Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 11 có đáp án (5 phiếu)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 11 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 11 có đáp án (5 phiếu)

Câu 1: Đọc lại bài đọc Chuyện một khu vườn nhỏ và cho biết: Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?

A. Đất không bị nứt nẻ sẽ có chim sà xuống.

B. Loài chim họ đậu sẽ sà xuống những nơi đất bằng phẳng.

C. Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến sinh sống, làm ăn,…

D. Cả A và B đều đúng

Câu 2: Ý nghĩa của bài thơ Tiếng vọng?

A. Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ. Từ đó tác giả muốn nói đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.

B. Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ.

C. Tác giả muốn viết bài thơ để giải tỏa tâm trạng, để tiếng lăn của những quả trứng không còn vọng về trong những giấc mơ nữa.

D. Tác giả muốn cứu sống chú chim sẻ và cả những quả trứng mà chú chim ấy đang ấp

Câu 3: Điền hoặc vào chỗ trống sao cho hợp lý

a. Ánh mặt trời bắt đầu ….ó rạng sau …ũy tre …àng.

b. Minh rất ăn …ăn vì hành động …ông …ổi của mình

Câu 4: Điền hoặc ng vào chỗ trống sao cho hợp lý

a. Vầ… tră… sáng vằ… vặc chiếu sáng mọi nẻo đường của buô… làng.

b. Cô ấy vươ… vai đón lấy ánh mặt trời, trong lòng còn vươ… vấn bao kỉ niệm

Câu 5: Ý nghĩa của câu chuyện Người đi săn và con nai?

A. Thông qua chuyện săn nai của người đi săn, câu chuyện muốn giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.

B. Thông qua chuyện săn nai của người đi săn, câu chuyện muốn giáo dục con người ta bài học phải bảo vệ nai vì nai rất đẹp.

C. Thông qua chuyện săn nai của người đi săn, câu chuyện muốn giáo dục những người đi săn không nên săn bắn nai.

D. Thông qua chuyện săn nai của người đi săn, câu chuyện muốn nhắn nhủ với muông thú và cỏ cây là nên tránh xa con người

Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào không phải là đại từ xưng hô?

A. Tớ

B. Cậu ấy

C. Thế

D. Các bạn

Câu 7: Đọc đoạn hội thoại và cho biết đại từ thế ở (câu 3) thay thế cho từ/cụm từ nào?

Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc

- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn tiếng Anh. (câu 1)

- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm? – Bắc nói (câu 2)

- Tớ cũng thế. (câu 3)

A. Thay thế cho Nam

B. Thay thế cho Bắc

C. Thay thế cho “được điểm 10”

D. Thay thế cho cả Nam và Bắc

Câu 8: Em hãy nối các cặp quan hệ từ ở cột A với ý nghĩa biểu đạt tương ứng ở cột B để được các kết hợp chính xác

A

B

1. Vì…nên…; do….nên….; nhờ….mà…

a. Biểu thị quan hệ tăng tiến

2. Nếu…thì…; hễ…thì…

b. Biểu thị giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả

3. Tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…

c. Biểu thị quan hệ tương phản

4. Không những….mà…; không chỉ…mà….

d. Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả

Câu 9: Tìm cặp quan hệ từ trong câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận?

Mặc dù rất mệt nhưng họ vẫn cố gắng hoàn thành công việc được giao.

A. Quan hệ từ mặc dù….nhưng… biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả

B. Quan hệ từ mặc dù….nhưng… biểu thị quan hệ tăng tiến

C. Quan hệ từ mặc dù….nhưng… biểu thị quan hệ tương phản

D. Quan hệ từ mặc dù….nhưng… biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả

Câu 10: Em hãy viết một lá đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam ở địa phương em.

Đáp án:

Câu 1: “Đất lành chim đậu” nghĩa là: Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến sinh sống, làm ăn,…

Đáp án đúng: C.

Câu 2: Ý nghĩa của bài thơ Tiếng vọng

Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ. Từ đó tác giả muốn nói đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.

Đáp án đúng: A.

Câu 3:

a. Ánh mặt trời bắt đầu ló rạng sau lũy tre làng

b. Minh rất ăn năn vì hạnh động nông nổi của mình.        

Câu 4:

a. Vầng trăng sáng vằng vặc chiếu sáng mọi nẻo đường của buôlàng.

b. Cô ấy vươvai đón lấy ánh mặt trời, trong lòng còn vương vấn bao kỉ niệm

Câu 5: Ý nghĩa của câu chuyện Người đi săn và con nai

Thông qua chuyện săn nai của người đi săn, câu chuyện muốn giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.

Đáp án đúng: A.

Câu 6: Trong bốn đáp án đã đưa ra: TớCậu ấy và Các bạn là đại từ xưng hô. Thế là đại từ thay thế.

Ví dụ: Anh ấy thích nghe nhạc và cô ấy cũng thế. (Từ thế trong câu này dùng để thay thế cho cụm từ “thích nghe nhạc” để tránh lặp từ)

Vậy nên chọn đáp án: C.Thế

Câu 7: Đại từ thế ở (câu 3) thay thế cho từ/cụm từ: Thay thế cho “được điểm 10”

Đáp án đúng: C.

Câu 8: -  Vì…nên…; do….nên….; nhờ….mà…: Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả

- Nếu…thì…; hễ…thì…: Biểu thị giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả

- Tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…: Biểu thị quan hệ tương phản

- Không những….mà…; không chỉ…mà….:; Biểu thị quan hệ tăng tiến

Đáp án đúng: 1-> d, 2-> b, 3-> c, 4-> a

Câu 9:

- Xác định các vế và cặp quan hệ từ trong câu

Mặc dùrất mệt //nhưnghọ vẫn cố gắng hoàn thành công việc được giao.

- Xác định quan hệ giữa các vế câu

Rất mệt – nhưng họ vẫn cố gắng hoàn thành  công việc được giao: quan hệ tương phản

-> Quan hệ từ mặc dù….nhưng… biểu thị quan hệ tương phản

Đáp án đúng: C.

Câu 10:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hải Dương, ngày 18 tháng 4 năm 2018

ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN

 

Kính gửi Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ huyện Chí Linh

Tên em là: Nguyễn Ngọc Lan

Sinh ngày: 20-9-2010

Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Chí Linh, Hải Dương

Sau khi được nghe giới thiệu về hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ của huyện, đồng thời cũng biết được những hậu quả vô cùng to lớn mà chất độc màu da cam đem lại, em nhận thấy hoạt động của đội rất có ý nghĩa và thiết thực. Em tự nhận thấy mình có khả năng để tham gia Đội, giúp đỡ các bạn nhỏ bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Vì vậy,em làm đơn này bày tỏ nguyện vọng xin được gia nhập Đội tình nguyện, góp phần làm giảm bớt nỗi bất hạnh của các nạn nhân.

Em xin hứa sẽ tôn trọng nội quy và tham gia tích cực các hoạt động của đội.

Em xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

Lan

           Nguyễn Ngọc Lan

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 11 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I/ Bài tập về đọc hiểu

Cây cối và con người

          Mỗi người đều hiểu rằng: cây là “lá phổi xanh” lọc dưỡng khí, duy trì sự sống của con người. Cây đem lại cho con người cảm giác bình yên. Dân cư sống ở đô thị càng đông thì càng cảm thấy có nhu cầu về cây cối. Người ta ước ao được đến với tự nhiên, nơi có bóng lá xanh, tiếng chim hót, tiếng suối reo để thả hồn về với những kỉ niệm của riêng mình. Những năm gần đây, nhiều người say mê với cái thú lầm vườn hoặc chơi cây cảnh.

          Mỗi loài cây còn mang lại những giá trị biểu trưng khác nhau. Cây nguyệt quế biểu hiện sự vinh quang. Người La Mã cuốn nó thành chiếc vòng nguyệt quế đặt lên đầu các hoàng đế, các tướng lĩnh chiến thắng. Cây bách là một thứ cây xanh tốt quanh năm, gỗ thơm như hương, mang ý nghĩa của sự trường tồn vĩnh cửu. trong tâm thức của người Do Thái, người theo đạo Thiên Chúa, cây ô liu tượng trưng cho hòa bình.

         Ở nước ta, từ năm 1960, bác Hồ đã phát động Tết trồng cây. Đi thăm mỗi địa phương, Người thường trồng cây kỉ niệm. Những năm gần đây, thiên tai bão lụt làm cho cây cối một số vùng rộng lớn ở nước ta bị triệt phá. Không những các chủ đất, chủ vườn phải xót xa, buồn tiếc mà gần như cả nước cũng xúc động. Hình ảnh cây cối cụt cành, gãy ngọn khiến người ta đau nhói trong lòng. Con người cảm thấy mồ côi khi thấy những miệt vườn chết trong màu lá úa.

(Theo Đ.H và L.B)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Mọi người đều hiểu sự cần thiết của cây cối đối với con người ra sao?

a - Lọc dưỡng khí, tô đẹp cuộc sống, đem lại cảm giác thư thái

b - Lọc dưỡng khi, duy trì sự sống, đem lại cảm giác bình yên

c - Cải thiện cuộc sống,đem lại nhiều niềm vui, gợi nhớ kỉ niệm

2. Một số loài cây có giá trị biểu trưng cho điều gì?

a - Cây nguyệt quế - hòa bình, cây bách – sự trường tồn vĩnh cửu, cây ô liu – sự vinh quang.

b - Cây nguyệt quế - sự trường tồn vĩnh cửu, cây bách – sự vinh quang, cây ô liu – hòa bình

c - Cây nguyệt quế - sự vinh quang, cây bách – sự trường tồn vĩnh cửu , cây ô liu – hòa bình

3. Từ năm 1960, Bác Hồ kính yêu đã phát động phong trào gì?

a - Tết trồng cây

b - Trồng cây kỉ niệm

c - Chăm sóc cây

4. Hình ảnh nào ở đoạn cuối bài văn khiến con người đau nhói trong lòng?

a - Chủ đất, chủ vườn buồn tiếc

b - Cây cối bị cụt cành, gãy ngọn

c - Miệt vườn chết trong màu lá úa

5. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của bài văn?

a - Cây cối có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người

b - Cây cối giúp con người thả hồn về với kỉ niệm của riêng mình

c - Cây cối mang lại cho con người những biểu trưng đẹp đẽ

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền vào chỗ trống

a) l hoặc n

- Bàn tay ta làm ….ên tất cả

-…ên rừng xuống biển

-…ắng tốt dưa mưa tốt…úa

b) ăn hoặc ăng

- Đèn ra trước gió còn ch…hỡi đèn

- Trời lạnh cần phải đắp ch….

- N…..mưa từ những ngày xưa

L…trong đời mẹ đến giờ chưa tan

Câu 2. a) Điền đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô.

Thấy ….. đi qua,…… nhe răng khẹc khẹc, ngó…… rồi quay lại nhòm người chủ, dường như muốn bảo ….. hỏi giùm tại sao ông ta không thả mối dây xích cổ ra để …... được tự do đi chơi như …..

b) Đặt câu có dùng danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô (nhớ gạch dưới đại từ đó)

M: - Thưa cụ, cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

(1) Nói với người vai trên : ………………

(2) Nói với người vai dưới : ………………

Câu 3. Chọn một quan hệ từ (và, rồi, còn, hoặc) điền vào chỗ trống cho thích hợp

a) Trăng đã lên …mặt biển sáng hẳn ra

b) Tấm chăm chỉ, hiền lành……….Cám thì tham lam, lười biếng

c) Những đọt măng trúc đội đất ngoi lên……nảy nhành, nở lá

d) Chủ nhật tôi về thăm bà………..bà lên thăm tôi

Câu 4. Điền vào chỗ trống để giúp bác trưởng thôn (hoặc tổ trưởng dân phố) hoàn thiện đơn kiến nghị gửi ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn…) giải quyết một việc nhằm bảo vệ môi trường:

Chú ý: Họ tên, ngày sinh của người viết đơn do em biết và ghi lại hoặc tự nghĩ ra sao cho hợp lí

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………….,ngày….tháng….năm…..

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi :………………………………

Tôi tên là :……………………………

Sinh ngày :……………………………

Là ……………………………………

Tôi xin trình bày với…….một việc như sau :

Khu vực dân cư chúng tôi từ trước tới nay sống gần một dòng mương nhỏ. Trước đây, nước mương rất trong và có nhiều tôm cá. Từ khi tổ hợp sản xuất gia đình ông……..hoạt động, nước thải xả thẳng ra dòng mương làm cho cá tôm chết, không khí quanh vùng có mùi rất khó chịu,ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Để giữ gìn môi trường trong sạch và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, tôi kính đề nghị…………..chỉ đạo bộ phận có trách nhiệm đến khảo sát và có biện pháp giải quyết đối với cơ sỏ sản xuất của gia đình ông…………..

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn kí

……………..

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Mọi người đều hiểu sự cần thiết của cây cối đối với con người nằm ở chỗ: Lọc dưỡng khí, duy trì sự sống, đem lại cảm giác bình yên.

Chọn đáp án: b

2. Một số loài cây có giá trị biểu trưng như sau: Cây nguyệt quế - sự vinh quang, cây bách - sự trường tồn vĩnh cửu, cây ô liu - hòa bình.

Chọn đáp án: c

3. Từ năm 1960, Bác Hồ kính yêu đã phát động phong trào Tết trồng cây.

Chọn đáp án: a

4. Ở cuối bài văn, có hình ảnh khiến con người đau nhói trong lòng đó là: Cây cối bị cụt cành, gãy ngọn.

Chọn đáp án: b

5. Dòng nêu đúng ý nghĩa của bài văn đó là: Cây cối có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người.

Chọn đáp án: a

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền vào chỗ trống

a) l hoặc n

- Bàn tay ta làm nên tất cả

Lên rừng xuống biển

Nắng tốt dưa mưa tốt lúa

b) ăn hoặc ăng

- Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn

- Trời lạnh cần phải đắp chăn

- Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

Câu 2:

a) Điền đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô.

Thấy tôi đi qua,  nhe răng khẹc khẹc, ngó tôi rồi quay lại nhòm người chủ, dường như muốn bảo tôi hỏi giùm tại sao ông ta không thả mối dây xích cổ ra để  được tự do đi chơi như tôi.

b) Đặt câu có dùng danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô (nhớ gạch dưới đại từ đó)

M: - Thưa cụ, cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

(1) Nói với người vai trên: Cháu tặng  món quà nhỏ này ạ.

(2) Nói với người vai dưới : Em học tốt thì chị sẽ có quà tặng em.

Câu 3:

a) Trăng đã lên  mặt biển sáng hẳn ra.

b) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì tham lam, lười biếng.

c) Những đọt măng trúc đội đất ngoi lên rồi nảy nhành, nở lá.

d) Chủ nhật tôi về thăm bà hoặc bà lên thăm tôi.

Câu 4:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đồng Tiến, ngày 18 tháng 7 năm 2020

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi : Uỷ ban Nhân dân xã An Lạc

Tôi tên là : Nguyễn Văn Tấn

Sinh ngày : 22 - 12 - 1970

Là Trưởng thôn Đồng Tiến

Tôi xin trình bày với Uỷ ban Nhân dân xã một việc như sau :

Khu vực dân cư chúng tôi từ trước tới nay sống gần một dòng mương nhỏ. Trước đây, nước mương rất trong và có nhiều tôm cá. Từ khi tổ hợp sản xuất gia đình ông Nguyễn Ngọc Thắng hoạt động, nước thải xả thẳng ra dòng mương làm cho cá tôm chết, không khí quanh vùng có mùi rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Để giữ gìn môi trường trong sạch và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, tôi kính đề nghị Uỷ ban nhâ dân xã chỉ đạo bộ phận có trách nhiệm đến khảo sát và có biện pháp giải quyết đối với cơ sỏ sản xuất của gia đình ông Thắng.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn kí

Tấn

Nguyễn Văn Tấn



 

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 11 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ chứa các tiếng đó:

M: thích lắm / nắm cơm

lắm

.........

lấm

.........

nắm

.........

nấm

.........

lương

.........

lửa

.........

nương

.........

nửa

.........

b) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ chứa các tiếng đó:

M: trăn trở / ánh trăng

trăn

.........

dân

.........

trăng

.........

dâng

.........

răn

.........

lượn

.........

răng

.........

lượng

.........

Câu 2. Tìm và viết lại:

a) Các từ láy âm đầu n.

M: náo nức

b) Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng.

M: oang oang

Câu 3. Đọc đoạn văn sau:

a) Gạch dưới các đại từ xưng hô có trong đoạn văn:

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:

- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à!

Rùa đáp :

- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!

Thỏ ngạc nhiên:

- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó.

b) Nêu nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi từ xưng hô nói trên:

Thỏ xưng là .........., gọi rùa là ........... thái độ ............

Rùa xưng là ............ gọi thỏ là .......... thái độ ..............

Câu 4. Điền các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau:

Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn:

- ......... và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi:

"Kìa, cái trụ chống trời."......... ngước nhìn lên. Trước mặt là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh. ......... tựa như một cái cái xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao

Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói :

- ......... cũng từng bay qua cái trụ đó. ......... cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà ......... thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng.

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đồ quá sợ sệt.

Đáp án:

Câu 1. a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ chứa các tiếng đó:

lắm

nhiều lắm/ lắm bài

lấm

lấm tấm, chân lấm tay bùn, lấm lem

nắm

nắm tay/ nắm xôi

nấm

nấm rơm, cây nấm, hái nấm

lương

lương thực, kho lương

lửa

bếp lửa, người nóng như lửa

nương

nương rẫy, nương tay

nửa

một nửa, nửa nạc nửa mỡ

b) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ chứa các tiếng đó:

trăn

trăn trở, con trăn

dân

nhân dân, dân tộc

trăng

trăng tròn, ánh trăng

dâng

trào dâng, dâng tặng

răn

răn đe, răn dạy

lượn

lượn lờ, tàu lượn

răng

răng lợi, đánh răng

lượng

số lượng, trọng lượng

Câu 2. Tìm và viết lại :

a) Các từ láy âm đầu n.

M: náo nức, nô nức, nài nỉ, nâng niu, năng nổ, nao núng, nỉ non, nắn nót, nặng nề, nằng nặc, nôn nao,...

b) Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng.

M: oang oang, leng keng, sang sảng, sùng sục, ăng ẳng, loảng xoảng, boong boong, rộn ràng,...

Câu 3.

a) Gạch dưới các đại từ xưng hô có trong đoạn văn:

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:

- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à!

Rùa đáp :

Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!

Thỏ ngạc nhiên:

- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó.

b) Nêu nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi từ xưng hô nói trên:

Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em thái độ kiêu căng, coi thường rùa.

Rùa xưng là tôi gọi thỏ là anh thái độ lịch sự với thỏ.

Câu 4. Điền các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau:

Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn:

Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi:

"Kìa, cái trụ chống trời."Tôi ngước nhìn lên. Trước mặt là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh.  tựa như một cái cái xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao.

Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói :

Tôi cũng từng bay qua cái trụ đó.  cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà chúng ta thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng.

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đồ quá sợ sệt.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 11 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

Câu 1. Gạch dưới quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng:

Câu

Tác dụng của quan hệ từ

a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.

M : -  nối Chim, Mây, Nước với Hoa

b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.

- ...........

c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

- ...........

Câu 2. Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu:

Câu

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ

a) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.

...........

b) Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.

...........

 

Câu 3. Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của

- và: ............

- nhưng: ............

- của: ............

Câu 4: Đoạn đường nơi em ở thường xuyên diễn ra tình trạng họp chợ cóc làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào. Em hãy giúp bác tổ trưởng dân phố làm đơn gửi Ủy ban nhân dân hoặc công an địa phương đề nghị ngăn chặn việc làm nói trên để trả lại trật tự mĩ quan đô thị, đồng thời tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Đáp án:

Câu 1. Gạch dưới quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng:

Câu

Tác dụng của quan hệ từ

a) Chim, Mây, Nước  Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.

M: -  nối Chim, Mây, Nước với Hoa

rằng: nối cho với bộ phận đứng sau.

của: nối “tiếng kì diệu” với Họa Mi.

b) Những hạt mưa to  nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.

: nối “to” với “nặng”

như: nối “rơi xuống” với ai ném đá.

c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

với : nối “ngồi” với “ông nội”

về : nối “giảng” với “từng loài cây”

Câu 2. Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu :

Câu

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ

a) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.

Vì.... nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.

b) Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.

Tuy ... nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.

Câu 3. Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của

- và:

+ Mai và Lan là hai loài hoa đẹp.

+ Cẩm tú cầu và mi-mô-sa là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt.

- nhưng:

+ Dù rất cố gắng nhưng Huy vẫn đến trễ.

+ Mây đen kịt cả góc trời nhưng mưa vẫn chưa rơi

- của:

+ Quyển sách này của Lan.

+ Phố cổ Hội An là di sản văn hóa của cả thế giới.

Câu 4: 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

   ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Công an quận Cầu Giấy.

Tôi tên là : Nguyễn Văn Thanh

Hiện đang là tổ trưởng tổ dân phố của phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. .

Xin trình bày với cơ quan công an một việc như sau: Kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2018 cho đến nay tại đoạn đường gần Trường Tiểu học Dịch Vọng A thường xuyên diễn ra tình trạng họp chợ cóc. Việc làm này không những vi phạm quy định không tổ chức họp chợ bừa bãi mà đồng thời còn ảnh hưởng tới trường học cùng các hộ gia đình xung quanh đó. Hơn thế họp chợ lấn chiếm lòng lề đường còn gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới các phương tiện qua lại đoạn đường này.

Vậy tôi làm đơn này đề nghị Công an quận Cầu Giấy xem xét và giải quyết vụ việc trên để giải toả sự bức xúc của người dân, trả lại trật tự mỹ quan đô thị đồng thời cũng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

   Người làm đơn

   Thanh

   Nguyễn Văn Thanh

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 11 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Bình yên

Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ cố công. Nhà vua ngắm tất cả bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.

Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là những tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên bầu trời xanh với những đám mây mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là bức tranh bình yên thật hoàn hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở trên là bầu trời giận giữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng yên bình chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự.

“Ta chấm bức tranh này!” – Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thực sự của sự bình yên,...

   (Theo Hạt giống tâm hồn)

a) Nhà vua đã yêu cầu các nghệ sĩ vẽ tranh về đề tài gì?

b) Nhà vua đã công bố điều gì khi chọn bức tranh thứ hai?

c) Tìm một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ “ bình yên”

Câu 2: Điền tiếp các đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống trong bảng phân loại sau:

Câu 3: Gạch dưới các đại từ trong câu chuyện sau:

Một con Hoạ Mi từ xa bay đến đậu trên cây bàng, nó ríu rít:

- Cháu chào bác Bàng! Bác có muốn nghe cháu hát không?

- Hoạ Mi đấy ư? Bác rất muốn nghe giọng hát trong trẻo tuyệt vời của cháu. Cháu hãy hát cho bác nghe đi!

Bác Bàng vui vẻ trả lời Hoạ Mi.

Câu 4: Gạch dưới các danh từ cần thay thế bằng đại từ để các câu văn sau không bị lặp lại. Viết lại câu văn sau khi đã thay thế.

a. Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.

b. Trên đường hành quân, anh chiến sĩ nghe tiếng gà gáy trưa. Anh chiến sĩ vô cùng xúc động.

c. Cu Tí đuổi theo con chuồn chuồn. Cuối cùng cậu bé cũng chộp được con chuồn chuồn.

d. Tấm đi qua hồ. Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.

Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào cỗ trống trong từng câu:

(nhưng, còn, và, hay, nhờ)

a) Chỉ ba tháng sau ... siêng năng, cần cù, bạn Thắng đã vượt lên đầu lớp.

b) Ông tôi đã già ... không một ngày nào ông quên ra vườn.

c) Tấm rất chăm chỉ ... Cám thì lười biếng.

d) Mình cầm lái ... cậu cầm lái?

e) Mây tan ... mưa tạnh dần.

Đáp án:

Câu 1:

a. Nhà vua đã yêu cầu các nghệ sĩ vẽ tranh về đề tài sự bình yên.

b. Khi chọn bức tranh thứ hai, nhà vua đã công bố rằng: Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới là ý nghĩa thật sự của sự bình yên.

c.

- Từ đồng nghĩa với bình yên: bình an, yên ả, an nhiên ...

- Từ trái nghĩa với bình yên: loạn lạc, phong ba bão táp,...

Câu 2:


 Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 11 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 3:

Một con Hoạ Mi từ xa bay đến đậu trên cây bàng,  ríu rít:

Cháu chào bác Bàng! Bác có muốn nghe cháu hát không?

- Hoạ Mi đấy ư? Bác rất muốn nghe giọng hát trong trẻo tuyệt vời của cháuCháu hãy hát cho bác nghe đi!

Bác Bàng vui vẻ trả lời Hoạ Mi.

Câu 4:

a. Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.

⟶ Một con quạ khát nước, nó tìm thấy một cái lọ.

b. Trên đường hành quân, anh chiến sĩ nghe tiếng gà gáy trưa. Anh chiến sĩ vô cùng xúc động.

⟶ Trên đường hành quân, anh chiến sĩ nghe tiếng gà gáy trưa. Anh vô cùng xúc động.

c. Cu Tí đuổi theo con chuồn chuồn. Cuối cùng cậu bé cũng chộp được con chuồn chuồn.

⟶ Cu Tí đuổi theo con chuồn chuồn. Cuối cùng cậu bé cũng chộp được nó.

d. Tấm đi qua hồ. Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.

⟶ Tấm đi qua hồ. Nàng vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.

Câu 5:

a) Chỉ ba tháng sau nhờ siêng năng, cần cù, bạn Thắng đã vượt lên đầu lớp.

b) Ông tôi đã già nhưng không một ngày nào ông quên ra vườn.

c) Tấm rất chăm chỉ còn Cám thì lười biếng.

d) Mình cầm lái hay cậu cầm lái?

e) Mây tan  mưa tạnh dần.

Đánh giá

0

0 đánh giá