Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức)

582

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 22 từ đó học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.

Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức)

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 82 Hoạt động mở đầu

Khi bị ngã em cảm thấy như thế nào hỏi. Cơ quan nào dễ bị thương nhất khi ngã?

Trả lời:

- Khi bị ngã em cảm thấy rất đau và nhức các cơ. Cơ quan sẽ bị tổn thương nhất khi ngã là các cơ tay, cơ chân, xương tay, xương chân, khớp vai,…

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 82 Hoạt động khám phá

Quan sát các hình dưới đây và nêu các việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động.

Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 1)

Trả lời:

- Chơi cầu lông, ăn uống đủ chất giúp cơ, xương, khớp phát triển chắc khỏe.

- Ngồi học đúng tư thế giúp các xương ngay ngắn, tránh bị cong vẹo cột sống.

- Đi xe đạp có đồ bảo vệ giúp tránh các chấn thương ở cơ quan vận động.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 82 Hoạt động thực hành

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 82 Câu 1: Kể tên những việc làm có lợi cho cơ quan vận động.

Trả lời:

- Những việc làm có lợi cho cơ quan vận động như: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chăm chỉ tập thể dục, đảm bảo an toàn khi chơi thể thao,…

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 82 Câu 2: Em đã thực hiện được những việc làm nào?

Trả lời:

- Em đã thực hiện được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chăm chỉ tập thể dục.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 83 Hoạt động vận dụng

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 83 Câu 1: Quan sát các hình sau và giải thích vì sao tay bạn mình phải bó bột.

Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 2) 

Trả lời:

- Minh đi đá bóng và bị gãy tay. Mẹ Minh đã đưa bạn đi gặp bác sĩ và bạn đã được bác sĩ khám. Vì bạn Minh tranh bóng, va chạm mạnh và bị chấn thương tay nên bạn phải bỏ bột.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 83 Câu 2: Theo em, cần chú ý điều gì khi chơi thể thao để bảo vệ cơ quan vận động?

Trả lời:

- Khi chơi thể thao để bảo vệ cơ quan vận động em cần chơi đúng tư thế và hạn chế va chạm mạnh khi đang chơi.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 84 Hoạt động khám phá

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 84 Câu 1: Nêu các yêu cầu về tư thế ngồi học để cột sống không bị cong vẹo.

Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 3) 

Trả lời:

Tư thế ngồi học để cuộc sống không bị cong vẹo:

- Mắt cách vở khoảng 30cm

- Lưng thẳng

- Hai tay đặt trên bàn.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 84 Câu 2: Em hãy tự nhận xét tư thế ngồi học của mình và điều chỉnh cho đúng.

Trả lời: 

Tư thế ngồi học của em chưa đúng vì chưa thẳng lưng.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 84 Hoạt động thực hành

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 84 Câu 1: Chọn tư thế đúng trong mỗi hình dưới đây.

Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 4)

Trả lời:

- Hình 1 tư thế b đúng.

- Hình 2 tư thế b đúng.

- Hình 3 tư thế b đúng.

- Hình 4 tư thế a đúng.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 84 Câu 2: Nếu thực hiện tư thế sai như mỗi hình trên sẽ gây tác hại gì?

Trả lời: 

Nếu thực hiện tư thế sai như mỗi hình trên sẽ gây đến đau hoặc vẹo cột sống.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 84 Câu 3: Thực hành tư thế đúng ở mỗi hình trên.

Trả lời: 

Học sinh thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 85 Hoạt động vận dụng

Chia sẻ với bạn cách em đã làm để phòng tránh cong vẹo cột sống.

Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 6)

Trả lời:

- Một số cách chống cong vẹo sống: đảm bảo ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập thể dục, ngồi thẳng lưng, không ngồi quá lâu mà nên có thời gian vận động giữa giờ,…

Xem thêm các bài giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:

Bài 21: Tìm hiểu cơ quan vận động

Bài 23: Tìm hiểu cơ quan hô hấp

Bài 24: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp

Bài 25: Tìm hiểu cơ quan bài tiết nước tiểu

Bài 26: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá