Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Giáo dục công dân có đáp án (phần 2)

481

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Giáo dục công dân có đáp án (phần 2) hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Giáo dục công dân.

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Giáo dục công dân có đáp án (Phần 2)

Câu 1: Cảm nghĩ của em về môn giáo dục công dân thpt lớp 10

Trả lời:

Đến với môn GDCD lớp 10 khiến ta tiếp thu được nhiều kiến thức mới, rộng lớn hơn so với các cấp dưới, không chỉ thế một số còn dựa trên kiến thức dưới để mở rộng hơn, hiểu sâu hơn về một vấn đề nào đó. Còn dạy cho ta cách ứng xử với các chuẩn mực đạo đức, cũng như trong các mối quan hệ xã hội. Đồng thời giúp học sinh THPT tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày và có ý thức cao cho bản thân, tự nhận thức đúng đắn. Môn GDCD là một không thể thiếu bởi chính nó khiến còn người ta sau này khi ra ngoài xã hội sẽ góp phần xây dựng một môi trường sống đẹp, khiến con người trở nên ngày càng hoàn thiện hơn. Đó là tầm quan trọng của môn này đối với THPT lớp 10

Câu 2: Hãy kể lại một việc em đã làm hoặc chứng kiến nói về chủ điểm đã học thương người như thể thương thân.

Trả lời:

Trên đường đi học hôm đó tôi tất bật vì piết mình muộn học trong khi đang chạy như bay về phía trường tôi chợt nhìn thấy một em nhỏ chừng 5, 6 tuổi đang mếu máo bên kia đường có vẻ như bị lạc,tôi định sang giúp đỡ e ấy nhưng ngĩ đến việc muộn học không chỉ trách phạt mà quan trọng hôm nay tôi có một bài kiểm tra môn toán rất quan trọng nhueng nếu ko giúp e nhỏ có lẽ g nhà e ấy sẽ không biết đâu để tìm, Hình ảnh tôi 10 năm trước lại hiện ra tôi cũng từng bị đi lạc và có lẽ không nhờ một bác lớn tuổi giúp đỡ tôi đã chẳng thể về đến nhà.cảm giác bị đi lạc đầy lo sợ lại ùa về thế là chẳng suy gĩ .nhiều tôi chạy lại chỗ e nhỏ hỏi chuyện và đưa e ấy đến đồn công an trình páo.khoảng 1 lúc sau mẹ e ấy tới đón và đưa e về an toàn tôi ms chịu rời đi kết quả tôi đã lỡ bài kiểm tra và vào muộn dù vậy tôi vẫn hạnh phúc vì nình đã vừa làm được một việc tốt. Thứ hai hôm đó tôi lo sợ vì biết mình sẽ bị nêu tên trước trường do đi học muộn nhưng thật bất ngờ tôi được tuyên dương vì một hành động tốt. Đang ngơ ngác thì tôi nhìn thấy người mẹ của em bé đi lạc, hóa ra cô ấy là vợ thầy hiệu trưởng mà tôi không biết. Có lẽ bài học đó chính là niềm hạnh phúc lớn nhất trong tôi như lời thầy dạy văn đã nói: ''chúng ta phải thương người như thể thương thân''

Câu 3: Hiện nay ở nước ta, các công ty tư nhân được sự cho phép của Nhà nước thành lập thuê mướn lao động và được hưởng lợi nhuận dựa trên cơ sở nào sau đây?

A. Luật Tài nguyên và Môi trường.

B. Luật Doanh nghiệp.

C. Luật Tài chính.

D. Chính sách Tài chính.

Trả lời:

Đáp án: D

Hiện nay ở nước ta, các công ty tư nhân được sự cho phép của Nhà nước thành lập thuê mướn lao động và được hưởng lợi nhuận dựa trên chính sách Tài chính.

Câu 4: Truyền thống gia đình, dòng họ là gì?

Trả lời:

Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ: hiếu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống,…

Câu 5: Một trong các bạn A, B, C và D làm vỡ kính cửa sổ.  Khi được hỏi, họ trả lời như sau:

A: “C làm vỡ”.

B: “Không phải tôi”.

C: “D làm vỡ”.

D: “C đã nói dối”.

Nếu có đúng một người nói thật thì ai đã làm vỡ cửa số?

A. A làm vỡ cửa sổ.

B. B làm vỡ cửa sổ.

C. C làm vỡ cửa sổ.

D. D làm vỡ cửa sổ.

Trả lời:

- Đáp án B

- Giả sử từng người nói thật. Dựa vào các dữ kiện suy luận logic và kết luận.

+ Trường hợp 1: A, B nói thật => D nói dối =>  C nói thật => Loại.

+ Trường hợp 2: C nói thật => D làm vỡ.

+ Trường hợp 3: C nói thật => B nói dối => B làm vỡ => Loại.

+ Trường hợp 4: D nói thật => B nói dối => B làm vỡ.

Câu 6: Vật chất là gì? Cho ví dụ về vật chất.

Trả lời:

- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

- Ví dụ:

 + Các phương tiện giao thông như xe máy, xe ô tô, tàu hỏa, tàu điện ngầm…

+ Các vật dụng trong gia đình như: Bàn ghế, điều hòa, giường tủ…

+ Các vật phục vụ cho công việc của con người như: máy tính, điện thoại, máy in…

Câu 7: Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?

Trả lời:

- Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa tích cực, quan trọng với mỗi cá nhân gia đình và xã hội:

+ Phát triển lòng tự tôn cá nhân, tự tin, tự hào về gia đình.

+ Nâng đỡ và tạo nên sức mạnh cho cá nhân vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.

+ Nuôi dưỡng và phát triển tình yêu thương, lối sống đẹp có văn hóa.

+ Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu 8: Việc người sản xuất luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác thông qua sự biến động của giá cả thị trường là thực hiện chức năng nào sau đây của thị trường

A. thanh toán 

B. cất trữ 

C. kiểm tra 

D. điều tiết

Trả lời:

Đáp án D

Việc người sản xuất luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác thông qua sự biến động của giá cả thị trường là thực hiện chức năng điều tiết của thị trường.

Câu 9: Tổ chức nào đóng vai trò trụ cột trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

C. Mặt trận Tổ quốc.

D. Các đoàn thể nhân dân.

Trả lời:

Đáp án B

Tổ chức đóng vai trò trụ cột trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu 10: Chức năng nào không được coi là chức năng cơ bản và riêng có của gia đình?

A. Tái sản xuất ra con người.

B. Tổ chức đời sống gia đình.

C. Giáo dục gia đình.

D. Thỏa mãn tâm sinh lý.

Trả lời:

Đáp án A

Tái sản xuất ra con người được coi là chức năng cơ bản và riêng có của gia đình

Câu 11: Quan hệ nào được coi là quan hệ cơ bản nhất trong gia đình?

A. Quan hệ hôn nhân

B. Quan hệ hôn nhân và huyết thống

C. Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn

D. Quan hệ nuôi dưỡng

Trả lời:

Đáp án B

Quan hệ hôn nhân và huyết thống được coi là quan hệ cơ bản nhất trong gia đình

Câu 12: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là

A. Tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình

B. Lựa chọn và không cần đáp ứng yêu cầu nào

C. Làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình

D. Được nhận lương như nhau

Trả lời:

Đáp án: A

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hơp với khả năng của mình.

Câu 13: Sự tăng trưởng kinh tế là biểu hiện của sự:

A. phát triển kinh tế.

B. tăng trưởng kinh tế.

C. phát triển kinh tế bền vững.

D. tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trả lời:

Đáp án A

Sự tăng trưởng kinh tế là biểu hiện của sự phát triển kinh tế.

Câu 14: Ông A vận chuyển gia cầm bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Hành vi của ông A đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự.    

B. Hình sự.      

C. Hành chính.    

D. Kỷ luật.

Trả lời:

C. Hành chính.    

- Hành vi của ông A là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể là buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bệnh, đó là vi phạm Hành chính

Câu 15: Em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Vì sao phải thừa kế và phát huy tuyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Trả lời:

- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gìn giữ và nối tiếp những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp...) hình thành trong úa trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì nếu không kế thừa và phát huy thì toàn bộ truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ bị mất đi, dân tộc đó sẽ không có bản sắc, không có truyền thống, từ từ dẫn đến hủy diệt, suy vong và truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng úy giá, góp phần tích cực vào qúa trình phát triển của mỗi dân tộc và cá nhân.

Câu 16: Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình, trống chiến tranh? Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình, trống chiến tranh

Trả lời:

Chúng ta phải bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh vì ko ai muốn chiến tranh xảy ra. Chiến tranh ko những gây mất đoàn kết giữa các nước mà còn phá hoại đất nước, nhà cửa và làm hao tổn nhiều của cải, vật chất. Ko những thế, một khi chiến tranh xảy ra, những người dân hi sinh vô tội là điều xảy ra hiển nhiên. Ai sinh ra trong cuộc đời này cũng có quyền được sống và được bảo vệ mạng sống của mình. Vậy ai cho chiến tranh có quyền cướp đi những mạng sống quý giá đó.

Để thể hiện lòng yêu hoà bình, học sinh cần:

Bảo vệ chủ quyền đất nước, dân tộc.

Kiên quyết chống đối các lực lượng có hành vi xấu đem đến chiến tranh.

Tham gia tích cực các cuộc vận động hưởng ứng hòa bình, xua đuổi chiến tranh.

Tố giác, báo cáo ngay lập tức mọi hành vi xấu.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ?

A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.  

B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.  

C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.  

D. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.

Trả lời:

Đáp án đúng là D

Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả

Câu 18: Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì?

A. Quyền lực tập trung trong tay nhà nước

B.  Nhà nước quản lí mọi mặt xã hội

C. Quyền lực thuộc về nhân dân

D. Nhân dân làm chủ

Trả lời:

Đáp án đúng: C

Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là quyền lực thuộc về nhân dân.

Câu 19: Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế nào?

A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức y tế thế giới (WHO).

B. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

C. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), tổ chức thương mại thế giới (WTO).

D. Cả A, B, C đều đúng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế sau:

- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức y tế thế giới (WHO).

- Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

- Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), tổ chức thương mại thế giới (WTO).

=> Chọn đáp án D

Câu 20: Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của C là biểu hiện của vi phạm

A. hành chính.

B. dân sự.

C. hình sự.

D. kỷ luật.

Trả lời:

Đáp án: C

Trả lời: Hành vi của C là biểu hiện của vi phạm hình sự vì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trộm cắp tài sản và xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

Câu 21: Hãy nêu lên tác dụng của đức tính liêm khiết.

Trả lời:

- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt dẹp hơn

Câu 22: Liêm khiết là gì? Ý nghĩa của liêm khiết? Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?

Trả lời:

-Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch không hám danh không bận tâm toán tính nhỏ nhen ích kỉ.

- Ý nghĩa: sống liêm khiết giúp cho con người cảm thấy thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

-Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải..

Câu 23: Cộng đồng dân cư là gì?

Trả lời:

Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.

Câu 24: Vì sao chúng ta cần tôn trọng người khác?

Trả lời:

- Khi bạn tôn trọng người khác thì bạn sẽ tôn trọng chính bản thân bạn, hãy tôn trọng danh dự nhân phẩm của người khác một cách đúng mực thể hiện lối sống có đạo đức, có văn hóa.

Câu 25: Chọn câu trả lời đúng. Chân lý là:

A. Tri thức đúng

B. Tri thức phù hợp với thực tế

C. Tri thức phù hợp với hiện thực

D. Tri thức phù hợp với hiện thực được thực tiễn kiểm nghiệm

Trả lời:

Đáp án D

Chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực được thực tiễn kiểm nghiệm

Câu 26: Quan điểm, tư tưởng của xã hội là chủ yếu thuộc phạm trù nào?

A. Kiến trúc thượng tầng

B. Quan hệ sản xuất

C. Cơ sở hạ tầng

D. Tồn tại xã hội

Trả lời:

Đáp án đúng là A

Quan điểm, tư tưởng của xã hội là chủ yếu thuộc phạm trù kiến trúc thượng tầng.

Câu 27: Nêu 5 biểu hiện của tôn trọng người khác

Trả lời:

- Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

- Thể hiện sự tế nhị, nhã nhặn khi giao tiếp với người khác.

- Không lấy khuyết điểm của người khác làm niềm vui.

- Tôn trọng thói quen và văn hóa của các vùng miền, dân tộc.

- Không phân biệt đối xử giữa mọi người.

Câu 28: Cứ sáng thứ 7 hằng tuần, nhân dân khu dân cư M lại tập trung làm vệ sinh đường phố. Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Sáng kiến pháp luật.

Trả lời:

Đáp án: C

Trả lời: Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thi hành pháp luật vì nhân dân khu dân cư M đã làm việc quét dọn, vệ sinh đường phố bảo đảm giữ gìn môi trường là việc mà pháp luật yêu cầu.

Câu 29: Chọn câu trả lời đúng. Tri thức của con người ngày càng hoàn thiện là vì:

A. Thế giới đang vận động bộc lộ càng nhiều tính quy định

B. Nhờ sự nỗ lực hoạt động thực tiễn của con người

C. Nhờ hệ thống tri thức trước đó (chân lý) làm tiền đề 

D. Do khả năng tổng hợp của trí tuệ của con người trong thời đại mới

Trả lời:

Đáp án B

Nhờ sự nỗ lực hoạt động thực tiễn của con người nên tri thức của con người ngày càng hoàn thiện.

Câu 30: Em hãy tìm hiểu việc chi ngân sách địa phương tại nơi em sinh sống cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo; chia sẻ kết quả tìm hiểu với các bạn.

Trả lời:

- Chi ngân sách địa phương tại nơi em sinh sống cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

+ Hỗ trợ các em học sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo.

+ Có chính sách động viên, hỗ trợ, miễn giảm học phí cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn…

+ Xây dựng thêm các phòng học, các phòng chức năng phục vụ cho học sinh.

+ Hỗ trợ cho sinh viên vay vốn.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá