Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 2: Làm đất trồng cây

675

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 2: Làm đất trồng câysách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 7 Bài 2 từ đó học tốt môn Công nghệ 7.

Giải SGK Công nghệ 7 Bài 2 (Kết nối tri thức): Làm đất trồng cây

I. Thành phần và vai trò của đất trồng

Hoạt động mở đầu trang 12 Công nghệ 7: Đất trồng có thành phần như thế nào và có vai trò gì đối với cây trồng? Làm đất trồng cây gồm những công việc nào và mục đích của chúng là gì?

Lời giải:

- Đất trồng gồm ba thành phần: 

   + Phần rắn: Có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững.

   + Phần lỏng: Có tác dụng cung cấp nước cho cây, hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ

   + Phần khí: Có tác dụng cung cấp oxygen cho cây; làm cho đất tơi, xốp và giúp rễ cây hấp thụ oxygen tốt hơn.

- Làm đất trồng cây gồm ba công việc chính:

   + Cày đất: làm tăng bề dày lớp đất trồng, chôn vùi cỏ dại, làm cho đất tơi xốp và thoáng khí.

   + Bừa/ đập đất: làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân bón, san phẳng mặt ruộng.

   + Lên luống: thuận lợi cho việc chăm sóc cây trồng, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.

2. Các thành phần của đất trồng có vai trò gì đối với cây trồng?

 Câu hỏi trang 12 Công nghệ 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)
Lời giải:

1. Đất trồng gồm những thành phần:

- Phần rắn.

- Phần lỏng.

- Phần khí.

2. Các thành phần của đất trồng có vai trò:

- Phần rắn: Có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững.

- Phần lỏng: Có tác dụng cung cấp nước cho cây, hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.

- Phần khí: Có tác dụng cung cấp khí oxygen cho cây; làm cho đất tơi, xốp và giúp rễ cây hấp thụ khí oxygen tốt hơn.

II. Làm đất và bón phân lót

Khám phá 1 trang 13 Công nghệ 7: Quan sát và nêu tên, mục đích của các công việc làm đất trồng cây tương ứng với mỗi ảnh trong Hình 2.2. 

Câu hỏi trang 13 Công nghệ 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

- Hình a: Bừa/ đập đất.

Câu hỏi trang 13 Công nghệ 7 Kết nối tri thức (ảnh 2)

- Hình b: Cày đất.

Câu hỏi trang 13 Công nghệ 7 Kết nối tri thức (ảnh 3)

- Hình c: Lên luống.

Câu hỏi trang 13 Công nghệ 7 Kết nối tri thức (ảnh 4)

Khám phá 2 trang 13 Công nghệ 7: Quan sát Hình 2.3 và nêu các cách bón phân lót tương ứng với mỗi hình. 

Câu hỏi trang 13 Công nghệ 7 Kết nối tri thức (ảnh 5)

Lời giải:

- Hình a: Bón theo hàng.

Câu hỏi trang 13 Công nghệ 7 Kết nối tri thức (ảnh 6)

- Hình b: Bón theo hốc trồng cây.

Câu hỏi trang 13 Công nghệ 7 Kết nối tri thức (ảnh 7)

- Hình c: Rắc đều lên mặt ruộng.

Câu hỏi trang 13 Công nghệ 7 Kết nối tri thức (ảnh 8)

Lời giải:

- Cày đất:

   + Làm tăng bề dày lớp đất trồng.

   + Chôn vùi cỏ dại.

   + Làm cho đất tơi xốp và thoáng khí.

- Bừa/ đập đất:

   + Làm nhỏ đất.

   + Thu gom cỏ dại trong ruộng. 

   + Trộn đều phân bón.

   + San phẳng mặt ruộng.

- Lên luống:

   + Thuận lợi cho việc chăm sóc cây trồng.

   + Chống ngập úng.

   + Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.

 
Lời giải:

- Cây lúa: rắc đều phân lót lên mặt ruộng.

- Cây đậu tương, lạc, rau: bón phân lót theo hàng hoặc theo hốc.

Vận dụng trang 13 Công nghệ 7: Em hãy đề xuất quy trình chuẩn bị đất để trồng một loại cây trên ban công, trong vườn hoặc khuôn viên nhà trường.

Lời giải:

Quy trình chuẩn bị đất để trồng cây hoa cúc trong khuôn viên nhà trường.

Đất trồng hoa cúc phải được tiến hành cày sâu, bừa kĩ. Đặc biệt cần được phơi ải nhằm gia tăng hoạt động của hệ thống vi sinh vật háo khí. Từ đó gia tăng sự lưu thông không khí, thúc đẩy sự giữ nước, giữ phần của đất trồng. Và việc cày bừa với mức độ như thế nào là phụ thuộc vào cấu tượng của đất. Trường hợp bạn chọn đất phù sa thì đơn giản, chỉ cần bừa qua rồi tiến hành lên luống là xong. Còn nếu là đất thịt trung bình hay đất thịt nặng thì nhất định phải phay đất thật nhiều lần.

Trước khi tiến hành trồng từ 10 – 12 ngày thì lên luống cao khoảng 20 cm. Song còn phải bón phân, cung cấp dinh dưỡng. Lí do là bởi không nên bón phân theo hóc, do cúc trồng mật độ dày. Chỉ nên bón đều ở trên mặt luống là được.

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng

Bài 4: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt

Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng

Ôn tập chương 1

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá