Vận dụng trang 30 Công nghệ 7 Cánh Diều

603

Với giải Vận dụng trang 30 Công nghệ lớp 7 Cánh Diều chi tiết trong Bài 5: Trồng cây rừng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Công nghệ 7. Mời các bạn đón xem:

Vận dụng trang 30 Công nghệ 7 Cánh Diều

Vận dụng trang 30 Công nghệ 7: Tìm hiểu và mô tả quy trình trồng trong thực tế một loại cây rừng hoặc cây xanh bằng cây con có bầu.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải:

Các bước kỹ thuật trồng cây xanh đô thị

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng

Dọn vệ sinh khu vực trồng cây xanh, đối với việc trồng cây xanh trên vỉa hè đường phố phải có biển báo để không gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Bước 2: Định vị vị trí trồng cây và đào hố.

Dựa vào bản vẽ kỹ thuật để xác định vị trí trồng cây chính sát. Phương pháp xác định đơn giản nhất là định vị chính xác 2 cây ở đầu và cuối hàng dùng dây căng từ cây này đến cây kia sau đó xác định các cây còn lại dựa trên khoảng cách trồng cây. Đóng cọc để xác định vị trí trí đào hố.

Đào hố trồng cây: Đào hố theo đúng tiêu chí kỹ thuật, kích thước hố đào phải lớn hơn kích thước bầu cây 30 – 40 cm. Vd: bầu cây có kích thước 60 x 60 cm thì kích thước hố đào phải đạt 90 x 90 cm hoặc 100 x 100 cm. Miệng hố phải lớn hơn đáy hố để thuận tiện cho việc cho cây vào và lấp đất. Đối với việc trồng cây tại các công trình có các hạng mục đi ngầm phải hết sức cẩn trọng, tốt nhất nên có một người phụ trách về hệ thống ngầm hướng dẫn để tránh trường hợp đào hố trúng các hạng mục ngầm gây ra những thiệt hại không mong muốn.

Bước 3: Tập kết cây giống và kiểm tra bầu cây, quy cách

Việc tập kết cây giống trước hay sau khi đào hố tùy thuộc vào quy mô cũng như yêu cầu của từng công trình. Sau khi tập kết thì tiến hành kiểm tra lại hiện trạng các bầu cây xem có bị bể vỡ hay không, điều này hết sức quan trọng nếu cây bị bể bầu thì không thể tiến hành trồng được mà phải dưỡng tại chỗ hoặc thay thế cây khác vì cây bể bầu thì rất dễ bị chết.

Việc kiểm tra quy cách sẽ được kiểm tra tại vườn trước khi mang tới công trình, tuy nhiên để đảm bảo cần tiến hành kiểm tra lại một lần nữa để tránh tình trạng có sai sót tại vườn, cây trồng xuống phải bứng lên do không đủ quy cách.

Bước 4: Trộn hỗn hợp trồng cây

Hỗn hợp này gồm xơ dừa, tro trấu, phân bò, phân vi sinh tỷ lệ hỗn hợp như sau 50% xơ dừa + 30% tro trấu + 15% phân bò + 5% phân vi sinh.

Đối với những nơi bị ngập nước nhiều thì nên hạn chế sử dụng xơ dừa và tro để tránh làm cho cây luôn bị úng nước. Thay vào đó sử dụng cát san lấp trộn thêm phân bò, phân vi sinh để hố trồng cây nhanh thoát nước. Hỗn hợp được đảo đều với lớp đất mặt trước khi cho vào hố.

Bước 5: Trồng cây

Trồng cây là công đoạn quan trọng nhất nó đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật và sự tỉ mỉ của người trồng.

Nếu cây có kích thước nhỏ thì việc vận chuyển cây trồng đơn giản, còn đối với cây có kích thước lớn phải sử dụng xe cẩu thì phải cẩn thận tránh va đập làm bể bầu cây.

Tiến hành xé bầu và đặt cây vào đúng vị trí sau đó tiến hành lấp đất cùng hỗn hợp đã trộn. Sau khi cho hỗn hợp vào được 2/3 hố tiến hành tưới đẫm nước và tiếp tục cho đất tiếp. Chôn bầu cây bằng hoặc cao hơn mặt đất 1 – 2 cm. Tạo bồn quanh cây trồng để thuận tiện cho việc tưới nước.

Bước 6: Chống cây

Sau khi trồng xong tiến hành chống cây, thường thì sử dụng 3 cây chống nhưng với cây có kích thước lớn hơn thì sử dụng 4 cây. Cây chống thường được sử dụng là cây tràm, chống ở độ cao 2/3 cây. Tuy nhiên, chúng tôi kiến nghị khách hàng sử dụng cây chống bằng thép ống tròn để đảm bảo cây không bị nghiêng vẹo do dây buộc bị đứt. Việc sử dụng thép ống là một giải pháp mà hiện tại được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm vì tính anh toàn và vẻ thẩm mỹ của nó đối với cây xanh.

Bước 7: Tưới phân kích thích rễ

Sau khi trồng xong tiến hành tưới thuốc kích thích rễ quanh gốc và duy trì việc tưới thuốc 1 lần/tuần.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá