Chuyên đề Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) Chuyên đề 3. Danh nhân trong lịch sử Việt Nam

387

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Chuyên đề Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) Chuyên đề 3. Danh nhân trong lịch sử Việt Nam hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch sử 11 Chuyên đề 3 từ đó học tốt môn Lịch sử 11.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) Chuyên đề 3. Danh nhân trong lịch sử Việt Nam

1. Khái quát về danh nhân trong lịch sử dân tộc

Câu hỏi 1 trang 38 Chuyên đề Lịch Sử 11: Giải thích khái niệm danh nhân.

Lời giải:

Danh nhân là người nổi tiếng, có công trạng với dân tộc và có ảnh hưởng đến xã hội. Đó là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, văn hóa, khoa học, nghệ thuật,... được ghi nhớ công ơn và noi theo.

Câu hỏi 2 trang 38 Chuyên đề Lịch Sử 11: Quan sát Hình 3.1 và nêu một số công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước mà em đã biết.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) Chuyên đề 3. Danh nhân trong lịch sử Việt Nam (ảnh 1)

Lời giải:

- Một số công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước:

+ Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam (con đường cách mạng vô sản).

+ Chuẩn bị những điều kiện tiền đề về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Cùng với Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm nên những thắng lợi vẻ vang trong Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

+ Với cương vị là một trong những lãnh đạo chủ chốt của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều đường lối, chính sách, đưa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vượt qua nhiều khó khăn, thách thức.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một nhà văn hóa kiệt xuất, có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của nền văn hóa và tri thức dân tộc, đặc biệt là trên các lĩnh vực: tư tưởng, văn học,…

Câu hỏi trang 38 Chuyên đề Lịch Sử 11: Danh nhân có vai trò quan trọng như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

Lời giải:

- Bằng tài năng trên các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, các danh nhân để lại những dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử của dân tộc, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và văn hóa của dân tộc. Cụ thể là:

+ Ở lĩnh vực quân sự, danh nhân là người giữ vị trí lãnh đạo, chỉ huy, lập nhiều chiến công hiển hách trong các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Ví dụ như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Võ Nguyên Giáp…

+ Ở lĩnh vực chính trị, danh nhân là người đề ra những quyết sách để phát triển quốc gia dân tộc. Họ có thể là những vị minh quân, quan lại tài đức thời kì quân chủ hoặc những nhà chính trị, quân sự, văn hóa,... thời kì hiện đại. Ví dụ như: Lê Thánh Tông, Minh Mạng, Hồ Chí Minh,…

+ Ở lĩnh vực văn hóa - giáo dục, khoa học - công nghệ, danh nhân còn góp phần cho sự phát triển của nền văn hóa và tri thức dân tộc. Họ là tác giả của những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật; các phát minh, sáng chế,… Ví dụ: Tuệ Tĩnh, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn,…

2. Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời cổ - trung đại

Câu hỏi trang 41 Chuyên đề Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng thống kê về các danh nhân chính trị với các nội dung theo mẫu dưới đây:

Danh nhân chính trị

Triều đại

Công lao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh điền các thông tin sau vào bảng

♦ Đinh Bộ Lĩnh

- Triều đại: Đinh

- Công lao:

+ Chấm dứt tình trạng cát cứ (loạn 12 sứ quân), thống nhất đất nước và lập ra nước Đại Cồ Việt.

+ Trong thời gian trị vì đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã cho thi hành nhiều chính sách tích cực nhằm: ổn định và phát triển đất nước; tổ chức bộ máy chính quyền của nhà nước độc lập; thiết lập quan hệ bang giao với láng giềng.

♦ Trần Thủ Độ

- Triều đại: Trần

- Công lao:

+ Là công thần khai quốc, sáng lập triều Trần.

+ Trong những năm đầu khi nhà Trần vừa thành lập, Trần Thủ Độ đã có đóng góp lớn trong việc củng cố triều chính, sắp đặt nội trị, làm cho thế nước dần trở nên cường thịnh.

+ Tham gia chỉ huy, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược (1258).

♦ Lê Thánh Tông:

- Triều đại: Lê sơ

- Công lao:

+ Tiến hành công cuộc cải cách đất nước một cách toàn diện, đưa vương triều Lê sơ phát triển đến đỉnh cao.

+ Mở rộng bờ cõi Đại Việt.

+ Lê Thánh Tông còn là một nhà văn hóa lớn, ông và các văn thần trong Hội Tao đàn đã để lại nhiều tác phẩm thơ ca có giá trị, như: Hồng Đức quốc âm thi tập, Quỳnh uyển cửu ca, Minh Lương cẩm tú, Cổ tâm bách vịnh,…

3. Một số danh nhân quân sự Việt Nam

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng thống kê về các danh nhân quân sự với các nội dung theo mẫu dưới đây:

Danh nhân

quân sự

Thời kì

Công lao

Trận đánh

nổi tiếng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh điền các thông tin sau vào bảng

♦ Trần Quốc Tuấn

- Thời kì: quân chủ

- Công lao:

+ Danh tướng kiệt xuất, thống lĩnh quân đội nhà Trần giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên.

+ Là nhà lí luận quân sự xuất sắc, có đóng góp lớn cho sự phát triển của khoa học quân sự Việt Nam.

- Trận đánh nổi tiếng: trận Bạch Đằng (1288)

♦ Nguyễn Huệ

- Thời kì: quân chủ

- Công lao:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước.

- Trận đánh nổi tiếng:

+ Trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785);

+ Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789)

♦ Võ Nguyên Giáp

- Thời kì: hiện đại

- Công lao:

+ Có nhiều đóng góp trong việc tổ chức và phát triển lực lượng quân đội Việt Nam theo hướng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và xây dựng nền quốc phòng vững mạnh.

+ Trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước.

+ Là nhà lý luận quân sự xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học quân sự Việt Nam.

- Trận đánh nổi tiếng:

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954);

+ Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)

4. Một số danh nhân văn hóa Việt Nam

Câu hỏi trang 46 Chuyên đề Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng thống kê về các danh nhân văn hóa với các nội dung theo mẫu dưới đây:

Danh nhân văn hóa

Thời kì

Công lao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh điền các thông tin sau vào bảng

♦ Trần Nhân Tông

- Thời kì: Trần

- Công lao:

+ Tham gia chỉ huy, lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (1285; 1287 - 1288).

+ Trong thời gian trị vì, Trần Nhân Tông đã cho ban hành nhiều chính sách nhằm ổn định và phát triển đất nước.

+ Là một triết gia lớn của Phật giáo Đại Việt, sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên Tử.

♦ Nguyễn Trãi

- Thời kì: Lê sơ

- Công lao:

+ Có nhiều đóng góp lớn trong thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, xây dựng Vương triều Lê sơ, khôi phục và phát triển đất nước.

+ Là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn hóa dân tộc.

♦ Nguyễn Du

- Thời kì: cuối thời Lê trung hưng - đầu thời Nguyễn

- Công lao:

+ Là một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho hậu thế một khối lượng di sản đồ sộ, trong đó, tiêu biểu nhất là kiệt tác Truyện Kiều.

+ Đặt nền móng cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học hiện đại Việt Nam.

♦ Hồ Xuân Hương

- Thời kì: cuối thời Lê trung hưng - đầu thời Nguyễn

- Công lao: Thông qua các tác phẩm của mình, Hồ Xuân Hương đã có đóng góp lớn cho nữ quyền, cho sự bình đẳng của phụ nữ; di sản của Hồ Xuân không chỉ là thơ ca, mà còn là hệ ứng xử - tinh thần - ý thức vì một sự tiến bộ tốt đẹp.

♦ Nguyễn Đình Chiểu

- Thời kì: Nguyễn

- Công lao:

+ Là một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho hậu thế một khối lượng di sản đồ sộ, tiêu biểu là: Lục Vân Tiên; Ngư Tiều y thuật vấn đáp; Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc,…

+ Thông qua các tác phẩm của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường; thúc đẩy, cổ vũ nhân dân Việt Nam đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

5. Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo

Câu hỏi trang 48 Chuyên đề Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng thống kê về các danh nhân khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo với các nội dung theo mẫu dưới đây:

Chuyên đề Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) Chuyên đề 3. Danh nhân trong lịch sử Việt Nam (ảnh 2)

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh điền các thông tin sau vào bảng

♦ Chu Văn An

- Thời kì: Trần

- Công lao:

+ Là một nhà giáo ưu tú với triết lí giáo dục nhân văn (thực hiện giáo dục không phân biệt giàu nghèo; học đi đôi với hành; học suốt đời; học để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội). Triết lí giáo dục của Chu Văn An đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của giáo dục nước nhà.

+ Chu Văn An cũng là tấm gương về một vị quan chính trực, thanh liêm, hết lòng vì dân, vì nước.

♦ Lê Quý Đôn

- Thời kì: Lê trung hưng

- Công lao:

+ Là nhà bác học uyên thâm, có nhiều đóng góp lớn trên các lĩnh vực văn hóa - giáo dục và khoa học của Việt Nam.

+ Trong thời gian làm quan dưới triều Lê - Trịnh, ông đã có nhiều đề xuất nhằm phát triển đất nước và có đóng góp lớn trong quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước láng giềng.

♦ Tuệ Tĩnh

- Thời kì: Trần

- Công lao:

+ Đặt nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam

+ Có đóng góp lớn trong việc xây dựng quan điểm y học độc lập, phù hợp với thực tiễn (câu nói “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thể hiện quan điểm biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường xung quanh”.

Luyện tập (trang 48)

Luyện tập trang 48 Chuyên đề Lịch Sử 11: Em có nhận xét gì về đóng góp của các danh nhân trong từng lĩnh vực chủ yếu trên nhân đây của lịch sử Việt Nam?

Lời giải:

- Nhận xét: bằng tài năng trên các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, các danh nhân để lại những dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử của dân tộc, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và văn hóa của dân tộc.

Vận dụng (trang 48)

Vận dụng 1 trang 48 Chuyên đề Lịch Sử 11: Sưu tầm những giai thoại về danh nhân mà em yêu thích trong lịch sử Việt Nam.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Chu Văn An dâng “Thất trảm sớ”

Chu Văn An (1292 - 1370), người Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Chu Văn An tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc. Ông được vua Trần Minh Tông mời làm Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học. Đến đời vua Dụ Tông, vua ham chơi, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Chu Văn An khuyên can nhưng vua không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là “Thất trảm sớ”.

Sau khi dâng “Thất trảm sớ” nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chí Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Dù ở xa, nhiều học trò cũ làm quan vẫn về thăm ông. Khi học trò về thăm, ai làm điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này khiến học trò càng thêm kính mến.

(Theo Đại Việt sử kí toàn thư: Bản in Nội các quan bản - Mộc bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697), NXB Khoa học xã hội và Công ty Văn hoá Đông A, 2010, quyển VII Đại Việt sử kí bản kỉ toàn thư, tr.300)

Vận dụng 2 trang 48 Chuyên đề Lịch Sử 11: Từ nội dung trong bài đã học, hãy viết suy nghĩ của em về những điều em học hỏi được từ tấm gương của các danh nhân trong lịch sử Việt Nam.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Những điều bản thân học hỏi được từ tấm gương của các danh nhân:

+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết, nhân ái, trung thực, sống có trách nhiệm, lí tưởng và giàu lòng tự trọng.

+ Sự quyết tâm, ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn, nghịch cảnh.

+ Giàu nhiệt huyết, sáng tạo; tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm; học đi đôi với hành; học suốt đời; học để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá