Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Thực hành trang 103 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

1.5 K

Với giải Thực hành trang 103 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 20: Hô hấp tế bào Khoa học tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem: 

Thực hành trang 103 Khoa học tự nhiên 7

Thảo luận thực hành 

Thảo luận

• Vì sao lại sử dụng hạt nảy mầm?

• Thí nghiệm đã chứng minh được điều gì? Tại sao em kết luận như vậy?

Lời giải:

Câu 1. Vì hạt nảy mầm là hạt đang diễn ra quá trình hô hấp nhanh và mạnh mẽ nhất, ở hạt đang nảy mầm chưa phát triển lá nên vẫn chưa xảy ra quá trình quang hợp.

Câu 2. Thí nghiệm đã chứng minh quá trình hô hấp tế bào ở thực vật có sử dụng oxygen và thải khí carbon dioxide.

- Bình A (hạt sống): Khi đưa cây nến đang cháy vào nến bị dập tắt. Do bình A hạt mầm diễn ra quá trình hô hấp tế bào, hạt mầm lấy oxygen (chất duy trì sự cháy) từ môi trường và thải khí carbon dioxide.

- Bình B (hạt chết): Khi đưa cây nến đang cháy vào nến vẫn  duy trì sự cháy. Do bình B hạt mầm đã chết nên không diễn ra quá trình hô hấp tế bào.

Báo cáo kết quả thí nghiệm 

Báo cáo kết quả: Theo mẫu báo cáo thí nghiệm bài 20. 

 

Lời giải:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Thí nghiệm về hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm

Tên nhóm: Hạt đỗ xanh

1. Mục đích thí nghiệm

- Chứng minh hô hấp tế bào cần sử dụng oxygen và thải ra môi trường carbon dioxide.

2. Chuẩn bị thí nghiệm

• Mẫu vật 100g hạt đậu (hoặc hạt lúa, hạt ngô,... ) nảy mầm.

• Dụng cụ: bình thuỷ tinh dung tích 1 lít, nắp đậy, que kim loại có giá đỡ nền, hai cây nến nhỏ, bật lửa hoặc diêm.

3. Các bước tiến hành 

Thí nghiệm về hô hấp tế bào tiêu thụ Oxygen ở hạt nảy mầm

Bước 1. Chia số hạt đậu thành hai phần (mỗi phần 50g). Cho mỗi phần vào bình A và bình B.

Bước 2. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt, chắt bỏ nước.

Bước 3. Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1,5 - 2 giờ.

Bước 4. Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có cây nến đang chảy vào trong hai bình. Quan sát hiện tượng xảy ra với cây nến.

4. Giải thích thí nghiệm

 Chia số hạt đỗ thành hai phần để làm bình thí nghiệm và bình đối chứng. Bình thí nghiệm là bình chứa hạt mầm, còn bình đối chứng là bình chứa hạt mầm bị trần qua nước sôi (hạt chết) để khiến hạt không thể hô hấp tế bào.  

- Bình A (hạt sống): Khi đưa cây nến đang cháy vào nến bị dập tắt. Do bình A hạt mầm diễn ra quá trình hô hấp tế bào, hạt mầm lấy oxygen (chất duy trì sự cháy) từ môi trường và thải khí carbon dioxide.

- Bình B (hạt chết): Khi đưa cây nến đang cháy vào nến vẫn  duy trì sự cháy. Do bình B hạt mầm đã chết nên không diễn ra quá trình hô hấp tế bào.

5. Kết luận

- Quá trình hô hấp tế bào sử dụng oxygen tạo ra năng lượng và thải ra môi trường carbon dioxide.

Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 101 KHTN 7: Quan sát hình 2.1 và cho biết vì sao khi chạy cần nhiều khí oxygen và glucose, đồng thời giải phóng nhiều carbon dioxide, nước và nhiệt.

Câu hỏi 1, 2 trang 101 KHTN 7

Câu hỏi 3 trang 101 KHTN 7: Dựa vào hình 21.2, viết phương trình tổng quát dạng chữ thể hiện quá trình hô hấp tế bào.

Vận dụng 1 trang 101 KHTN 7: Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên?

Câu hỏi 4 trang 102 KHTN 7: Quan sát hình 21.3, cho biết vì sao quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Luyện tập trang 102 KHTN 7: Dựa vào hình 21.3, lập bảng so sánh sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở sinh vật

Câu hỏi 5 trang 102 KHTN 7: Quan sát hình 21.4, mô tả mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá cây. 

Vận dụng 2 trang 102 KHTN 7: Dựa vào kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá