Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 18: Cố đô Huế

519

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 18: Cố đô Huế hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 18 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 18: Cố đô Huế

Câu hỏi trang 77 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quần thể di tích Cố đô Huế là Di sản văn hoá thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Hãy chia sẻ những điều em biết về di sản này.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 18: Cố đô Huế (ảnh 1)

Lời giải:

- Chia sẻ hiểu biết về Quần thể di tích Cố đô Huế:

+ Cố đô Huế từng là Kinh đô của Việt Nam dưới thời Nguyễn.

+ Hiện nay, quần thể di tích Cố đô Huế thuộc địa phận thành phố Huế và một số vùng phụ cận của tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Cố đô Huế có nhiều công trình kiến trúc cổ kính như: chùa Thiên Mụ, lăng tầm của các vị vua triều Nguyễn, đặc biệt là Kinh thành Huế.

Câu hỏi 1 trang 77 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát lược đồ hình 2, em hãy xác định vị trí địa lí của Cố đô Huế.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 18: Cố đô Huế (ảnh 2)

Lời giải:

- Vị trí địa lí: Quần thể di tích Cố đô Huế thuộc địa phận thành phố Huế và một số vùng phụ cận của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Câu hỏi 2 trang 77 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3 đến 5, em hãy mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 18: Cố đô Huế (ảnh 3)

Lời giải:

- Cảnh quan thiên nhiên Cố đô Huế được tô điểm bởi vẻ đẹp của dòng sông Hương uốn lượn quanh kinh thành. Núi Ngự Bình nằm cạnh sông Hương, mang vẻ đẹp hùng vĩ mà nên thơ với bốn mùa thông reo, chim hót.

- Cố đô Huế có nhiều công trình kiến trúc cổ kính như: chùa Thiên Mụ, lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, đặc biệt là Kinh thành Huế. Kinh thành gồm ba vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành, có sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây.

Câu hỏi 1 trang 79 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, hãy cho biết Kinh thành Huế được xây dựng vào triều đại nào?

Lời giải:

- Kinh thành Huế được xây dựng từ thời nhà Nguyễn.

Câu hỏi 2 trang 79 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hãy kể một câu chuyện lịch sử có liên quan đến Cố đô Huế mà em yêu thích.

Lời giải:

- Câu chuyện: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Huế

+ Hoà trong không khí Cách mạng tháng Tám của cả nước, tại Huế, ngày 23/8/1945, nhân dân đã giành được chính quyền.

+ Chiều 30/8/1945, trước cổng Ngọ Môn, hàng vạn người dân xứ Huế chứng kiến giây phút lịch sử: Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại ấn, kiếm cho chính quyền cách mạng. Trên kì đài, cờ đỏ sao vàng tung bay giữa những tiếng hô vang “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!”. Sự kiện này đánh dấu sự thắng lợi trọn vẹn của Cách mạng tháng Tám trên đất Cố đô.

Câu hỏi trang 80 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy cho biết cần làm gì để bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế?

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 18: Cố đô Huế (ảnh 5)

Lời giải:

- Để bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế, chúng ta cần:

+ Tu bổ, phục dựng các di tích;

+ Tuyên truyền về những giá trị văn hoá của vùng đất Cố đô;

+ Tích cực quảng bá những nét đẹp, giá trị văn hóa – lịch sử của Cố đô Huế tới du khách trong và ngoài nước.

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

Luyện tập 1 trang 80 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Vì sao Cố đô Huế là nơi thu hút nhiều khách du lịch?

Lời giải:

- Cố đô Huế chứa đựng nhiều giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc. Vì thế, nơi đây thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế tới tham quan, tìm hiểu.

Luyện tập 2 trang 80 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thiện những nội dung (theo gợi ý dưới đây) vào vở về những việc nên làm hoặc không nên làm để bảo tồn và phát huy giá trị của Cố đô Huế.

 Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 18: Cố đô Huế (ảnh 6)

Lời giải:

- Nên:

+ Thực hiện đúng nội quy khi tham quan di tích.

+ Tu bổ, phục dựng các di tích;

+ Tuyên truyền về những nét đẹp, giá trị văn hoá - lịch sử của vùng đất Cố đô;

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

- Không nên:

+ Vứt rác bừa bãi.

+ Vi phạm nội quy khi tham quan.

+ Xâm phạm di tích (ví dụ: viết/ vẽ bậy tại khu di tích).

+ Phá hoại cảnh quan tại khu di tích.

Vận dụng trang 80 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau.

1. Thiết kế một tấm áp phích nhằm tuyên truyền mọi người bảo vệ di tích Cố đô Huế.

2. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên hoặc một di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế.

Lời giải:

(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2

(*) Bài tham khảo: Giới thiệu về Chùa Thiên Mụ

- Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5 km.

- Hai công trình kiến trúc chính của chùa là Tháp Phước Duyên và Điện Đại Hùng.

+ Tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7 tầng, 21m, mỗi tầng thờ một đức Như Lai, tầng cao nhất thờ Đức Thế Tôn;

+ Điện Đại Hùng là ngôi điện chính trong chùa, có kiến trúc nguy nga đồ sộ; ngoài bức tượng Phật bằng đồng trong điện còn có vô số tượng và một khánh đồng đúc năm 1677; một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.

- Từ ngày xây dựng cho đến nay ngôi chùa đã được trùng tu 8 lần. Qua những lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm, huy hoàng, tráng lệ.

- Năm 1996, Bộ Văn hóa và Thông tin đã công nhận Chùa Thiên Mụ là di tích cấp quốc gia.

 Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 17: Một số nét văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 19: Phố cổ Hội An

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 21: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 22: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá