Bài 21: Tìm hiểu cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức)

322

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Bài 21: Tìm hiểu cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 21 từ đó học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.

Bài 21: Tìm hiểu cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức)

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 78 Hoạt động mở đầu

- Thực hiện một hoạt động như viết hoặc múa.

- Bộ phận nào của cơ thể giúp em thực hiện hoạt động đó?

Trả lời:

- Em làm theo hướng dẫn của cô giáo.

- Bộ phận cơ thể giúp em thực hiện hoạt động viết hoặc múa là: xương tay và khớp khuỷu tay.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 78 Hoạt động quan sát

Quan sát các hình dưới đây, chỉ và nói tên một số cơ, xương và khớp của cơ thể.

Bài 21: Tìm hiểu cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 1)

Trả lời:

- Cơ: cơ mặt, cơ ngực, cơ cánh tay, cơ bụng, cơ đùi

- Xương: Xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương tay, xương chậu, xương cột sống, xương chậu, xương chân.

- Khớp: khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 79 Hoạt động thực hành

Chỉ và nói tên một số cơ, xương và khớp trên cơ thể em.

Bài 21: Tìm hiểu cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 2)

Trả lời:

- Học sinh chỉ và nói tên các cơ, xương khớp trên cơ thể của mình theo hướng dẫn của cô giáo.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 79 Hoạt động vận dụng

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 79 Câu 1: Thực hiện cử động sau:

Đặt một tay và phần dưới của xương cột sống, đồng thời cúi gập người sao cho bàn tay còn lại chạm vào các ngón chân.

Bài 21: Tìm hiểu cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 3) 

Trả lời:

 Học sinh thực hiện động tác theo hướng dẫn trong SGK.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 79 Câu 2: Khi thực hiện cử động trên, tay em cảm giác được xương cột sống thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Khi thực hiện cử động trên, tay em cảm giác được xương cột sống cong xuống và nhô lên trên da.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 79 Câu 3: Thực hiện động tác để xác định vị trí các khớp.

Trả lời: 

Học sinh làm theo hướng dẫn của cô giáo.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 80 Hoạt động khám phá

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 80 Câu 1: Làm động tác co và duỗi tay như hình vẽ. Theo dõi sự thay đổi của các cơ cánh tay kết hợp với quan sát các hình dưới đây và cho biết.

Bài 21: Tìm hiểu cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 4)

- Khi tay co hoặc duỗi các cơ ở cánh tay thay đổi như thế nào?

- Cử động của tay sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu xương cánh tay bị gãy?

- Bộ xương, hệ xương và khớp có chức năng gì?

Trả lời:

- Khi tay co hoặc duỗi, các cơ ở cánh tay thay đổi to lên hơn.

- Nếu xương cánh tay bị gãy, cử động của tay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chúng ta sẽ không cử động được tay và gây đau nhức.

- Bộ xương, hệ cơ và khớp giúp cơ thể chúng ta cử động và di chuyển.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 80 Câu 2: Quan sát các hình sau và cho biết cơ mặt đang biểu lộ cảm xúc nào.

Bài 21: Tìm hiểu cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 5)

Trả lời:

- Hình 3: cơ mặt đang biểu lộ cảm xúc vui.

- Hình 4: cơ mặt đang biểu lộ cảm xúc buồn.

- Hình 5: cơ mặt đang biểu lộ cảm xúc tức giận.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 81 Hoạt động thực hành

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 81 Câu 1: Chơi trò chơi: Vật tay.

Bài 21: Tìm hiểu cơ quan vận động Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) (ảnh 6) 

Trả lời: 

Học sinh chơi vật tay cùng bạn theo sự hướng dẫn của cô giáo.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 81 Câu 2: Trả lời các câu hỏi sau:

- Có những cơ, xương và khớp nào tham gia thực hiện động tác vật tay?

- Em cảm thấy tay mình thế nào nếu chơi vật tay quá lâu?

Trả lời:

- Khi tham gia thực hiện động tác vật tay có cơ cánh tay, khớp khuỷu tay, khớp vai và xương tay.

- Em sẽ thấy mình sẽ bị mỏi cổ tay hoặc đau cơ cánh tay nếu chơi vật tay quá lâu.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 81 Hoạt động vận dụng

Hoa bị vấp ngã, đau chân không đi lại được. Cơ quan nào trên cơ thể Hoa bị tổn thương? Em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn?

Trả lời:

- Hoa bị vấp ngã, đau chân không đi lại được. Cơ đùi, khớp gối và xương chân đã bị tổn thương. Em sẽ giúp đỡ bạn đi lại và luyện tập cho các cơ và khớp sớm hồi phục lại.

Xem thêm các bài giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:

Bài 20: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật

Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động

Bài 23: Tìm hiểu cơ quan hô hấp

Bài 24: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp

Bài 25: Tìm hiểu cơ quan bài tiết nước tiểu

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá