Công nghệ 8 (Cánh diều) Bài 10: Nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện

741

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu giải sách Công nghệ 8 trang 57 Bài 10: Nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện Sách Công nghệ 8 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong Sách Công nghệ 8 Bài 10.

Công nghệ 8 (Cánh diều) Bài 10: Nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện

Khởi động trang 57 Công nghệ 8: Theo em, việc sử dụng điện không an toàn có thể gây nguy hiểm cho con người như thế nào?

Lời giải:

Việc sử dụng điện không đúng cách, không cẩn thận hoàn toàn có thể làm phát sinh các trường hợp nguy hiểm, thậm chí có thể thiệt hại đến tính mạng.

I. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN ĐIỆN

1. Tiếp xúc với vật mang điện

Khám phá trang 57 Công nghệ 8: Hãy nêu những nguyên nhân gây ra tai nạn điện trong các tình huống ở Hình 10.1.

 (ảnh 7)

Lời giải:

a) Chạm trực tiếp vào phích cắm hoặc phần mang điện của đồ dùng điện.

b) Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện bị hở cách điện.

c) Chạm vào đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ kim loại.

d) Sửa chữa điện khi chưa cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

2. Đến gần dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất

Khám phá trang 58 Công nghệ 8: Vì sao khi mưa bão rất dễ xảy ra tai nạn điện? Hãy nêu những nguy hiểm có thể xảy ra trong tình huống ở Hình 10.2.

 (ảnh 6)

Lời giải:

Mưa bão to có nguy cơ làm đứt dây điện và rơi xuống đất, nền đất ẩm sẽ là vật dẫn điện gây nguy hiểm giật điện cho con người, động vật khi đi qua khu vực này.

3. Vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp

Khám phá 1 trang 58 Công nghệ 8: Vì sao không nên đến gần đường dây cao áp hoặc trạm biến áp?

Lời giải:

Người đến gần đường dây điện cao áp hoặc trạm biến áp tuy chưa chạm trực tiếp vào phần có điện nhưng có thể bị điện áp cao phóng điện qua không khí gây điện giật.

Khám phá 2 trang 58 Công nghệ 8: Có nên điều khiển các vật thể bay như máy bay điều khiển từ xa, diều,... gần đường dây điện như Hình 10.3 không? Vì sao?

 (ảnh 5)

Lời giải:

Không nên, vì đây là hành vi vi phạm hàng lang an toàn lưới điện.

4. Thiết bị, đồ dùng điện quá tải và cháy nổ

Khám phá trang 59 Công nghệ 8: Hãy nêu những nguy hiểm có thể xảy ra với người và đồ dùng điện trong trường hợp ở Hình 10.4.

 (ảnh 4)

Lời giải:

a) Sử dụng nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện sẽ gây quá tải.

b) Để đồ dùng điện phát nhiệt (bàn là) gần các vật dễ cháy sẽ gây cháy nổ.

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN

Khám phá 1 trang 60 Công nghệ 8: Khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện, cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

Lời giải:

Không sử dụng dây dẫn điện bị hở, hỏng. Thực hiện bọc cách điện dây dẫn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.

Không cắm quá nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện.

Không để các đồ vật dễ cháy gần đường dây diện và các đồ dùng diện sinh nhiệt.

Không được chạm vào mạch điện, các thiết bị và đồ dùng diện nếu chưa biết rõ cách sử dụng. Khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện, có biển thông báo và sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

Khám phá 2 trang 60 Công nghệ 8: Nêu cách xử lí khi khu vực trong nhà bị ngập nước hoặc nhìn thấy dây điện bị rơi xuống đất như Hình 10.7.

 (ảnh 3)

Lời giải:

a) Ngắt ngay nguồn điện nếu có khu vực trong nhà bị ướt, ngập nước.

b) Tránh xa, cảnh báo cho người xung quanh biết và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lí khi thấy dây điện bị đứt rơi xuống đất.

LUYỆN TẬP

Luyện tập trang 60 Công nghệ 8: Một bạn học sinh có ý định thay bóng đèn học bị cháy mà không rút phích cắm điện cấp nguồn. Theo em, ý định của bạn học sinh có đảm bảo an toàn điện không? Vì sao? Bạn học sinh nên thay bóng đèn học như thế nào cho an toàn?

Lời giải:Theo em, ý định của bạn học sinh không đảm bảo an toàn điện. Vì đây là một nguyên nhân gây tai nạn điện. Bạn học sinh nên thay bóng đèn học như sau: rút phích cắm điện cấp nguồn và sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá