Top 10 Đề thi giữa học kì 1 Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 10 Đề thi giữa học kì 1 Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức 2023) có đáp ánvà hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Giáo dục công dân 7 giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zaloVietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Top 10 Đề thi giữa học kì 1 Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC– NĂM HỌC 2023

Đề thi Giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề + ma trận) (ảnh 1)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Giáo dục công dân 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (…): “Tự hào về truyền thống của quê hương là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được truyền từ ..............”

A. địa phương này sang địa phương khác.

B. đất nước này qua đất nước khác.

C. thế hệ này sang thế hệ khác.

D. tỉnh này qua tỉnh khác.

Câu 2. Một trong những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam là

A. ích kỉ.

B. hẹp hòi.

C. yếu đuối.

D. yêu nước.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thuộc về truyền thống quê hương?

A. Làn điệu dân ca.

B. Trang phục truyền thống.

C. Những câu truyện cổ dân gian.

D. Các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện tốt đẹp của truyền thống quê hương?

A. Càn cu lao động.

B. Tổ chức ma chay linh đình.

C. Trân trọng trang phục truyền thống.

D. Yêu thích ẩm thực của địa phương.

Câu 5. Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội), là biểu tượng cho

A. tinh thần yêu nước.

B. tinh thần nhân đạo.

C. thái độ cần cù lao động.

D. lòng yêu thương con người.

Câu 6. Dân ca ví, dặm là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng

A. Bắc Ninh và Bắc Giang.

B. Nghệ An và Hà Tĩnh.

C. Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

D. Đà Nẵng và Quảng Nam.

Câu 7. Lễ hội truyền thống mang ý nghĩa khuyến nông của người dân xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) là

A. lễ hội chùa Thầy.

B. lễ hội Lồng Tồng.

C. lễ cày tịch điền.

D. lễ hội đền Hùng.

Câu 8. Từ nhỏ, H đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống dân tộc mình. H đã tự may cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và dự định sẽ mặc trang phục đó mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của H, các bạn P và Q đã cười phá lên và mỉa mai H là quê mùa.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có hành vi trái với niềm tự hào về truyền thống quê hương?

A. Bạn P và Q.

B. Bạn H và P.

C. Bạn H và Q.

D. Cả 3 bạn H, P, Q.

Câu 9. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự chia sẻ?

A. Nhường cơm, sẻ áo

B. Góp gió thành bão.

C. Tích tiểu, thành đại.

D. Vắt cổ chày ra nước.

Câu 10. Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

A. những vấn đề thời sự của xã hội.

B. những người thân trong gia đình.

C. mọi người và sự việc xung quanh.

D. một số người thân thiết của bản thân.

Câu 11. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

A. hiểu được cảm xúc của người đó.

B. chê bai, giễu cợt. xúc phạm người đó.

C. đồng tình với việc làm của người đó.

D. chứng tỏ bản thân mình trước người đó.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. An ủi.

B. Khích lệ.

C. Hỏi thăm.

D. Mỉa mai.

Câu 13. Hoạt động “Hiến máu cứu người” là một trong những biểu hiện của sự

A. đoàn kết, yêu nước, nhân đạo.

B. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

C. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.

D. hào sảng, đoàn kết và hiếu học.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Yêu thương, chăm sóc nhau bằng tình cảm chân thành.

B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.

C. Chỉ giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.

D. Giúp đỡ về vật chất và rinh thần với những người đang gặp khó khăn.

Câu 15. Hành động nào sau đây thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và cảm thông?

A. Anh K chỉ kết bạn và chơi thân với các bạn có hoàn cảnh giống mình.

B. Lôi kéo, tập hợp một số bạn bè, người thân để chống lại người khác.

C. Người dân cả nước cứu trợ hàng hóa cho bà con ở vùng bị lũ lụt.

D. Cả lớp cùng thảo luận sôi nổi trong giờ kiểm tra viết môn Toán.

Câu 16.Hoàn cảnh gia đình A rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. A tâm sự với N và muốn N không nói với ai. Nếu là N, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Giữ lời hứa không nói chuyện của A với ai.

B. Trêu chọc và kể chuyện của A với các bạn khác.

C. Tâm sự với giáo viên chủ nhiệm để cùng tìm cách giúp đỡ A.

D. Nghe A tâm sự nhưng không quan tâm vì không liên quan tới mình.

Câu 17. Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai

A. động viên.

B. nhắc nhở.

C. chỉ bảo.

D. hướng dẫn.

Câu 18. Khi tự giác, tích cực học tập, chúng ta sẽ được rèn luyện những đức tính nào?

A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.

B. Tương thân tương ái.

C. Quan tâm, cảm thông.

D. Kiên cường, bất khuất.

Câu 19. Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ

A. bị mọi người chế giễu, trêu chọc, mỉa mai.

B. nhận được sự tin tưởng, quý mến của mọi người.

C. thường xuyên bị người khác lợi dụng.

D. phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực?

A. Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.

B. Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập.

C. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

D. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể.

Câu 21.Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện thái độ học tập tự giác, tích cực?

A. Chia ngọt, sẻ bùi.

B. Môi hở, răng lạnh.

C. Học bài nào, xào bài ấy.

D. Trên kính, dưới nhường.

Câu 22. Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải

A. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình.

B. xác định đúng đắn mục đích học tập.

C. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 23. Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà T thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện T là người

A. thiếu tự giác, tích cực.

B. thiếu kĩ năng học tập.

C. luôn tự tin trong cuộc sống.

D. tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 24. Bạn K đến rủ M đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra môn tiếng Anh. Nếu em là M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ và mặc kệ bạn rủ rê.

B. Đồng ý, bỏ việc học để đi chơi với P.

C. Từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.

D. Mắng cho K một trận vì làm phiền trong lúc học bài.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta có cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác hay không? Tại sao?

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

- Ý kiến 1. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.

- Ý kiến 2. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

- Ý kiến 3. Phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu.

- Ý kiến 4. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra.

Đáp án đề thi Giữa học kì 1 Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức - (Đề số 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1 -C

2-D

3-D

4-B

5-A

6-B

7-C

8-A

9-A

10-C

11-A

12-D

13-B

14-C

15-C

16-C

17-B

18-A

19-B

20-A

21-C

22-B

23-D

24-C

           

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm)

- Trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác. Vì:

+ Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.

+ Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

+ Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp cho cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui vầ hạnh húc; các mối quan hệ cũng trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

Câu 2 (2,0 điểm)

- Ý kiến 1. Không đồng tình. Vì: tất cả mọi người đều cần tự giác,tích cực học tập.

- Ý kiến 2. Đồng tình. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra; hòan thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở; luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập; có phương pháp học tập chủ động; biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống….

- Ý kiến 3. Không đồng tình. Vì: việc đặt mục tiêu học tập quá cao so với năng lực của bản thân dễ khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản hoặc thất vọng (trong quá trình thực hiện); khi lập kế hoạch học tập, chúng ta nên đặt mục tiêu học tập vừa sức.

- Ý kiến 4.Không đồng tình. Vì hành động này thể hiện cách học mang tính chất đối phó.

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC – NĂM HỌC 2022 - 2023

Đề thi Giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề + ma trận) (ảnh 1)

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Giáo dục công dân 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ

A. tỉnh này sang tỉnh khác.

B. đời này sang đời khác.

C. nơi này sang nơi khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 2. Một trong những lễ hội truyền thống của người dân tỉnh Phú Thọ (Việt Nam) là

A. lễ hội đền Hùng.

B. lễ hội Lồng Tồng.

C. lễ hội cồng chiêng.

D. lễ cấp sắc của người Dao.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?

A. Yêu nước.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Hèn nhát.

D. Cần cù lao động.

Câu 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm dưới đây: “……… là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra vầ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

A. Tự hào về gia đình, dòng họ.

B. Tự mãn về truyền thống gia đình, dòng họ.

C. Thỏa mãn về truyền thống quê hương.

D. Tự hào về truyền thống quê hương.

Câu 5. Câu ca dao dưới đây đề cập đến truyền thống nào của nhân dân Việt Nam?

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”.

A. Tôn sư trọng đạo.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Cần cù lao động.

D. Bất khuất chống ngoại xâm.

Câu 6. Dân ca quan họ là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng

A. Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang).

B. duyên hải Nam Trung Bộ.

C. BắcBộ và Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.

B. Biết ơn vầ kính trọng những người có công với quê hương.

C. Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền.

D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 8. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về truyền thống quê hương?

A. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, tổ tiên mình.

B. Làn điệu dân ca truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì quá lạc hậu.

C. Là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này sang đời khác.

D. Mỗi vùng miền, địa phương đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội,…

Câu 9.Chia sẻ được hiểu là

A. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

B. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trênhết.

C. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.

D. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.

Câu 10. Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Mỉa mai, giễu cợt khi thấy người khác gặp khó khăn, họa nạn.

B. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.

C. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.

D. Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 11. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ

A. nhận được sự yêu quý của mọi người.

B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ.

D. bị người khác mỉa mai, giễu cợt.

Câu 12. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm dưới đây: “……….. là đặt mình vào vị trí của người khác để nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ”.

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 13. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

B. Nét chữ, nết người.

C. Chia ngọt, sẻ bùi.

D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 14. Hoạt động: Tặng quần áo ấm cho trẻ em vùng cao là một trong những biểu hiện của sự

A. hiếu học và tôn sư trọng đạo.

B. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.

C. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

D. yêu nước, đoàn kết và dũng cảm.

Câu 15. Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự quan tâm?

A. Trong giờ kiểm tra môn tiếng Anh, bạn M đã cho K chép bài.

B. Bạn K từ chối giúp đỡ khi thấy một em bé đang khóc vì bị lạc.

C. Bạn V thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà nội.

D. Bạn P trêu chọc, chế giễu những thương – bệnh binh.

Câu 16. Trên đường đi học, H thấy một em bé đang khóc vì bị lạc bố mẹ. Nếu là H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Hỏi han và giúp đỡ em bé tìm lại bố mẹ.

B. Trêu chọc em bé vì thấy em ấy khóc nhè.

C. Làm ngơ vì việc đó không liên quan đến mình.

D. Chụp ảnh đăng lên facebook với thái độ thích thú.

Câu 17. Tự giác học tập là

A. chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở.

B. học trên lớp, về nhà không cần học.

C. chỉ quan tâm đến công việc của lớp.

D. chia sẻ suy nghĩ của mình vớimọi người.

Câu 18. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là

A. trốn học để đi chơi game.

B. có bài tập khó thì chép sách giải.

C. luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

D. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô giáo gọi.

Câu 19. Việc làm nào sau đây thể hiện tính tự giác, tích cực trong hoạt động học tập?

A. Dậy sớm tập thể dục thể thao.

B. Quan tâm, sẻ chia với mọi người.

C. Tôn trọng, quý mến mọi người.

D. Hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.

Câu 20. Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải

A. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình.

B. xác định đúng đắn mục đích học tập.

C. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 21. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện học tập tự giác, tích cực?

A. Học bài nào, xào bài ấy.

B. Nước đổ đầu vịt.

C. Học trước quên sau.

D. Kính thầy yêu bạn.

Câu 22. Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực?

A. Bạn K luôn hăng hái tham gia phát biểu để xây dựng bài học.

B. Bạn P ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại nhắn tin.

C. Bạn Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép.

D. Bạn D thường xuyên mang sách Tiếng anh ra làm bài trong các giờ học khác.

Câu 23. Trong giờ học môn tiếng Anh, mặc dù hiểu bài và biết câu trả lời nhưng bạn B không giơ tay phát biểu. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ bạn B vì đó là quyền của bạn.

B. Khuyên B mạnh dạn, tự tin giơ tay phát biểu.

C. Không quan tâm tới chuyện đó vì không phải việc của mình.

D. Nói với cô giáo là bạn B biết đáp án nhưng không giơ tay phát biểu.

Câu 24. Em không tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta ngày càng tiến bộ.

B. Chúng ta chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi sắp tới kì kiểm tra.

C. Xây dựng kế hoạch học tập khoa học là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

D. Tự giác, tích cực học tập giúp chúng ta rèn luyện tính tự tập, tự chủ và kiên trì.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, thái độ học tập tự giác, tích cực đem lại ý nghĩa như thế nào đối với học sinh?

Câu 2 (2,0 điểm): Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

- Ý kiến 1. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.

- Ý kiến 2. Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hoá quê hương.

- Ý kiến 3. Thấy chú thương binh chân thấp, chân cao đi qua, nhóm bạn cười cợt, trêu chọc chú.

- Ý kiến 4. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học tập, còn giữ gìn truyền thống quê hương là việc của người lớn.

Đáp án đề thi Giữa học kì 1 Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức - (Đề số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1 -B

2-A

3-C

4-D

5-B

6-A

7-C

8-B

9-A

10-D

11-A

12-B

13-C

14-C

15-C

16-A

17-A

18-C

19-D

20-B

21-A

22-A

23-B

24-B

           

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm)

- Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực:

+ Giúp học sinh không ngừng tiến bộ và đạt được kết quả cao trong học tập.

+ Giúp rèn luyện ở học sinh đức tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường và bền bỉ.

+ Giúp các bạn học sinh thành công hơn trong cuộc sống và nhận được sự yêu mến của mọi người.

Câu 2 (2,0 điểm)

- Ý kiến 1. Không tán thành. Vì: nghề thủ công truyền thống cũng là một nét đẹp của quê hương, do cha ông ta truyền lại, cần được gìn giữ.

- Ý kiến 2. Tán thành. Vì: truyền thống của quê hương, đất nước bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thể. Vì vậy: những câu chuyện cổ dân gian, những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

- Ý kiến 3. Không tán thành. Vì: hành động đó gây sự tổn thương đối với chú thương binh, đồng thời, cho thấy các bạn nhỏ chưa biết trân trọng sự hi sinh xương máu của thế hệ đi trước cho độc lập, tự do của dân tộc, chưa biết phát huy truyền thống yêu nước của quê hương.

- Ý kiến 4. Không tán thành. Học sinh cũng cần giữ gìn truyền thống quê hương thông qua những việc làm phù hợp.

Để xem trọn bộ Đề thi Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá