Đọc thông tin, hãy phân tích tác động chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

288

Với giải Câu hỏi trang 46 Chuyên đề Địa Lí 11 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Đọc thông tin, hãy phân tích tác động chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Câu hỏi trang 46 Chuyên đề Địa Lí 11: Đọc thông tin, hãy phân tích tác động chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế trên thế giới. Liên hệ thực tế ở Việt Nam.

Lời giải:

♦ Tác động của cách mạng 4.0 đến kinh tế thế giới

- Thứ nhất, thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức

+ Nền kinh tế tri thức dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ.

+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những thành tựu về vật lí, kĩ thuật số, sinh học làm cơ sở cho sản xuất thông minh trên quy mô lớn; thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào sức lao động và tài nguyên sang mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Từ đó, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế tri thức.

- Thứ hai, làm thay đổi phương thức và phân bố sản xuất

+ Khoa học kĩ thuật và công nghệ, máy móc được sử dụng triệt để sẽ mở ra kỉ nguyên mới của kết nối, tự động hoá linh hoạt, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

+ Sản xuất dựa trên kĩ thuật số sẽ chuyển dịch dần sang những nơi nhiều lao động có kĩ năng và chuyên môn cao. Những nơi có lao động trình độ cao sẽ có sức hấp dẫn, thu hút sự hình thành và phát triển nhiều ngành sản xuất công nghệ cao.

- Thứ ba, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và thay đổi sự phát triển ngành kinh tế

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao với kĩ thuật, công nghệ và máy móc hiện đại.

+ Cách mạng 4.0 cũng làm thay đổi sự phát triển ngành kinh tế. Cụ thể:

▪ Đối với công nghiệp: tạo các nhà máy thông minh, làm việc với nhau thông qua internet; qua đó giúp cải thiện năng suất, kiểm soát và quản lí công việc tốt hơn.

▪ Đối với nông nghiệp: thúc đẩy việc phát triển các trang trại kĩ thuật số…

▪ Đối với dịch vụ: Tạo điều kiện cho sự xuất hiện của thương mại điện tử, ngân hàng trực tuyến; các phần mềm quản lý giao thông; các ứng dụng công nghệ trong dịch vụ giáo dục, y tế,…

♦ Liên hệ thực tế ở Việt Nam: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Cụ thể:

- Một số cơ hội:

+ Tăng cường hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới

+ Tiếp cận thành tựu công nghệ sản xuất mới, thu hút đầu tư,… để tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu, tạo cơ sở để Việt Nam có thể đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Nhiều lĩnh vực kinh tế có sự thay đổi tích cực, như: thương mại điện tử, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế, chính phủ điện tử...

- Một số thách thức:

+ Phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường bên ngoài.

+ Đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đánh giá

0

0 đánh giá