Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Cánh diều) Tuần 27 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Cánh diều) Tuần 27 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 2 từ đó học tốt tiếng việt lớp 2.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Cánh diều) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Cánh diều) Tuần 27 có đáp án

Bài 1: Đọc bài sau:

THỎ CON ĂN GÌ?

Vào một buổi sáng mùa xuân, Thỏ con đi lang thang trong rừng. Thỏ đi mãi, đi mãi mà chẳng tìm được cái gì để ăn .

Thỏ gặp Gà Trống đang mổ thóc. Gà Trống mời : “Bạn Thỏ ơi, tôi có nhiều thóc vàng, bạn hãy ăn cùng tôi”. Thỏ con nói : “Cảm ơn bạn, nhưng tôi không ăn được thóc vàng”. Thỏ lại đi tiếp. Trên đường đi , Thỏ gặp mèo đang ăn cá. Mèo vui vẻ mời Thỏ : “Thỏ ơi, mời bạn ăn cá cùng tôi”. Thỏ nói : “Cảm ơn Mèo con nhé, tôi không ăn được cá đâu”.

Thỏ lại tiếp tục bước đi, những bước đi nặng nề vì mệt và đói. Mệt quá, Thỏ con ngồi nghĩ dưới gốc cây và bật khóc hu hu. Vừa lúc đó Dê con xách làn rau đi qua. Dê mời Thỏ con hai củ cà rốt. Thỏ con mừng rỡ cám ơn Dê con và chú ăn cà rốt một cách ngon lành. 

(Theo Hồ Lam Hồng) 

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 

1. Gà Trống, Mèo con đã mời Thỏ con ăn gì?

A. Thóc, củ cải                        B. Cá, khoai tây                            C. Thóc, cá

2.  Vì sao Thỏ con từ chối ăn cùng Gà Trống và Mèo con?

A. Vì Thỏ con không đói

B. Vì Thỏ con không ăn được thức ăn của Gà và Mèo.

C. Vì Thỏ con không muốn ăn thức ăn của người khác.

3.  Vì sao Thỏ con cảm ơn Dê con?

A. Vì Dê con tặng Thỏ con hai củ cà rốt.

B. Vì Dê con cho Thỏ con ở nhờ.

C. Vì Dê con hướng dẫn cho Thỏ con cách tìm thức ăn.

4. Em thấy Gà Trống, Mèo con, Dê con trong câu chuyện trên là những người bạn như thế nào?

 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

5. Bộ phận in đậm trong câu “Thỏ con ra khỏi hang để kiếm cái ăn.” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Là gì?                                 B. Làm gì?                                    C. Thế nào? 

Bài 2 : Điền r, d hay gi; tr hay ch; s hay x vào chỗ trống?

                 Ba cậu bé ...ủ nhau vào ...ừng ...ơi ...ong ...ừng có nấm, có quả rừng, lại có đủ thứ thật hấp ...ẫn. Ba cậu mải ...ơi nên không để ý là trời đã về ...iều, sắp tối. Về bây ...ờ thì biết nói với bố mẹ ra ...ao đây.

     Bài 3 :Nối tên từng loài chim với ô chữ ở bên phải sao cho thích hợp:

a. Bồ câu

 

1. là hình tượng của lòng khát khao tự do và tinh thần dũng cảm.

b. Đại bàng

 

2. là nghệ sĩ múa của rừng xanh.

c. Công

 

3. là biểu tượng của hoà bình, yên vui và hạnh phúc.

Bài 4: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu” trong từng câu sau:

a. Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông.

b. Chợt thấy một người thợ săn, Gà Rừng và Chồn cuống quýt nấp vào một cái hang.

c. Trên những bụi cây ven hồ, họ nhà chim đủ các loại, ríu rít bay đến đậu.

d. Một ngày nắng đẹp, Khỉ mải mê leo trèo trên hàng cây ven sông.

Bài 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây :

a. Cá heo là loài vật rất thông minh.

.......................................................................................................................................

b. Sóc chuyền cành nhanh thoăn thoắt.

.......................................................................................................................................

c. Ngựa phi nhanh như bay.

..................................................................................................................................

Bài 6: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

 

       Mùa đông đã đến thật rồi. Bầu trời trở nên ………. (1) Từng trận ………. (2) tràn vể mang theo hơi lạnh. Các cụ già ngồi hơ taỵ bên ………. (3) Đám trẻ con xúng xính trong những chiếc ………. (4) mới. Đàn gà con liếp chiếp ………. (5) vào cánh mẹ.

                              (bếp lửa, áo khoác, gió bấc, xám xịt, rúc)

Bài 7:

a. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để có đoạn văn tả một chú chó: Nhà em có một chú chó nhỏ, em gọi nó là Cún Bông. Cún Bông có bộ lông ………. (1) trông rất ………. (2) Hai cái tai nhỏ dựng đứng, đôi mắt tròn xoe. Mỗi khi em đi học về, nó thường ………. (3) tận cổng đón em, đuôi vẫy ………. (4) tỏ vẻ mừng rỡ. Em rất ………. (5) Cún Bông.

     b. Hãy viết đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) tả một con vật mà em yêu thích.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN – TUẦN 27

Bài 1:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

Gợi ý: Gà Trống, Mèo con, Dê con là những người bạn tốt bụng, biết quan tâm đến người khác.

B

Bài 2:

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng chơi trong rừng có nấm, có quả rừng, lại có đủ thứ thật hấp dẫn. Ba cậu mải chơi nên không để ý là trời đã về chiều, sắp tối. Về bây giờ thì biết nói với bố mẹ ra sao đây.

Bài 3: 

Nối: a – 3, b – 1, c - 2

Bài 4: 

a. Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông.

b. Chợt thấy một người thợ săn, Gà Rừng và Chồn cuống quýt nấp vào một cái hang.

 

c. Trên những bụi cây ven hồ, họ nhà chim đủ các loại, ríu rít bay đến đậu.

d. Một ngày nắng đẹp, Khỉ mải mê leo trèo trên hàng cây ven sông.

Bài 5: 

a. Cá heo là loài vật như thế nào?

b. Sóc chuyền cành như thế nào?

c. Ngựa phi như thế nào?

Bài 6:

       Mùa đông đã đến thật rồi. Bầu trời trở nên xám xịt (1) Từng trận gió bấc (2) tràn vể mang theo hơi lạnh. Các cụ già ngồi hơ taỵ bên bếp lửa (3) Đám trẻ con xúng xính trong những chiếc áo khoác (4) mới. Đàn gà con liếp chiếp rúc (5) vào cánh mẹ.

Bài 7: Gợi ý

     a. Nhà em có một chú chó nhỏ, em gọi nó là Cún Bông. Cún Bông có bộ lông trắng muốt (1) trông rất đẹp mắt (2) Hai cái tai nhỏ dựng đứng, đôi mắt tròn xoe. Mỗi khi em đi học về, nó thường chạy ra (3) tận cổng đón em, đuôi vẫy rối rít (4) tỏ vẻ mừng rỡ. Em rất yêu quý (5) Cún Bông.

     b. Nhà em có nuôi một chú mèo con rất đẹp. Em đặt tên cho nó là Bạch Tuyết. Chú có một bộ lông trắng mềm mại, điểm những đốm vàng và nâu nhạt. Cái đầu tròn tròn, hai cái tai dong dỏng dựng đứng lên rất thính nhạy. Đôi mắt bạch tuyết trông rất hiền lành nhưng ban đêm lại sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Cái đuôi cong lên tựa dấu hỏi như thể làm duyên. Bốn cái chân thon thon, bước đi nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Mỗi khi em học bài, Bạch Tuyết thường nũng nịu cọ bọ ria trắng như cước vào chân em. Những lúc như vậy, em lại âu yếm thưởng cho chú một miếng bánh cá ngon lành. Lúc rảnh rỗi, em lại cùng với Bạch Tuyết ra ngoài công viên gần nhà chơi. Đi ngủ, em lại ôm chú vào lòng ngủ thật say. Trong giấc mơ, em mơ thấy Bạch Tuyết và em chơi đùa thỏa thích. Bạch Tuyết đã trở thành một phần không thể thiếu trong gia đình em. Mọi người trong nhà ai cũng yêu quý chú mèo.

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 (cánh diều) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cánh diều) tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cánh diều) tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cánh diều) tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cánh diều) tuần 29

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cánh diều) tuần 30

 

Đánh giá

0

0 đánh giá