Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức)

350

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 3 từ đó học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.

Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức)

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 14 Hoạt động mở đầu

Em đã từng thấy ai bị ngộ độc chưa? Vì sao người đó bị ngộ độc?

Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 1) 

Trả lời:

- Em đã từng thấy anh trai em bị ngộ độc do ăn phải đồ ăn đã quá hạn sử dụng.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 14 - 15 Hoạt động khám phá

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 14 Câu 1Tìm hiểu lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 2) 

Trả lời:

Những lí do gây ra ngộ độc qua đường ăn uống:

- Do ăn phải thức ăn quá hạn sử dụng.

- Do uống thuốc bừa bãi, không đúng cách.

- Do ăn phải thức ăn bị ôi thiu.

- Do ăn thức ăn bị ruồi, muỗi đậu vào.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 15 Câu 2Quan sát các hình dưới đây và cho biết:

- Tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng,…không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.

- Dấu hiệu nào cho em biết thức ăn, đồ uống bị hỏng, ôi thiu?

Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 3) 

Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 4) 

Trả lời:

- Tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng,.. không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc: hoa quả, bánh mì, thức ăn, hóa chất, thuốc.

- Dấu hiệu cho em biết thức ăn, đồ uống bị hỏng, ôi thiu: 

+ Đồ ăn bị mốc trắng, mốc xanh và có mùi

+ Hoa quả thì bị mốc, thối chuyển màu khác

+ Ruồi muỗi bay quanh thức ăn

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 15 Hoạt động thực hành

Thảo luận và kể tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng khác có thể gây ngộ độc nếu cất giữ, bảo quản không cẩn thận. 

Trả lời:

- Một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng khác có thể gây ngộ độc nếu cất giữ, bảo quản không cẩn thận: Sữa tươi, sữa chua, hoa quả, rau củ như khoai lang, khoai tây, hành, thức ăn đã chế biến, thuốc…

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 16 Hoạt động khám phá

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 16 Câu 1Cách cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình Minh.

Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 5) 

Trả lời:

Cách cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình Minh: 

- Cất thức ăn vào trong tủ lạnh 

- Sắp xếp đồ đúng nơi như chai dầu ăn để trên kệ gia vị tránh nhầm lẫn với hóa chất có hại khác.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 16 Câu 2Nêu một số cách cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ uống, đồ dùng để phòng tránh ngộ độc mà em biết.

Trả lời:

Một số cách cất giữ và bảo quản thức ăn, đồ uống, đồ dùng để phòng tránh ngộ độc mà em biết là:

- Cất thức ăn, đồ uống vào trong tủ lạnh.

- Đồ ăn sau khi không ăn hết phải bịt kín mới cất vào trong tủ lạnh. 

- Che đậy thức ăn tránh ruồi muỗi

- Sắp xếp hóa chất có hại đúng nơi quy định.

- Để đồ dùng nhà bếp để đúng nơi quy định.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 16 - 17 Hoạt động thực hành

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 16 Câu 1Quan sát hình và chia sẻ cách nhận biết về thức ăn, đồ uống,… an toàn.

Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 6) 

Trả lời:

- Cách nhận biết thức ăn, đồ uống an toàn là: Trên bao bì có ghi rõ ràng ngày sản xuất và hạn sử dụng, cách bảo quản thực phẩm tốt nhất vậy nên chúng ta phải sử dụng trước hạn sử dụng và làm theo cách bảo quản thực phẩm.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 17 Câu 2Em sẽ làm gì trong tình huống sau?

Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 7) 

Trả lời:

- Nếu trong tình huống đó em sẽ gọi cấp cứu 115 hoặc bệnh viện, cơ quan y tế gần nhất tránh ảnh hưởng tới sức khỏe khi ở nhà không biết rõ nguyên nhân bệnh.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 17 Hoạt động vận dụng

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 17 Câu 1: Tìm hiểu và ghi lại một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống trong gia đình em có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.

Trả lời:

Một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống trong gia đình em có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận: 

- Khoai tây nhà em bị mọc mầm vì lâu không dùng hết.

- Hoa quả (táo, dưa hấu, cam,…) bị mốc do không để vào tủ lạnh.

- Sữa bị lên men do hết hạn sử dụng.

- Bánh mì bị mốc do không cất vào tủ lạnh sau khi mở gói bánh.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 17 Câu 2: Đề xuất với người thân những việc nên làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống.

Trả lời:

Đề xuất với người thân trong gia đình những việc nên làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống như: 

- Ăn chín uống sôi

- Cất giữ và bảo quản thức ăn cẩn thận đúng cách

- Che đậy thức ăn cẩn thận khi chưa dùng tới

- Không sử dụng thuốc bừa bãi, chỉ sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm các bài giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:

Bài 2: Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình

Bài 4: Giữ sạch nhà ở

Bài 5: Ôn tập chủ đề gia đình

Bài 6: Chào đón ngày khai giảng

Bài 7: Ngày hội đọc sách của chúng em

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá