Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 7 Bài 1 từ đó học tốt môn Công nghệ 7.
Giải SGK Công nghệ 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng
I. Kĩ thuật gieo trồng
- Khi gieo hạt cần phải chú ý những vấn đề sau:
+ Đối với loại hạt rất nhỏ thì gieo trực tiếp hạt giống lên mặt đất ẩm, sau đó phun sương cho hạt bám vào đất trồng.
+ Đối với các hạt to hơn thì nên vùi hạt xuống đất với độ sâu từ hai đến ba lần đường kính của hạt, sau đó lấp đất lại.
+ Không nén đất quá chặt sau khi vùi lấp hạt.
- Khi trồng cây con cần phải chú ý những vấn đề sau:
+ Đảm bảo mật độ và độ nông, sâu phù hợp với từng loại cây.
+ Vun gốc để giúp cây đứng vững.
+ Tưới nước đầy đủ cho cây sau khi trồng.
- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh có ý nghĩa đối với cây trồng:
+ Giúp cây sinh trưởng tốt.
+ Đảm bảo năng suất cây trồng.
+ Tăng sức chống chịu sâu, bệnh.
Các yêu cầu của kĩ thuật gieo trồng:
- Thời vụ.
- Mật độ, khoảng cách.
- Độ nông, sâu.
Khám phá 2 trang 14 Công nghệ 7: Quan sát Hình 3.1, nêu hình thức gieo trồng ở mỗi ảnh trong hình.
Hình thức gieo trồng:
- Hình a: Gieo bằng đoạn thân.
- Hình b: Gieo bằng hạt.
- Hình c: Gieo bằng cây con.
- Hình d: Gieo bằng củ.
- Cây lúa, ngô, đậu tương, mướp, bí,..: gieo bằng hạt.
- Cây mía, sắn, hành khô,..: gieo bằng củ.
- Cây cam, cây chanh, cay bưởi, cây cau,...: gieo bằng cây con.
- Cây táo, hồng xiêm...: gieo bằng đoạn thân.
II. Chăm sóc cây trồng
- Mục đích của việc tỉa, dặm cây:
+ Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.
+ Giúp cây sinh trưởng tốt, đảm bảo năng suất.
- Mục đích của việc làm cỏ, vun xới:
+ Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.
+ Hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh.
+ Giúp cây đứng vững.
+ Tạo độ tơi xốp, thoáng khí cho đất.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Ý nghĩa của việc tưới, tiêu nước và bón phân thúc:
+ Tưới nước: Vận chuyển các chất dinh dưỡng để nuôi cây; cung cấp nước để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
+ Tiêu nước: Giúp cây trồng không bị ngập úng.
+ Bón phân thúc: Giúp cung cấp đầy đủ, kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
- Trước khi bón phân thúc cần phải làm sạch cỏ dại để:
+ Giảm sự cạnh tranh chất dinh dưỡng của cỏ dại với cây trồng.
+ Hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại.
Ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công và biện pháp hóa học trong phòng, trừ sâu bệnh:
Biện pháp thủ công:
- Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ thực hiện
+ Có hiệu quả khi sâu, bệnh mới phát sinh.
- Nhược điểm:
+ Tốn công.
+ Hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát triển mạnh.
Biện pháp hóa học:
- Ưu điểm:
+ Tiêu diệt sâu bệnh nhanh.
+ Ít tốn công.
Nhược điểm:
+ Thường gây ô nhiễm môi trường.
+ Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, vật nuôi và hệ sinh thái.
III. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
- Đối với con người:
+ Gây ra ngộ độc thực phẩm khi sử dụng thực phẩm chứa chất hóa học quá mức quy định.
+ Gây ra các bệnh lí như bệnh ung thư, các bệnh về hệ thống thần kinh (rối loạn thần kinh, bệnh Parkinson, bệnh bạch cầu ở trẻ em, hen suyễn) và các vấn đề sinh sản ở những người tiếp xúc với thuốc trừ sâu,...
- Đối với động, thực vật tự nhiên:
+ Diệt cả những côn trùng hữu ích cho con người như ong và bươm bướm - những động vật có ích trong việc tự thụ phấn tự nhiên.
+ Việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách cũng dẫn đến làm hư hại cây trồng.
+ Có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái.
- Đối với môi trường:
+ Gây ô nhiễm đất, làm đất bị thoái hóa trầm trọng, bị chua, độ xốp giảm và dẫn đến khả năng không thể tái tạo lại dinh dưỡng cho đất.
+ Gây ô nhiễm nước sông, nước ngầm.
+ Gây ô nhiễm không khí.
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống, sâu bệnh:
+ Ưu điểm: Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài.
+ Nhược điểm: Tốn công, làm được với diện tích hẹp, hiệu quả thấp khi sâu, bệnh phát triển mạnh.
- Biện pháp thủ công:
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh.
+ Nhược điểm: Tốn công, hiệu quả thấp khi sâu, bệnh phát triển mạnh.
- Biện pháp hóa học:
+ Ưu điểm: Tiêu diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công, hiệu quả cao.
+ Nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người, vật nuôi và hệ sinh thái.
- Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật:
+ Ưu điểm: Hiệu quả bền vững, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm, ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh.
+ Nhược điểm: Tốn kém về công sức và thời gian, không áp dụng được cho toàn bộ các loài sâu, bệnh.
Trong công tác phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng cần thực hiện nguyên tắc phòng là chính vì:
- Phòng bệnh là nhằm ngăn ngừa sâu bệnh phát triển, xâm nhập và gây hại cho cây trồng nên thực hiện nguyên tắc phòng là chính sẽ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời giữ được năng suất, chất lượng nông sản và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật qua đó bảo vệ môi trường, sức khỏe của chính mỗi chúng ta.
- Nếu không phòng tốt, để cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại thì cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, đồng thời tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền của để diệt trừ sâu, bệnh.
Vận dụng kiến thức về chăm sóc cây trồng để thực hiện việc chăm sóc cây hoa giấy trong gia đình.
- Tỉa, dặm cây: Thường xuyên cắt tỉa để tạo kiểu cho cây, loại bỏ bớt bông hoa bắt đầu tàn lụi.
- Làm cỏ, vun xới: Trộn xơ dừa, mùn cưa và vỏ trấu như một loại phân bón hữu cơ để đảm bảo dinh dưỡng và độ tơi xốp của cây.
- Tưới nước: Thường xuyên tưới nước đều đặn cho cây phát triển toàn diện, tưới đủ ẩm, không tưới ướt đẫm.
- Tiêu nước: Tạo nhiều lỗ thoát nước trong chậu cây để giúp cây tránh bị úng rễ.
- Bón phân thúc: Bón phân bằng cách hòa nước dạng lỏng ngay khi cây bắt đầu tăng trưởng vào đầu mùa xuân và tiếp tục bón hai tuần một lần trong thời kỳ ra hoa. Bón phân lót hàng năm cho cây hoa giấy để đảm bảo cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Các nguyên tắc khi sử dụng thuốc hóa học để phòng, trừ sâu bệnh:
- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều lượng:
+ Sâu bệnh nào - thuốc nấy.
+ An toàn đối với cây trồng, ít độc nhất đối với người sử dụng thuốc.
+ Ít để lại dư lượng trên sản phẩm và ít gây hại đối với người tiêu thụ sản phẩm nông sản thu hoạch từ các cây trồng trước đó đã phun thuốc.
+ Không tồn lưu lâu dài trong đất, nước.
+ Phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương.
+ Phải có dụng cụ, cân đong thuốc, không ước lượng ẩu số lượng thuốc cần dùng và phun hết lượng thuốc đã tính toán trên diện tích cần phun thuốc.
- Phun, rắc đúng kĩ thuật, không phun, rắc ngược chiều gió hoặc lúc trời mưa.
- Đảm bảo thời gian cách li từ khi phun, rắc thuốc đến khi thu hoạch:
+ Dùng thuốc vào thời điểm mà hiệu quả phòng trừ dịch hại cao nhất, mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất nhưng ít gây hại cho môi trường và sức khỏe con người nhất.
+ Không phun thuốc khi cây trồng dùng làm thực phẩm sắp đến ngày thu hoạch, không đảm bảo thời gian cách li.
- Đảm bảo quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường (đội mũ, đeo khẩu trang, kính, găng tay, đi ủng, mặc quần áo bảo hộ; bỏ chai, lọ, vỏ đựng thuốc đúng nơi quy định,...).
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.