Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 có đáp án (5 phiếu)
Câu 1: Đọc lại câu chuyện Thuần phục sư tử và cho biết Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử?
Câu 2: Ý nghĩa câu chuyện Thuần phục sư tử?
A. Sư tử là loài vậy vô cùng nguy hiểm, chúng ta không nên lại gần chúng rất có thể sẽ mất mạng
B. Kiên nhẫn, dịu dàng và thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình
C. Để thuần phục được sư tử cần phải có mồi nhử, một sự kiên nhẫn mới có thể thu phục được chúng
D. Kể lại câu chuyện của nàng Ha-li-ma dũng cảm thuần phục sư tử như thế nào
Câu 3: Em hãy nối đặc điểm của chiếc áo dài ở cột bên phải với loại áo tương ứng ở cột bên trái:
Áo thứ thân |
Được may từ năm mảnh vải, vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải. |
Áo năm thân |
Được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. |
Câu 4: Ý nghĩa của bài văn Tà áo dài Việt Nam?
a) Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền
b) Vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam
c) Nêu nguyên nhân vì sao các vua chúa lại quyết định cách tân áo dài cổ truyền
d) Sự duyên dáng thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài
Câu 5: Em hãy thực hiện các ghép nối cột A với cột B sao cho được các kết hợp phù hợp:
A |
B |
1. Huy hiệu |
a. Cháu ngoan Bác Hồ |
2. Huy chương |
b. Măng non |
3. Huân chương |
c. Kháng chiến |
4. Danh hiệu |
d. Vì Thế hệ trẻ |
Câu 6: Em hãy thực hiện các ghép nối cột A với cột B sao cho được các kết hợp phù
hợp:
A |
B |
1. Huân chương |
a. Anh hùng Lao động |
2. Danh hiệu |
b. Hồ Chí Minh |
3. Giải thưởng |
c. Sao vàng |
4. Huy chương |
d. Vì Thế hệ trẻ |
Câu 7: Em hãy nối các dấu câu ở cột A với công dụng của chúng ở trong cột B
A. Dấu câu |
B. Công dụng |
1. Dấu chấm |
a. Bày tỏ cảm xúc; thể hiện yêu cầu, mong muốn của bản thân mình |
2. Chấm hỏi |
b. Kết thúc câu, trình bảy một sự việc, một câu chuyện. |
3. Chấm than |
c. Ngăn cách giữa các thành phần trong câu |
4. Dấu phẩy |
d. Hỏi một vấn đề nào đó |
Câu 8: Em hãy nối tác dụng của dấu phẩy ở vế bên trái với ví dụ tương ứng ở vế phải
Tác dụng của dấu phẩy |
Ví dụ |
1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu |
a.Bố đang gặt lúa ngoài đồng, mẹ đi thóc trong sân, Lan nấu cơm trong bếp, mỗi người một việc. |
2. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ |
b. Chiều nay, mẹ sẽ trở về. |
3. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép |
c. Lan, Ngọc, Quỳnh đều là học sinh |
Câu 9: Em hãy ghép nối các câu thành ngữ, tục ngữ ở cột A với ý nghĩa tương ứng ở cột B:
Thành ngữ, tục ngữ |
Ý nghĩa |
|
|
1. Trai mà chi, gái mà chi Sinh con có nghĩa có nghì là hơn |
a. Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, nhưng có đến mười con gái thì vẫn xem như chưa có con. |
|
|
2. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô (Một trai đã là có, mười gái cũng bằng không) |
b. Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ. |
|
|
3. Trai tài gái đảm |
c. Trai gái thanh nhã, lịch sự |
|
|
4. Trai thanh gái lịch |
d. Trai gái đều giỏi giang (Trai tài giỏi, gái đảm đang |
||
Câu 10: Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một vật mà em yêu thích.
Đáp án:
Câu 1:
Để làm thân với sư tử, cứ mỗi tối Ha-li-ma lại ôm một con cừu non vào rừng. Từ chỗ xa lạ, sư tử dần thân quen với sự xuất hiện của Ha-li-ma mỗi tối. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon từ trong tay Ha-li-ma từ đó dần dần sư tử đổi tính, nó quen với nàng, có hôm nó còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy nó
Câu 2:
Ý nghĩa câu chuyện Thuần phục sư tử:
Kiên nhẫn, dịu dàng và thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình
Câu 3:
Áo thứ thân: Được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau.
Áo năm thân: Được may từ năm mảnh vải, vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
Câu 4:
Ý nghĩa của bài văn Tà áo dài Việt Nam:
- Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền
- Vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam
- Sự duyên dáng thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài
Câu 5:
Các kết hợp đúng đó là:
- Huy hiệu Măng non
- Huy Chương Vì Thế hệ trẻ
- Huân chương Kháng chiến
- Danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ
Câu 6:
- Danh hiệu Anh hùng Lao động
- Giải thưởng Hồ Chí Minh
- Huân Chương Sao vàng
- Huy chương Vì Thế hệ trẻ
Câu 7:
1 – b: Dấu chấm: Kết thúc câu, trình bảy một sự việc, một câu chuyện.
2 – d: Chấm hỏi: Hỏi một vấn đề nào đó
3 – a: Chấm than: Bày tỏ cảm xúc; thể hiện yêu cầu, mong muốn của bản thân mình
4 – c: Dấu phẩy: Ngăn cách giữa các thành phần trong câu
Câu 8:
1 – c: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu - c. Lan, Ngọc, Quỳnh đều là học sinh
2 – b: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ : Chiều nay, mẹ sẽ trở về.
3 – a: Ngăn cách các vế câu trong câu ghép: Bố đang gặt lúa ngoài đồng, mẹ đi thóc trong sân, Lan nấu cơm trong bếp, mỗi người một việc.
Câu 9:
1 – b: Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghì là hơn
=> Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ
2 – a: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô
(Một trai đã là có, mười gái cũng bằng không)
=> Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, nhưng có đến mười con gái thì vẫn xem như chưa có con.
3 – d: Trai tài gái đảm
=> Trai gái đều giỏi giang (Trai tài giỏi, gái đảm đang)
4 – c: Trai thanh gái lịch
=> Trai gái thanh nhã, lịch sự
Đáp án đúng: 1->b, 2->a, 3->d, 4->c
Câu 10:
Nhà em có nuôi một chú mèo tên là Mi Mi. Người chú ta tròn tròn và mềm mại như một cuộn bông trắng. Đôi tai lúc nào cũng dựng đứng như muốn nghe ngóng điều gì đó. Cánh mũi hồng hồng và ươn ướt là nét đáng yêu nhất của Mi Mi. Cái đầu nhỏ xinh và đôi mắt long lanh, linh động luôn khiến em muốn xoa đầu Mi Mi một chút. Mi Mi đi lại vô cùng nhẹ nhàng là nhờ có nệm thịt dưới chân. Mỗi lần được ăn những món ăn ngon là cái đuôi chú ta lại ngoe nguẩy vô cùng thích chí. Em rất yêu Mi Mi. Em mong ngày nào cũng có thể chăm sóc,vuốt ve và yêu thương Mi Mi như thế này.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Hai mẹ con
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ kí tên vào sổ của cô mẹ bẽn lẽn : “Tôi không biết chữ !”. Và mẹ gạch hai nét chéo nhau lên giấy. Phương thương mẹ quá ! Nó quyết tâm sẽ ráng học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách kí tên.
Sáng nào, Phương cũng được mẹ đưa đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói : “Tội nghiệp cụ có một mình, đi chợ về nằm ngất thế này, chẳng ai hay”. Rồi mẹ gọi xe đạp lôi(1), bảo Phương phụ giúp một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy,lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Nó lặng im không dám nói, trong thâm tâm nó nghĩ : Lỗi là tại mẹ, tại mẹ ! Nó càng lo vì mỗi thứ hai chào cờ đầu tuần, thỉnh thoảng vẫn có bạn bị nêu tên bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.
Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ nhìn thấy liền chạy theo dỗ mãi. Phương vừa khóc vừa kể chuyện ban sáng đến lớp. Mẹ nói : “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo. Con cứ đi học, đừng lo gì hết nghen !”.
Sáng hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp rất sớm, chờ cô giáo tới, mẹ nói gì với cô, cô cười và gật đầu. Phương cảm thấy yên tâm.
Thứ hai, chào cờ đầu tuần, Phương giật thót người khi nghe cô hiệu trưởng nêu tên mình : “Em Trần Thanh Phương…”. Thôi chết ! Vậy là cô chủ nhiệm đã báo cáo với cô hiệu trưởng điều gì rồi ? Giọng cô hiệu trưởng vẫn đều đều : “…Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc làm tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ !
(Theo Nguyễn Thị Hoan)
(1) Xe đạp lôi : xe đạp lắp thêm bộ phận ở phía sau để chở người hoặc hàng hóa,…
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Ngay từ lớp 1, Phương quyết tâm sẽ ráng học cho biết chữ để làm gì ?
a - Để làm việc lấy tiền nuôi mẹ
b - Để chỉ giúp mẹ cách đọc báo
c - Để giúp mẹ ghi chép sổ sách
d - Để chị giúp mẹ cách kí tên
2. Chuyện gì xảy ra khiến Phương lần đầu đến lớp trễ ?
a - Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà mình
b - Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà cụ
c - Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện
d - Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào trạm xá
3. Vì sao buổi học hôm ấy, Phương cảm thấy giận mẹ ?
a - Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy
b - Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo phê bình
c - Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị các bạn chê cười
d - Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương sẽ bị nêu tên dưới cờ
4. Vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn, Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ” ?
a - Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ
b - Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và giận mẹ
c - Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen
d - Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình
5. Tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện ?
a - Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ
b - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
c - Thương người như thể thương thân
d - Thương nhau củ ấu cũng tròn
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết lại tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng có trong đoạn văn sau đúng quy tắc viết hoa đã học :
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, như : huân chương Hồ Chí Minh, huân chương lao động hạng nhất, huân chương lao động hạng nhì, huân chương lao động hạng ba, huân chương hữu nghị. Nhiều tập thể và cá nhân của trường cũng được Nhà nước trao tặng huân chương lao động, huân chương chiến công, huân chương chiến thắng và các danh hiệu, giải thưởng khác, như : nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước.
a) Tên huân chương
b) Tên danh hiệu
c) Tên giải thưởng
2. Viết lời giải nghĩa cho mỗi từ :
a) nữ thần : …………………………
b) nữ tướng : ………………………
c) nữ công :………………………………
d) nữ trang :……………………………
3. Mỗi dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì ? Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để trả lời :
Trên cành, những chú ve râm ran ca bài ca mùa hạ, hoa phượng nhuốm đầy sắc thắm, bồng bềnh cháy rực.
4. Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) tả hình dáng một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
Gợi ý:
– Nếu là gia súc (trâu, bò, ngựa, lợn,chó, mèo, thỏ,…) : Trông cao to hay thấp bé ? To nhỏ bằng chừng nào, giống vật gì ? Màu da ( hoặc lông ) con vật thế nào ? Các bộ phận chủ yếu của con vật ( đầu, mình, chân đuôi ) có nét gì đặc biệt ? ( VD : Có sừng ở đầu hay không ? Đôi tai ra sao ? Mắt thế nào ? Mũi có gì đặc biệt ? Tiếng kêu thế nào ?….)
– Nếu là gia cầm (chim, gà, ngan / vịt xiêm, ngỗng, vịt…): Trông to hay nhỏ ? Hình dáng giống vật gì quen thuộc? Màu sắc bộ lông ra sao ? Đặc điểm nổi bật ở đầu, mình, chân, đuôi…là gì ? (VD : Có mào hay không ? Mỏ thế nào ? Tai ra sao ? Cổ, chân, đuôi có gì đặc biệt ? Tiếng kêu thế nào?…)
5. Viết mở bài theo hai cách đã học cho bài văn tả con vật mà em yêu thích
a) Mở bài trực tiếp
b) Mở bài gián tiếp
Đáp án:
I.
1. Ngay từ lớp 1, Phương quyết tâm sẽ ráng học cho biết chữ để làm gì ?
d - Để chị giúp mẹ cách kí tên
2. Chuyện gì xảy ra khiến Phương lần đầu đến lớp trễ ?
c- Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện
3. Vì sao buổi học hôm ấy, Phương cảm thấy giận mẹ ?
a- Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy
4. Vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn, Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ” ?
b- Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và giận mẹ
5. Tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện ?
c- Thương người như thể thương thân
II.
1.
a) Tên huân chương: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Hữu Nghị, Huân chương Chiến công, Huân chương Chiến thắng.
b) Tên danh hiệu: Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú
c) Tên giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước
2. Giải đáp
a) nữ thần: vị nữ thần ( VD : tượng Nữ thần Tự do ở nước Mĩ )
b) nữ tướng: người phụ nữ làm tướng ( VD : nữ tướng Bùi Thị Xuân thời Quang Trung )
c) nữ công: công việc nội trợ nói chung mà phụ nữ thường làm rất giỏi ( VD : nấu nướng, may vá, thêu thùa…)
d) nữ trang: đồ trang sức nói chung của phụ nữ ( VD : dây chuyền, hoa tai, nhẫn,…)
3. Nối : a) – (2), b) – (3), c) – (1)
4. Tham khảo :
(1) Tô-ni lớn nhanh như thổi. Giờ đây, nó đã là một chú chó trưởng thành với hình dáng cân đối và đẹp đẽ. Toàn thân nó phủ một lớp lông dày mà vàng nâu, điểm những khoang đen, trắng. Đôi tai nhọn luôn dỏng lên nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt to, sáng. Hai lỗ mũi đen ướt, đánh hơi rất thính. Cái lưỡi màu hồng thè dài và hàm răng trắng bóng với bốn cái răng nanh hơi cong và nhọn.
( Theo Thực hành Tập làm văn 4, 2002 )
(2) Nó là một giống gà ri, thấp bé và nhỏ nhắn hơn giống gà thường. Nó còn nhỏ, chưa vỡ lông vỡ cánh mà lại ủ rũ như một người buồn cho nên trông càng đáng ái ngại. Lông cánh nó màu đỏ có đốm trắng, đốm đen nhưng bẩn quá thành ra một màu xám xịt. Cái mào nhu nhú tái ngắt ở trên đôi mắt lờ đờ mà lúc nào gà ta cũng muốn nhắm. Hai cái chân nhỏ quá, thấp quá, xám đen lại, luôn luôn run rẩy như sắp ngã quỵ xuống, như không chịu được thời tiết đầm ấm của những ngày xuân.
( Tô Hoài )
5. Tham khảo :
a) Mở bài trực tiếp: Bà ngoại tôi ở quê ra mang theo một con gà trống làm quà cho cả nhà. Con gà có vóc dáng thật đẹp, trông rất oai vệ nên tôi ngồi ngắm nghía hàng giờ mà không biết chán.
b) Mở bài gián tiếp: Buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi thường để đồng hồ báo thức để dậy sớm, chuẩn bị đi học cho đúng giờ. Có lần cậu em họ ở quê ra chơi kể với tôi : “Ở trong quê, cứ nghe tiếng gà trống nhà mình gáy sáng là em biết mấy giờ, chẳng cần đồng hồ báo thức”. Tôi đã được về quê và tận mắt trông thấy “chiếc đồng hồ báo thức” bằng xương bằng thịt của cậu em họ.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: phút
Câu 1. Viết lại tên các danh hiệu và huân chương dưới đây cho đúng quy tắc viết hoa:
Danh hiệu |
Viết đúng |
anh hùng lao động |
->………… ->………… ->………… ->……….. ->………… ->………… |
anh hùng lực lượng vũ trang |
|
huân chương sao vàng |
|
huân chương độc lập hạng nhất |
|
huân chương độc lập hạng ba |
|
huân chương lao động hạng nhất |
Câu 2. Điền tên huân chương phù hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là......
b) …………là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
c) ………… là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
Câu 3. Dưới đây là những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới và nữ giới theo quan niệm của một số người.
a) Đánh dấu X vào □ trước những ý mà em tán thành:
Nữ
□ dịu dàng
□ khoan dung
□ cần mẫn
□ biết quan tâm đến mọi người
Nam
□ dũng cảm
□ cao thượng
□ năng nổ
□ thích ứng được với mọi hoàn cảnh
b) Hãy ghi tên phẩm chất mà em thích nhất:
- Ở một bạn nam:……………
- Ở một bạn nữ: ……………
c) Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn (có thể dùng từ điển để giải thích):
………………………………………
Câu 4. Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 108 - 109), trả lời các câu hỏi sau:
Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất gì? …………
Giu-li-ét-ta có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính? …………
Ma-ri-ô có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nam tính? …………
Câu 5. Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B. Khoanh tròn kí hiệu (a, b, c, d) trước câu tục ngữ mà em không tán thành.
A |
B |
|
a) Trai mà chi, gái mà chi Sinh con có nghĩa có nghì là hơn. |
1) Cá gái lẫn trai đều giỏi giang |
|
b) Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. |
2) Cả gái lẫn trai đều thanh nhã, lịch sự. |
|
c) Trai tài gái đảm |
3) Một con trai đã là có, mười con gái cùng bằng không. |
|
d) Trai thanh gái lịch |
4) Sinh con trai hay gái đều được, miễn là con ngoan. |
Câu 6. Đọc bài Chim hoạ mi hót (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 123) và trả lời các câu hỏi sau:
a) Tìm các đoạn của bài văn và ghi nội dung chính của mỗi đoạn.
Bài văn gồm…. đoạn:
Các đoạn |
Nội dung chính |
………………………… …………………………. |
…………………………… …………………………… |
b) Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào?
……………………………
……………………………
c) Ghi lại một chi tiết hoặc hình ảnh so sánh mà em thích. Giải thích vì sao em thích chi tiết hoặc hình ảnh đó.
………………………………
………………………………
Đáp án:
Câu 1. Viết lại tên các danh hiệu và huân chương dưới đây cho đúng quy tắc viết hoa:
Danh hiệu |
Viết đúng |
anh hùng lao động |
-> Anh hùng Lao động ->Anh hùng Lực lượng vũ trang ->Huân chương Sao vàng -> Huân chương Độc lập hạng Nhất -> Huân chương Độc lập hạng Ba -> Huân chương Lao động hạng Nhất |
anh hùng lực lượng vũ trang |
|
huân chương sao vàng |
|
huân chương độc lập hạng nhất |
|
huân chương độc lập hạng ba |
|
huân chương lao động hạng nhất |
Giải thích thêm:
Một cụm từ đều có cấu tạo như nhau, đều gồm có hai bộ phận (Anh hùng / Lao động) do đó phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Đối với ba cụm từ sau do tên của các huân chương chỉ gồm hai bộ phận cấu tạo đó là từ “Huân chương” và từ chỉ loại huân chương ấy (ví dụ: Độc lập) nên từ xác định hạng huân chương không nằm trong cụm từ chỉ tên huân chương do vậy ta chỉ viết hoa từ chỉ hạng của huân chương.
Câu 2. Điền tên huân chương phù hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng.
b) Huân chương Quân công là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quân đội.
c) Huân chương Lao động là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
Câu 3. Dưới đây là những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới và nữ giới theo quan niệm của một số người.
a) Đánh dấu X vào □ trước những ý mà em tán thành:
Nữ
X dịu dàng
X khoan dung
X biết quan tâm đến mọi người
Nam
X dũng cảm
X cao thượng
X năng nổ
b) Hãy ghi tên phẩm chất mà em thích nhất:
- Ở một bạn nam: dũng cảm
- Ở một bạn nữ: dịu dàng
c) Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn (có thể dùng từ điển để giải thích):
- Dũng cảm: có dũng khí dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.
- Dịu dàng: gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ đến giác quan hoặc tinh thần.
Câu 4. Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 108 - 109), trả lời các câu hỏi sau:
- Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất gì?
Cả Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác.
- Giu-li-ét-ta có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính?
Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần đầy nữ tính.
- Ma-ri-ô có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nam tính?
Ma-ri-ô tỏ ra chững chạc, giàu nam tính khi kín đáo dấu nỗi buồn của mình, mạnh mẽ và cao thượng khi nhường sự sống cho bạn
Câu 5. Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B. Khoanh tròn kí hiệu (a, b, c, d) trước câu tục ngữ mà em không tán thành.
Các câu a, b, c, d, em tán thành câu a) vì câu a) thể hiện một quan niệm đúng đắn: Không coi thường con gái, con nào cũng quý miễn là có tình có nghĩa và hiếu thảo với cha mẹ.
Câu 6. Đọc bài Chim hoạ mi hót (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 123) và trả lời các câu hỏi sau:
a) Tìm các đoạn của bài văn và ghi nội dung chính của mỗi đoạn.
Bài văn gồm 4 đoạn:
Các đoạn |
Nội dung chính |
Đoạn 1: Câu mở đầu (mở bài) Đoạn 2: Bắt đầu từ “hình như nó vui mừng... rủ xuống cỏ cây”. Đoạn 3: tiếp theo cho đến trong bóng đêm dày". Đoạn 4: phần còn lại. |
- Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi. - Tả tiếng hát đặc biệt của chim họa mi vào buổi chiều. - Tả giấc ngủ của họa mi cùng cách ngủ rất đặc biệt của nó. - Tiếng hót chào nắng sớm của họa mi. |
b) Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào?
- Tác giả bài văn quan sát họa mi bằng thị giác (mắt) và thính giác (tai).
- Thị giác: Nhìn thấy chim họa mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân trong vườn. Thấy nó từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ trong bóng đêm dày. Tác giả còn thấy con họa mi kéo dài cổ ra mà hót, hót xong nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.
- Thính giác (tai): Nghe tiếng hót của họa mi vào các buổi chiều (khi êm đềm, khi rộn rã, như một điều đàn trong bóng xế, âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh); nghe tiếng hót vang bừng chào nắng sớm của họa mi.
c) Ghi lại một chi tiết hoặc hình ảnh so sánh mà em thích. Giải thích vì sao em thích chi tiết hoặc hình ảnh đó.
Em thích chi tiết đoạn tả chim họa mi ngủ: “Từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa” chi tiết này cho em hiểu biết thêm cách ngủ của loài họa mi. Nó vừa lí thú vừa gợi ra được hình ảnh chú chim họa mi đáng yêu.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: phút
Câu 1. Dấu phẩy trong các câu dưới đây được dùng làm gì? Viết câu trả lời vào ô thích hợp trong bảng tổng kết.
a) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
b) Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung.
c) Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.
Tác dụng của dấu phẩy |
Ví dụ |
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu |
Câu ...... |
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ |
Câu ...... |
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép |
Câu…… |
Câu 2. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào □ thích hợp trong mẩu chuyện sau.
Truyện kể về bình minh
Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy □ có một cậu bé mù dạy rất sớm, đi ra vườn □ cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.
Có một thầy giáo cũng dạy sớm □ đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé □ khẽ chạm vào vai cậu □ hỏi:
- Em có thích bình minh không?
- Bình minh nó thế nào ạ?
- Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa - Thầy giải thích.
Môi cậu bé run run □ đau đớn. Cậu nói:
- Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà □ cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.
- Em tha lỗi cho thầy - Thầy giáo thì thầm. Bỗng một giọng nhẹ nhàng □ thầy bảo:
- Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ □ giống như làn da của mẹ chạm vào ta.
- Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi - Cậu bé mù nói.
Viết lại cho đúng chính tả chữ đầu câu chưa viết hoa:
……………................
Câu 3: Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau:
Hãy tả một con vật mà em yêu thích. (Chú ý: Đọc gợi ý trong Tiếng Việt 5, tập hai, trang 125.)
………………………………….
………………………………….
………………………………….
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em yêu thích.
Đáp án:
Câu 1. Dấu phẩy trong các câu dưới đây được dùng làm gì? Viết câu trả lời vào ô thích hợp trong bảng tổng kết.
Tác dụng của dấu phẩy |
Ví dụ |
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu |
Câu b |
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ |
Câu a |
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép |
Câu c |
Câu 2. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào □ thích hợp trong mẩu chuyện sau.
Truyện kể về bình minh
Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy, có một cậu bé mù dạy rất sớm, đi ra vườn. Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.
Có một thầy giáo cũng dậy sớm, đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé , khẽ chạm vào vai cậu, hỏi:
- Em có thích bình minh không?
- Bình minh nó thế nào ạ?
- Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa - Thầy giải thích.
Môi cậu bé run run , đau đớn. Cậu nói:
- Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà, cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.
- Em tha lỗi cho thầy - Thầy giáo thì thầm. Bỗng một giọng nhẹ nhàng, thầy bảo:
- Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ, giống như làn da của mẹ chạm vào ta.
- Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi - Cậu bé mù nói.
Viết lại cho đúng chính tả chữ đầu câu chưa viết hoa:
cậu -> Cậu
Câu 3:
1. Mở bài: (Giới thiệu chung)
Giới thiệu về con chó nhà em nuôi.
- Con chó tên gì? Nhà em đã nuôi được bao lâu?
2. Thân bài:
- Hình dáng:
+ Con chó có bộ lông gì? lớn bằng chừng nào? (Con chó có bộ lông màu vàng, nho nhỏ xinh xinh)
+ Những đặc điểm nổi bật về hình dáng bên ngoài: đầu tròn; tai dài hay cụp xuống; mắt tròn, đen; tai thính, mũi màu nâu ươn ướt rất thính; bốn chân nho nhỏ giấu kĩ móng vuốt sắc nhọn, đuôi cong.
- Đặc tính: biết phân biệt người quen, kẻ lạ, biết giữ nhà cho chủ.
+ Còn nhỏ nên rất dễ thương, hay quấn người; thích được âu yếm, vuốt ve.
3. Kết bài: (Nêu cảm nghĩ của em )
- Con chó rất có ích, gắn bó với chủ.
- Là con vật trung thành.
Câu 4:
Chó Mi-lu đã hơn ba tháng tuổi, nó vẫn còn “trẻ con” lắm! Thân hình nó béo múp míp. Lông đen dày, đặc biệt lông bụng màu vàng,mịn và mượt, sờ vào thấy êm tay. Cái đầu tròn, đôi tai dài cụp xuống, mõm dài với mấy cọng râu xinh xinh. Đôi mắt màu đen, phía trên có vài vết lông màu vàng trông như lông mày! Cái mũi màu nâu, đánh hơi rất thính. Bốn chân nó mang màu lông vàng như lông bụng, cũng mịn và mượt, giấu kĩ các móng vuốt bên trong. Đuôi nó dài, lúc nào cũng cong lại. Lúc cho nó ăn, đôi tai nó giương lên, đuôi ngoáy tít, trông đáng yêu vô cùng!
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: phút
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Khát vọng bình yên
Chồng bà bị giặc Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Con trai và con dâu đều hi sinh để lại cho bà một đứa cháu trai. Bà nuôi nó bằng chính phần máu thịt của mình nên càng ngày bà càng tóp đi, lưng còng xuống.
Đứa cháu lớn lên, khỏe mạnh, sớm biết thương bà nên rất chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của cháu bà trong, ngọt ngào và vi vu nhất.
Năm 1965, Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, ở khắp nơi, thanh niên đua nhau đi bộ đội, cháu bà nhập ngũ.
Mười năm qua đi. Suốt mười năm ấy, bà sống khắc khoải trong nỗi nhớ thương và chờ đợi. Mùa đông năm 1976 lạnh buốt và khô khốc. Bà ho sù sụ, người chỉ còn một nắm và bà đã bị lẫn.
Chiến về, bà không nhận ra. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống chân bà, quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.
Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:
- Con vót cái diều chơi bà ạ.
Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà bàng hoàng, run rẩy khi những khoảng mờ tối trong trí nhớ loãng ra tan dần đi và bà nhận ra trong cái dáng người vót diều là cháu bà. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai người cháu và hỏi:
- Chiến đấy thật ư con?
Chiến vứt chiếc nan diều vót dở sang một bên, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột. Bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp.
- Cái diều của con đây cơ mà.
Tối hôm ấy, khi cháu bà mang cái diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga mát lành, bà nhận ra tiếng chiếc sáo ba của cháu bà. Ngôi sao hôm sáng lung linh giữa trời, đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.
(Thắng Sắc)
a) Vì sao mỗi tối bà nhận ra tiếng sáo diều của cháu mình?
b) Trong thời gian Chiến nhập ngũ bà sống như thế nào?
c) Vì sao sau 10 năm dù đã bị lẫn, bà vẫn nhận ra cháu mình?
Câu 2: Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 3: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
Mùa hè đến mang theo sức sống mới cho đất Đà Lạt. Đất trời nơi đây tràn ngập trong hoa những hàng cây xanh tươi, những đồi chè xanh mướtnhững vườn rau tươi sạch xanh mơn mởn những vườn cây trĩu quả và cả những loài hoa dại khoe sắc bên đường. Con người nơi đây thân thiện, vui vẻ, hòa nhã như người thân của ta vậy.
Câu 4: Dấu phẩy in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì? Khoanh vào ý em chọn.
Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi.
(Băng Sơn)
a) Ngăn cách các bộ phận vị ngữ.
b) Ngăn cách các vế câu ghép.
c) Ngăn cách các trạng ngữ với bộ phận chính.
Câu 5: Thêm vế câu để được câu hoàn chỉnh:
a) Tuy nhà xa trường nhưng ....
b) Dù Hòa không cùng lớp với Trang nhưng ....
Câu 6: Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ và khoanh vào các cặp quan hệ từ trong các câu sau:
a) Nhờ sự quan tâm của các nhà hảo tâm nên Thu đã tiếp tục đến trường học cùng các bạn.
b) Hải không những tham gia thi cờ vua mà bạn ấy còn thi cả cờ tướng.
c) Mẹ em không chỉ giỏi nấu ăn mà mẹ còn đan áo rất đẹp.
Câu 7: Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một vật mà em yêu thích.
Đáp án:
Câu 1:
a. Mỗi tối bà nhận ra tiếng sáo diều của cháu mình là do mỗi tối khi lắng tai nghe tiếng sáo diều ngân nga bà phát hiện ra tiếng sáo của cháu bà trong, ngọt ngào và vi vu nhất.
b. Trong suốt mười năm Chiến nhập ngũ, bà sống khắc khoải trong nỗi nhớ thương và chờ đợi. Mùa đông năm ấy, bà ho sù sụ, người gầy rạc đi và bà đã bị lẫn.
c. Sau 10 năm dù bị lẫn, bà vẫn nhận ra Chiến là bởi vì bà vẫn luôn nhớ tới hình ảnh đứa cháu mình ngồi vót diều chơi ngày nào. Cho nên chỉ cần hình ảnh ấy xuất hiện một lần nữa, bà sẽ nhận ra đó là cháu của mình.
d. Câu chuyện khiến người đọc cảm động ở tình bà cháu gắn bó thân thiết. Thuở nhỏ bà nuôi cháu bằng một phần máu thịt của mình. 10 năm xa cách, sức khoẻ và tuổi già có thể làm bà quên quên nhớ nhớ nhưng chỉ có riêng bóng dáng đứa cháu nhỏ bé ngày nào là là vẫn còn nhớ và khắc ghi trong lòng.
Câu 2:
Những từ ngữ chỉ phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Câu 3:
Mùa hè đến mang theo sức sống mới cho đất Đà Lạt. Đất trời nơi đây tràn ngập trong hoa, những hàng cây xanh tươi, những đồi chè xanh mướt, những vườn rau tươi sạch xanh mơn mởn, những vườn cây trĩu quả và cả những loài hoa dại khoe sắc bên đường. Con người nơi đây thân thiện, vui vẻ, hòa nhã như người thân của ta vậy.
Câu 4:
Trả lời: Đáp án a,c.
- Dấu phẩy thứ nhất có tác dụng ngăn cách trạng ngữ chiều chiều với chủ ngữ và vị ngữ của câu.
- Dấu phẩy thứ hai và thứ ba có tác dụng ngăn cách các bộ phận cùng là vị ngữ trong câu.
Câu 5:
a. Tuy nhà xa trường nhưng Hải chưa bao giờ đi học muộn.
b. Dù Hoà không học cùng lớp với Trang nhưng hai bạn vẫn chơi rất thân với nhau.
Câu 6:
Câu 7:
Cún là chú chó đáng yêu. Nó năm nay vừa tròn một tuổi. Thân hình Cún mập mạp to hơn cái phích nước. Cún có bộ lông màu xám. Đầu chú hình tam giác nổi bật với đôi mắt đen láy to chừng hạt nhãn. Chiếc mũi đen ươn ướt hay nghít ngửi. Đôi tai của Cún to bằng cái lá cam vểnh lên nghe ngóng khi có tiếng động lạ rồi lại cụp xuống lúc bình thường. Đôi chân ngắn nhưng chạy thoăn thoắt. Dưới bàn chân Cún có những móng vuốt sắc để rình bắt chuột cùng với bác Mèo. Em rất yêu Cún, em sẽ chắm sóc nó cẩn thận.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.