Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Cánh diều) Tuần 23 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Cánh diều) Tuần 23 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 2 từ đó học tốt tiếng việt lớp 2.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Cánh diều) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Cánh diều) Tuần 23 có đáp án

Bài 1. Đọc bài sau:

CON VOI CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách, Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.

Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan, có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa.” Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này.

 

Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa.

Đoàn Giỏi

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 

1. Hình ảnh nào cho thấy tình cảm của con voi với Trần Hưng Đạo? 

a. Voi mỗi lúc một lún sâu thêm.

b. Voi kêu lên thảm thiết.

c. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.

2. Những chi tiết nào cho thấy tình cảm của Trần Hưng Đạo với voi và quyết tâm đánh giặc của ông?

a. Không đành lòng, đau xót, nhưng vì việc quân nên phải để voi ở lại.

b. Xây tượng, đắp mộ cho voi.

c. Thương tiếc voi, căm thù quân giặc nên đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng không phá xong giặc Nguyên sẽ không về bến sông này nữa.

3. Từ nào nói về con voi như nói về một người chiến sĩ?

a. khôn ngoan                  b. có nghĩa                       c. trung hiếu

4. Vì sao câu chuyện Con voi của Trần Hưng Đạo được mọi người truyền tụng đến bây giờ?

a. Vì voi là loài vật có ích.

b. Vì con voi này là một con vật khôn ngoan và rất có nghĩa.

c. Vì đây là một câu chuyện cảm động về tình cảm của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo với con voi chiến của mình, là một câu chuyện về quyết tâm đánh giặc của ông cha ta.

5. Hãy viết từ 2 đến 4 câu giải thích vì sao nhân dân bên bờ sông Hóa lại lập đền thờ voi.

 

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6. Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để biết chuyện gì đã xảy ra với con voi của Trần Hưng Đạo

a. Voi

 

1. tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu.

b. Quân sĩ và nhân dân

 

2. đành để voi ở lại.

c. Trần Hưng Đạo

 

3. bị sa lầy.

      

Bài 2: Những từ nào viết sai chính tả?

a. 

a1. năm tháng                a2. nều cỏ                       a3. le te

a4. lập lòe                       a5. lóng lánh                  a6. ná cây

a7. lồng làn                     a8. sau nưng                  a9. lao xuống

b.

b1. rượt đuổi                   b2. mược mà                  b3. thước tha

b4. lần lược                     b5. xanh mướt                b6. bướt chân

b7. lướt ván                    b8. trước sau                  b9. lướt thước

Bài 3: Những từ nào chỉ những loài thú dữ?

a. hổ                     b. hươu                  c. sư tử                 d. gấu

e. thỏ                    g. ngựa vằn           h. lợn lòi               i. chó sói

Bài 4: Tìm nội dung ở ô bên phải phù hợp với tên con vật được nêu  ô bên trái để tạo câu:

a. Thỏ

 

1. thoăn thoắt chuyền từ cành này sang cành khác

b. Sóc

 

2. lững thững kéo gỗ về buôn

c. Gấu

 

3. chạy thật nhanh, đôi tai dài cứ vểnh lên, cụp xuống.

d. Voi

 

4. lặc lè đi tìm những hạt dẻ cuối mùa.

          

Bài 5: Những câu nào hỏi đúng cho bộ phận in đậm trong hai câu sau?

a. Ngựa phi nhanh như bay.

a1. Ngựa như thế nào? 

a2. Ngựa phi như thế nào?

a3. Ngựa phi nhanh như thế nào?

b. Thấy một chú ngựa béo tốt đang gặm cỏ, Sói thèm rỏ dãi

b1. Chú ngựa béo tốt đang làm gì?

b2. Thấy một chú ngựa béo tốt đang gặm cỏ, con gì thèm rỏ dãi? 

b3. Thấy một chú ngựa béo tốt đang gặm cỏ, Sói thế nào?

 

Bài 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau:

a. Con voi của Trần Hưng Đạo khôn ngoan, có nghĩa với người, có công với nước.

b. Chú voi bước đi thong thả, chậm rãi.

c. Lông thỏ trắng muốt.

d. Thỏ chạy như bay.

Bài 7: Trả lời các câu hỏi sau:

a. Bò tót có đôi sừng như thế nào?

b. Gấu Bắc Cực có bộ lông như thế nào?

c. Thiên nga có đôi cánh như thế nào?

Bài 8:  Ghi lại lời nói tiếp theo thích hợp cho các trường hợp sau:

a. 

- Mẹ đã mua cho con quyển sách chưa ạ?

- Có, mẹ mua rồi.

- …………………………………………………….

b. 

- Toàn ơi, hôm nay có phim hoạt hình Tom và Jerry không ? 

- Có lúc 5 giờ chiều đấy, Thắng ạ.

- ………………………………………………………      

Bài 9: Hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu tả một con voi mà em có dịp quan sát.

ĐÁP ÁN – TUẦN 23

Bài 1:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

c

a, c

c

c

Ví dụ: Con voi của Trần Hưng Đạo là một con vật khôn ngoan, có nghĩa với người, có công với nước. Voi đã góp phần tạo nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Sự hi sinh của voi làm tất cả mọi người đều khâm phục. Nhân dân đã lập đền thờ để tỏ lòng thương tiếc và biết ơn voi.

Nối a-3; b-1; c-2

Bài 2:

a. 

a2. nều cỏ          a6. ná cây          a7. lồng làn                a8. sau nưng

b.

b2. mược mà     b3. thước tha    b4. lần lược                

b6. bướt chân    b9. lướt thước

Bài 3: 

a. hổ                     c. sư tử                  d. gấu

h. lợn lòi               i. chó sói

Bài 4: 

Nối: a-3; b-1; c-4; d-2.

Bài 5: 

a.  a2. Ngựa phi như thế nào?

b.  b3. Thấy một chú ngựa béo tốt đang gặm cỏ, Sói thế nào?

Bài 6:

a. Con voi của Trần Hưng Đạo như thế nào?

b. Chú voi bước đi như thế nào?

c. Lông thỏ như thế nào?

d. Thỏ chạy như thế nào?

Bài 7:          

a. Bò tót có đôi sừng rất khỏe.

b. Gấu Bắc Cực có bộ lông trắng như tuyết.

c. Thiên nga có đôi cánh rất dài

Bài 8:

a. Con cảm ơn mẹ.

b. Ôi, thế thì chúng mình cùng xem nhé.

Bài 9:Ví dụ: Chú voi có một cái vòi dài, to như cái đài phun nước chữa cháy. Hai cái ngà trắng muốt của chú dài, cong như cái sừng trâu. Đôi tai to như hai chiếc quạt lúc nào cũng phe phẩy. Bốn chân chú lững thững như bốn cột đình.

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 (cánh diều) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cánh diều) tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cánh diều) tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cánh diều) tuần 24

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cánh diều) tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cánh diều) tuần 26

 

Đánh giá

0

0 đánh giá