằng một đoạn văn từ 8 – 12 câu.

Đáp án:

Câu 1:

Những câu có sử dụng biện pháp so sánh trong bài:

b) Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.

c)Lá úa vàng như cảnh mùa thu.

d) Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.

Câu 2:

Ý nghĩa của bài thơ Trước cổng trời:

Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

a. Em rất thích quỷên sách đó => quyển

b. Đó là một truỳên thuýêt hay về nguồn gốc dân tộc => truyền thuyết

Câu 4:

a. Càng về khuya trăng càng sáng tỏ.

b. Nhà trường tuyên truyền vận động học sinh ủng hộ bạn nghèo.

c. Các bạn đã tự nguyện đóng góp để ủng hộ các bạn nghèo.

d. Tôi thấy xao xuyến một cách kì lạ.

Câu 5:

a. Em mong muốn có một lần được ngắm nhìn cảnh biển lúc bình minh.

b. Dù đi bao lâu xa em vẫn sẽ nhớ dòng sông quê hương.

c. Sáng sớm, mặt trời bắt đầu nhô lên từ sau những ngọn núi phía xa xa

d. Từ trên cao nhìn xuống, cánh đồng giống như những ô bàn cờ khổng lồ

Câu 6

a. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Tháng ba sấm động phất cờ mà lên

b. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

c. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?

d. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

Câu 7:

- Từ xuân mang nghĩa gốc, chỉ mùa xuân, mùa khởi đầu trong 4 mùa xuân, hạ, thu,đông

Mùa xuân đến, trường chúng em lại tổ chức hoạt động trồng cây gây rừng.

- Từ xuân mang nghĩa chuyển, chỉ chị trẻ trung, tươi đẹp hoặc chỉ năm là trong câu:

+Cô ấy đã ngoài 30 nhưng vẫn còn xuân lắm.

+Đã 30 cái xuân nhưng cô ấy vẫn chưa từng được trải qua mùi vị tình yêu

Đáp án đúng: C. Mùa xuân đến, trường chúng em lại tổ chức hoạt động trồng cây gây rừng.

Câu 8:

- Đường kính, đường phèn là nghĩa gốc chỉ một loại gia vị có vị ngọt

- Đường dây là từ mang nghĩa chuyển

Đáp án đúng: C. dây

Câu 9:

1 - c: Ruồi có thể làm mồi để câu cá - Đồ nhử loài vật.

2 - d: Chim mẹ đang mớm mồi cho con - Một loại thức ăn

3 - b: Anh ấy đang mồi bếp nấu cơm - Châm lửa cho cháy.

4 - a: Chú đắp mồi thuốc vào chỗ đau - Một ít thuốc lào

Câu 10:

            Quê hương em có con sông Bắc Hưng Hải, mỗi lần đi đâu xa trở về tôi đều muốn quay trở lại nơi này, đặc biệt là vào những ngày trời đất trong tiết xuân sang. Nhìn từ trên cao, con sông giống như một tấm vải dài, uốn lượn quanh co, hiền hòa. Dòng sông mang màu nâu đục, chở nặng phù sa vào tưới tiêu cho đồng ruộng. Xuân đến, cây cối đâm trồi nảy lộc, hai bên bờ sông là hai hàng cây xanh mướt, rợp bóng mát. Phía xa xa là nhà cửa, làng mạc lấp ló sau những rặng cây. Sáng sớm, khi mà mặt trời bắt đầu rục rịch cựa mình nhô lên cao, hai hàng cây hãy còn phủ mình trong sương sớm, thảm cỏ phía dưới còn đẫm những hạt sương đêm, dòng sông đã bắt đầu chảy trôi hiền hòa. Khi mặt trời ló rạng, chim chóc trên từng cành cây bắt đầu ríu rít hót líu lo báo hiệu một ngày mới. Con người cũng xuất hiện hòa mình vào cuộc sống thường ngày. Buổi trưa đến dòng sông lại trở về với sự yên ả hiếm thấy. Ánh nắng chói chang chiếu xuống lòng sông như được trải một lớp bạc. Đứng từ trong những bóng cây râm mát nhìn ra thật sự có chút chói mắt. Gió từ đâu thổi vi vu vào từng cành cây, ngọn cỏ mang theo hơi thở sông nước. Chiều đến cả khúc sông lại nhộn nhịp bởi những hoạt động thường ngày của con người. Vài chiếc thuyền trên sông qua lại kéo theo cả vài cánh bèo trôi theo. Tối đến khi màn đêm buông xuống, dòng sông lại trở về với vẻ tĩnh mịch vốn có. Chỉ còn nghe thấy tiếng sáo thanh thanh trong đêm như ca bài ca yêu cuộc sống hơn sau mỗi ngày vất vả. Nhịp sống mỗi ngày vẫn như vậy nhưng dù có đi đâu xa tôi vẫn luôn nhớ về con sông quê hương, nhớ từng nhành cây, ngọn cỏ nơi này, nhớ cả những con người bé nhỏ với nhịp sống thầm lặng mà hối hả ở nơi đây.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I/ Bài tập về đọc hiểu

Tiếng vườn

         Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.

        Trong vườn, cây muỗm khoe vòng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân. Muỗm nở sớm để đơm hoa kết trái vào giáp Tết.

        Hoa nhài trắng xoá bên vại nước. Những bông nhài xinh, một màu trắng tính khôi, hương ngạt ngào, sực nức. Màu xanh của búp lá vừa hé khỏi cành đã bừng bừng sức sống. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ. Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng chẳng kém hoa nhài, nhưng hoa bưởi lại có những tua nhị vàng giữa lòng hoa như những bông thuỷ tiên thu nhỏ. Hoa bười là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị. Hương toả từ những cánh hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn. Mỗi thứ hoa đều có tiếng nói của riêng mình.

        Nhưng ấn tượng nhất là những tán xoan. Cả mùa đông phơi thân cành khô cong trước gió lạnh. Vậy mà chỉ hơi xuân chớm đến, trên những cành tưởng chừng khô như chết ấy, bỗng vỡ oà ra những chùm lộ biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục sang trọng, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành. Và trong những tán lá cây vườn mọi sinh vật đều tụ hội. Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. Những cánh ong mật quay tít ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn  khác.

(Theo Ngô Văn Phú)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Câu “Mùa xuân về lúc nào không rõ,” ý nói gì?

a - Mùa xuân chưa về

b - Mùa xuân đã về rồi

c - Mùa xuân về lúc nào không rõ

2. Vì sao tác giả nói “Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân.” 

a - Vì hình đáng hoa muỗm giống chiếc đồng hồ

b - Vì hoa muỗm nở là báo hiệu mùa xuân về

c - Vì hoa muôm thường nở vào một giờ nhất định

3. Dòng nào ghi đúng, đủ những loài hoa được miêu tả trong bài ?

a - Hoa muỗm, hoa nhài, hoa chanh

b - Hoa muỗm, hoa bưởi, hoa xoan

c - Hoa muỗm, hoa nhài, hoa bưởi

4. Tác giả có ấn tượng nhất với loài cây nào trong vườn ?

a - Cây xoan

b - Cây muỗm

c - Cây chanh

5. Nội dung chính của bài văn là gì ?

a - Miêu tả vẻ đẹp của các loài hoa trong vườn khi mùa xuân đến.

b - Miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật trong khu vườn khi mùa xuân đến.

c - Miêu tả vẻ đẹp của những tán xoan trong vườn khi mùa xuân đến.

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a) Điền tiếng chứa vần có âm chính yê hoặc ya thích hợp với mỗi chỗ trống

(1) Cửa Nhật Lệ đêm đêm

Sáng ngời ngọn đèn biền

Đèn soi nước triều lên

Gọi con ............. về bến.

(Theo Nguyễn Văn Dinh)

(2) Cha đi tập kết. Nhà nghèo

Sớm ........... tay mẹ chống chèo nuôi con.

(Theo Tố Hữu)

b) Gạch dưới những chữ ghi thiếu dấu thanh và viết lại các từ cho đúng :

bóng chuyên, kể chuyên, chim yêng, khuyết điểm, xao xuyên

2. Từ mỗi ví dụ ở cột A, hãy cho biết: Từ in đậm là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? (Trả lời bằng cách điền vào ô trống ở cột B)

A

B

a) - Nam chạy còn tôi đi.

- Đồng hồ này chạy nhanh.

Từ chạy là từ .......

 

b) - Bé mở lồng để chim bay đi.

- Đàn trâu chạy lồng ra bãi cỏ.

Từ lồng là từ ....

 

c) - Nhà tôi ăn sáng lúc 6 giờ 30 phút.

- Da cô ấy ăn nắng lắm.

Từ ăn là từ .....

 

3. Đặt câu có từ “đông” mang những nghĩa sau:

a) "Đông" chỉ một hướng, ngược với hướng tây:

................................................................................

b) "Đông" chỉ một mùa trong năm:

................................................................................

c) “Đông" chỉ số lượng nhiều :

................................................................................

4. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em

Gợi ý

a) Mở bài: Giới thiệu bao quát vệ cảnh sẽ tả (cảnh gì, ở vị trí nào, có nét đẹp gì nổi bật). Hoặc: Lí do yêu thích và chọn tả cảnh đẹp đó (VD: gắn với kỉ niệm thời thơ ấu/ Vì vẻ đẹp độc đáo,...) 

b) Thân bài

Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian

(Dựa vào cách tả đã lựa chọn và trình tự quan sát cụ thể ở địa phương để triển khai, sắp xếp các ý sao cho phù hợp; trọng tâm miêu tả tuỳ thuộc vào nét tiêu biểu của từng cảnh vật, VD: tả rừng phải nói rõ về cây, tả sống / biển phải rõ về nước, tả núi phải rõ về rõ về những đặc điểm hình dáng,...)

c) Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về cảnh đã tả (VD: cảnh đẹp ở địa phương nhưng đã từng nổi tiếng khắp nước ; là niềm tự hào của em về quê hương, đất nước,...).

(5). Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương em (cảnh đã xác định để lập dàn ý miêu tả trong bài tập 4 ý a) :

a) Đoạn mở bài gián tiếp : 

 b) Đoạn kết bài mở rộng:

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Câu “Mùa xuân về lúc nào không rõ” ý nói mùa đã về rồi.

Chọn đáp án: b

2. Tác giả nói “Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân” vì hoa muỗm nở là báo hiệu mùa xuân về.

Chọn đáp án: b

3. Dòng ghi đúng, đủ những loài hoa được miêu tả trong bài là: Hoa muỗm, hoa nhài, hoa bưởi.

Chọn đáp án: c

4. Tác giả ấn tượng nhất với cây xoan trong vườn.

Chọn đáp án: a

5. Nội dung chính của bài văn là: Miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật trong khu vườn khi mùa xuân đến.

Chọn đáp án: b

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

a)

(1) Cửa Nhật Lệ đêm đêm

Sáng ngời ngọn đèn biền

Đèn soi nước triều lên

Gọi con thuyền về bến.

(Theo Nguyễn Văn Dinh)

(2) Cha đi tập kết. Nhà nghèo

Sớm khuya tay mẹ chống chèo nuôi con.

(Theo Tố Hữu)

b) Gạch dưới những chữ ghi thiếu dấu thanh:

bóng chuyên, kể chuyên, chim yêngkhuyêt điểm, xao xuyên

Viết lại cho đúng:

chuyền, chuyện, yểng, khuyết, xuyến

2.

A

B

a) - Nam chạy còn tôi đi.

- Đồng hồ này chạy nhanh.

Từ chạy là từ nhiều nghĩa

b) - Bé mở lồng để chim bay đi.

- Đàn trâu chạy lồng ra bãi cỏ.

Từ lồng là từ đồng âm

c) - Nhà tôi ăn sáng lúc 6 giờ 30 phút.

- Da cô ấy ăn nắng lắm.

Từ ăn là từ nhiều nghĩa

3.

a) Mặt trời mọc ở đằng đông.

b) Đông về, cây cối khẳng khiu trụi lá.

c) Nhà bác Lê rất đông con.

4.

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em:

Lựa chọn: Tả cảnh hồ Gươm (Hà Nội)

A. Mở bài: Hồ Gươm là cảnh đẹp giữa Thủ đô Hà Nội, là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của đất nước Việt  Nam.

B. Thân bài (tả từng phần của cảnh):

- Mặt hồ rộng mênh mông; nước trong xanh, sóng gợn lăn tăn;  là tấm gương hình bầu dục soi cảnh mây trời, in bóng những cây phương, cây liễu, cây si quanh bờ,...

- Tháp Rùa như một ngôi nhà xinh xắn nổi lên giữa hồ, ẩn hiện trong sương sớm; đỉnh tháp gắn ngôi sao, toả sáng ánh đèn khi trời tối,...

- Cầu Thê Húc làm bằng gỗ sơn đỏ, cong cong như chiếc cầu vồng nhỏ nối vào đền Ngọc Sơn - hòn đảo gần bờ rợp bóng cây xanh; trong đền nghi ngút khói hương, kháh đến  tham quan và đi lễ tấp nập,...

- Quanh hồ: ngọn Tháp Bút vươn thẳng lên trời cao; nhà thuỷ tạ nhô ra phía mặt hồ; những thảm cỏ xanh mượt mà, những bồn  hoa nhiều màu rực rỡ... tất cả đều góp phần tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm.

C. Kết bài: Tự hào về cảnh đẹp Hồ Gươm, biết ơn những người đã tô điểm cho cảnh sắc quê hương ngày càng đẹp thêm và có ý nghĩa.

5.

*  Mở bài kiểu gián tiếp:

Hà Nội có nhiều hồ đẹp. Hồ Tây rộng mênh mông, ngạt ngào hương sen thơm khi hè về. Hồ Bảy Mẫu nổi bật giữa công viên Lê-nin sắc màu rực rỡ. Nhưng đẹp nhất và ý nghĩa đối với em vẫn là cảnh Hồ Gươm - vẻ đẹp tiêu biểu của Thủ đô, niềm tự hào của mọi người dân trên đất nước Việt Nam.

* Kết bài kiểu mở rộng:

Tả cảnh Hồ Gươm: Hồ Gươm là viên ngọc quý của đất nước Việt Nam đặt giữa lòng Thủ đô Hà Nội mếm yêu. Mỗi lần được ngắm cảnh Hồ Gươm, em lại nhìn thấy mình hạnh phúc, vì được sinh ra trên mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến. Càng tự hào về cảnh đẹp Hồ Gươm, em càng muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn, tô điểm cho cảnh sắc quê hương ngày càng thêm đẹp đẽ.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. Gạch dưới những tiếng có chứa yê hoặc ya trong đoạn văn tả cảnh rừng khuya dưới đây:

Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. Màn đêm dần bao trùm mỗi lúc một dày đặc trên những ngọn cây. Gió bắt đầu nổi lên. Rừng khuya xào xạc như thì thào kể những truyền thuyết tự ngàn xưa. Tôi cố căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm thăm thẳm với hi vọng tìm thấy một đốm lửa báo hiệu có một bản làng bình yên phía xa đang chờ đón.

Câu 2. Điền tiếng có vần uyên thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây

a) Chỉ có ......... mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

........ đi đâu về đâu.

b) Lích cha lích chích vành ............

Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng.

Câu 3. Tìm tiếng có âm yê để viết tên các loài chim trong hình dưới đây:

 Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 4. Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước lời giải thích đúng nghĩa của từ thiên nhiên:

□ Tất cả những gỉ do con người tạo ra.

□ Tất cả những gì không do con người tạo ra.

□ Tất cả mọi thứ tổn tại xung quanh con người.

Câu 5. Gạch dưới những từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên ở các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Lên thác xuống ghềnh.

b) Góp gió thành bão.

c) Nước chảy đá mòn

d) Khoai đất lạ, mạ đất quen.

Câu 6. Tìm và ghi lại những từ ngữ miêu tả không gian:

a) Tả chiều rộng. M: bao la

b) Tả chiều dài (xa): M: tít tắp,

c) Tả chiều cao. M: cao vút,

d) Tả chiều sâu. M: hun hút,

Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được:

Câu 7. Tìm và ghi lại những từ ngữ miêu tả sóng nước:

a) Tả tiếng sóng. M: ì ầm,

b) Tả làn sóng nhẹ. M: lăn tăn,

c) Tả đợt sóng mạnh. M: cuồn cuộn

Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được:

Câu 8. Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

Câu 9. Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em.

Đáp án:

Câu 1.

Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. Màn đêm dần bao trùm mỗi lúc một dày đặc trên những ngọn cây. Gió bắt đầu nổi lên. Rừng khuya xào xạc như thì thào kể những truyền thuyết tự ngàn xưa. Tôi cố căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm thăm thẳm với hi vọng tìm thấy một đốm lửa báo hiệu có một bản làng bình yên phía xa đang chờ đón.

Câu 2.

a) Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu.

b) Lích cha lích chích vành khuyên

Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng.

Câu 3.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 4.

Chọn: ✓ Tất cả những gì không do con người tạo ra.

Câu 5.

a) Lên thác xuống ghềnh.

b) Góp gió thành bão.

c) Nước chảy đá mòn.

d) Khoai đất lạ, mạ đất quen.

Câu 6.

a) Tả chiều rộng: M: bao la, mênh mông, bát ngát, bạt ngàn.

b) Tả chiều dài (xa): M: tít tắp, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngàn, xa tít, tít mù khơi, dằng dặc.

c) Tả chiều cao: M: cao vút, chót vót, vời vợi, chất ngất.

d) Tả chiều sâu: M: hun hút, hoăm hoẳm, thăm thẳm.

Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được:

- Cánh rừng bát ngát, có vẻ bỉ hiểm.

- Bầu trời trong xanh, cao vời vợi.

- Quê ngoại bạn Hùng xa tít tắp.

- Giếng sâu hun hút.

Câu 7.

a) Tả tiếng sóng M: ì ầm, rì rào, ầm ầm, lao xao, ì oạp, oàm oạp.

b) Tả làn sóng nhẹ M: lăn tăn, dập dềnh, gợn nhẹ, trườn nhẹ.

c) Tả đợt sóng mạnh. M: cuồn cuộn, ào ạt, cuộn trào, dữ dội, khủng khiếp, điên cuồng.

Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được:

- Tiếng sóng vỗ vào bờ ầm ầm.

- Sóng gợn lăn tăn trên mặt hồ phẳng lặng.

- Sóng trườn nhẹ, mơn man bờ cát.

- Sóng đập dữ dội, biểu lộ thịnh nộ của đại dương.

- Từng con sóng đập điên cuồng vào mạn thuyền, chiếc thuyền chòng chành như muốn vỡ tung ra.

Câu 8. Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh mà em sẽ tả (Thác Đam- bri ở huyện Bảo Lâm, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng).

- Em cùng ba đi thăm vào dịp hè.

2. Thân bài

- Giới thiệu đường vào thác:

+ Từ chợ huyện Bảo Lâm chạy vào khoảng 6 cây số - đó là đường vào thác.

+ Trèo lên hàng trăm bậc thang bằng đá.

+ Ven đường, tán lá lòe xòe, ẩm ướt.

- Nhìn từ trên xuống:

+ Dòng thác tuôn dữ dội, đổ ầm ầm. Dòng nước đổ xuống tạo thành một dải băng trắng khổng lồ. Bụi nước mát lạnh, bọt nước trắng xóa. Dưới chân thác, dòng nước cuồn cuộn.

+ Cây cầu bắc ngang nối hai bờ thác.

+ Có người cho mướn ngựa.

+ Những tảng đá lớn bị nước chảy mài nhẵn nhụi.

+ Du khách ngồi nghỉ chân ...

- Nhìn từ dưới nhìn lên:

+ Ánh nắng lấp lóa.

+ Cầu vồng 7 màu khoe sắc - đẹp vô cùng.

+ Dòng thác dữ dội, mạnh mẽ như muốn đổ sập xuống, nuốt chửng tất cả.

3. Kết luận

- Cảnh đẹp dữ dội.

- Làm say lòng người.

- Mời mọi người đến thăm.

Câu 8. Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em:

Dịp hè vừa rồi, ba dẫn em đi thảm thác Đam-bri, cảnh đẹp nơi đây đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về đất trời cao nguyên.

Từ chợ huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Lâm Đồng, con đường đất đỏ dẫn vào thác ngoằn ngoèo uốn quanh đồi chè đều tăm tắp, xanh mướt. Bên lề đường, từng hàng dã quỳ, hoa nở vàng, rực rỡ, lấn át đám cúc dại lan trên mặt đất. Không khí mát mẻ, dễ chịu.

Để lên thác, em phải cùng ba trèo qua hàng trăm bậc thang đá ẩm ướt. Hai bên vệ đường, từng tán lá cây lòe xòe như níu chân du khách.

Con đường đá dẫn lên một cây cầu bắc ngang hai bờ thác. Nhìn từ trên xuống dòng thác thật dữ dội, nước chảy ầm ầm. Dòng nước trắng xóa đổ xuống như một dải băng trắng khổng lồ. Bụi nước li ti mát lạnh, bọt tung trắng xóa. Dưới chân dòng thác, những tảng đá lớn bị nước bào mòn, nhẵn nhụi, đón dòng nước cuồn cuộn chảy qua. Nhưng chỉ dữ dội một đoạn, chảy thêm vài chục mét nữa, con nước đã hiền hòa trở lại, uốn mình theo các quả đồi, len vào các lạch nhỏ dẫn nước về đồi chè, nương dâu.... Phía dưới chân thác, du khách thay nhau chụp ảnh, người ngồi thả chân xuống nước để cảm nhận sự mát lạnh của dòng nước thấm vào, xua tan mệt mỏi, người quay phim ... Em thấy một bạn gái tóc vàng, chắc là người ngoại quốc đang cười thích thú trên lưng ngựa. Chú ngựa được cho thuê để du khách chụp hình, quen khách, hiền lành đứng im cho bác thợ chụp ảnh tạo kiểu.

Nhưng rực rỡ nhất khi nhìn từ dưới lên, hơi nước bốc lên mù mịt như sương khói, ánh nắng mặt trời chiếu xuống tạo thành một dải cầu vồng bảy sắc, rực rỡ vô cùng ... Đứng phía dưới nhìn lên, em thấy mình thật nhỏ bé, dòng thác như muốn đổ sập xuống, cuốn phăng đi tất cả.

Chuyến đi thăm thác để lại cho em một ấn tượng mạnh mẽ về sự hùng vĩ của đất trời cao nguyên. Bây giờ thì em đã tin rằng "cảnh đẹp có thể làm say lòng người”! Nếu có cơ hội, nhất định em sẽ xin ba được đi thăm một lần nữa …

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

Câu 1. Các từ in đậm trong mỗi cặp câu dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào? Đánh dấu (+) vào ô thích hợp

Câu

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

- Tổ em có chín học sinh.

- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

- Nghĩ cho chín rồi hãy nói.

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.

- Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung.

- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.

- Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung.

Vạt áo chàm thấp thoáng

Nhuộm xanh cả nắng chiều.

Câu 2. Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào? Viết câu trả lời vào chỗ trống.

Câu

Nghĩa của từ “xuân”

a) Mùa xuân(1) là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)

b) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hi", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm" (...) Khi người ta đã ngoài 70 xuân(3), thì tuổi càng cao, sức khoẻ càng thấp.

xuân(1) chỉ mùa đâu tiên

trong bốn mùa

xuân(2) .......................................

xuân(3)........................................

Câu 3. Dưới đây là những nghĩa phổ biến của các từ cao, nặng, ngọt. Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ đó:

Từ

Nghĩa của từ

Đặt câu phân biệt các nghĩa của từ

 

a) Cao

- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.

- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

 

b) Nặng

- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.

- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

 
 

Câu 4. Đọc hai đoạn mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Xác định đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp (bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp).

Đoạn

Mở bài trực tiếp

Mở bài gián tiếp

a) Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

b) Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường - con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.

Câu 5. Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).

a) Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.

b) Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô, bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.

Giống nhau

Khác nhau

Không mở rộng

Mở rộng

............

.................

............

Câu 6. Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.

Đáp án:

Câu 1:

Câu

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

- Tổ em có chín học sinh.

+

- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

- Nghĩ cho chín rồi hãy nói.

+

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.

+

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.

+

- Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung.

- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.

+

- Những vạt nương màu mật

Lúa chính ngập lòng thung.

Vạt áo chàm thấp thoáng

Nhuộm xanh cả nắng chiều.

+

Giải thích:

- Từ chín trong câu “Tổ em có chín học sinh” (chín học sinh) chỉ số lượng. Chín trong câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” (lúa chín), chỉ ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất đến mức thu hoạch được. Vì vậy từ "chín" trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).

- Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là ở mức đầy đủ).

- Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong “Các chú công nhân đang chữa đường dây điện” chỉ đường dây liên lạc. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đống âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).

- Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong câu “Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp” chỉ đường giao thông đi lại. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đồng âm (vì có nghĩa hoàn toàn khác nhau).

- “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài. Còn từ vạt trong câu “Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre” (vạt nhọn) chỉ hành động đẽo xiên. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).

- “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài “Vạt áo chàm thấp thoáng; Nhuộm xanh cả nắng chiều” từ vạt trong câu chỉ thân áo hình dải dài. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là vạt có hình dải dài).

Câu 2.

Câu

Nghĩa của từ “xuân”

a) Mùa xuân (1) là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.(2)

b) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.” (...) khi người ta đã ngoài 70 xuân (3), thì tuổi càng cao, sức khỏe càng thấp.

xuân (1) - Chỉ thời tiết. “Mùa xuân” là mùa đầu tiên trong bốn mùa.

xuân (2) Có nghĩa là tươi đẹp.

xuân (3) - Chỉ tuổi tác của con người.

Câu 3

Từ

Nghĩa của từ

Đặt câu phân biệt các nghĩa của từ

a) Cao

- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.

- Hà An mới học lớp Bốn mà nhìn em đã cao lắm rồi.

- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

- Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở trường em rất cao.

b) Nặng

- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.

- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

- Bé mới bốn tháng tuổi mà bế đã nặng tay.

- Cô giáo em không bao giờ nói nặng học sinh.

c) Ngọt

- Có vị như vị của đường, mật.

- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.

- (Âm thanh) nghe êm tai.

- Em thích ăn bánh ngọt.

- Mẹ hay nói ngọt khi cho em bé ăn.

- Tiếng đàn bầu cất lên nghe thật ngọt.

Câu 4.

Đoạn

Mở bài trực tiếp

Mở bài gián tiếp

a) Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

+

b) Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường - con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.

+

- Đoạn a) là cách Mở bài trực tiếp vì kể ngay (nói ngay) đến đối tượng được tả.

- Đoạn b) là cách Mở bài gián tiếp vì nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hoặc đối tượng định tả.

Câu 5.

Giống nhau

Khác nhau

Không mở rộng

Mở rộng

- Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.

- Khẳng định con đường rất thân thiết với học sinh.

- Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.

Câu 6.

- Mở bài: Mỗi ngày, trên ti vi, trên báo chí giới thiệu rất nhiều cảnh đẹp của đất nước ta. Em cũng đã từng được đi du lịch nhiều nơi. Em đã đến bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Nha Trang hay những đồi cát vàng ở Mũi Né, em cũng đã được biết đến không khí khoáng đãng của đất trời Đà Lạt. Thế nhưng, dù đi đâu, về đâu, em vẫn thấy gần gũi nhất, thân thuộc nhất chính là thị xã quê hương em.

- Kết bài: Em rất yêu quý nơi em ở. Nếu có dịp xin hãy đến thăm thị xã quê em. Tuy là thị xã nhỏ nhưng quang cảnh rất đẹp, khí hậu dễ chịu và nhất là người dân ở đây có lòng hiếu khách vô cùng. Các bạn hãy ghé thăm nhé!

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câ hỏi:

Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa

Mưa ngớt lại, rồi dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạ cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu rực rỡ rọi xuống. Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dúi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu giang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạc, cất những tiếng kêu khô sắc) Chúng nhún chan bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo trên nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại như dải lụa trắng dài vô tận ấm áp, quấn ngang các chòm núi như quyến luyến bịn rịn.

Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.

   (Theo Tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục,2000)

a) Câu văn nào nêu được ý chính của bài? Khoanh tròn vào ý em chọn.

A. Mưa ngớt hạt, rồi tạnh hẳn.

B. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời.

C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới

b) Hoàn thành bảng sau:

Cảnh vật Trường Sơn

Hoạt động cho thấy sự bừng tỉnh

Tia nắng

Mừng rỡ rọi xuống

Nước mưa

Nối tiếp nhau mừng rỡ nhảy ra

Chim Klang

Câu 2: Khoanh tròn vào những từ chỉ các sự vật có sẵn trong thiên nhiên:

a) biển

b) thác

c) đê

d) ruộng nương

e) sông

g) chim

h) thuyền

i) gió

Câu 3: Câu văn “ Một dải mây mỏng, mềm mại như dải lụa trắng dài vô tận ấm áp, quấn ngang các chòm núi như quyến luyến bịn rịn”. Có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Câu 4: Gạch dưới các từ nhiều nghĩa trong đoạn văn sau. Viết từ mang nghĩa chuyển xuống dòng bên dưới.

Đôi bàn chân Thỏ Ngọc lon ton theo mẹ đi trên thảm cỏ xanh. Thỏ cảm thấy đôi chân mát rượi như được thấm nước. Xa xa phía chân trời những đám mây trôi nhởn nhơ như vui cùng với bé.

Câu 5: Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? Điền câu trả lời đúng vào chỗ trống.

a. Nhà:

- Những ngôi nhà đã được xây lên trên mảnh đất mới. 

Nhà Trần là thời kì hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam.

Nhà và gạo là hai anh em. 

b. Chín:

- Lúa ngoài đồng đã chín

- Khối em có chín lớp 5. 

- Suy nghĩ cho chín trước khi nói. 

Câu 6: Viết tiếp vào những câu sau để có một đoạn mở bài gián tiếp tả cánh đồng quê em.

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng.

Đáp án:

Câu 1:

a. Đáp án : C

b.

Cảnh vật Trường Sơn

Hoạt động cho thấy sự bừng tỉnh

Tia nắng

Mừng rỡ rọi xuống

 

Nước mưa

Vẫn còn róc rác, lăn tăn, luồn lỏi chạy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh.

 

Những chú chồn, những con dũi

Nối tiếp nhau mừng rỡ nhảy ra

 

Chim Klang

Bắt đầu giang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạch, cất lên những tiếng kêu khô sắc

 

Câu 2: a, b, e, g, i.

Câu 3: Câu văn trên có sử dụng biện pháp so sánh: dải mây với dải lụa và dải mây quấn ngang các chòm núi như quyến luyến bịn rịn.

Câu 4:

Đôi bàn chân Thỏ Ngọc lon ton theo mẹ đi trên thảm cỏ xanh. Thỏ cảm thấy đôi chân mát rượi như được thấm nước. Xa xa phía chân trời những đám mây trôi nhởn nhơ như vui cùng với bé.

Từ mang nghĩa chuyển là: chân trời

Câu 5:

a. Nhà:

- Những ngôi nhà đã được xây lên trên mảnh đất mới. (từ nhiều nghĩa)

Nhà Trần là thời kì hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam. (từ nhiều nghĩa)

Nhà và gạo là hai anh em. (từ đồng âm)

b. Chín:

- Lúa ngoài đồng đã chín. (từ nhiều nghĩa)

- Khối em có chín lớp 5. (từ đồng âm)

- Suy nghĩ cho chín trước khi nói. (từ đồng âm)

Câu 6:

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng.

Quê hương - hai tiếng thân thương ấy đã để lại bao nhiêu thổn thức cho những đứa con xa quê mỗi khi nhớ về. Nhắc đến quê hương, người ta nhớ đến cây đa, bến nước, sân đình, đến dòng sông đỏ nặng phù sa. Con đối với tôi khi xa quê, cánh đồng làng cạnh nhà luôn làm tôi ấn tượng nhất.

Đánh giá

0

0 đánh giá