Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên:" Hãy tiết kiệm lời hứa"

1.4 K

Với giải Vận dụng 1 trang 23 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 4: Giữ chữ tín môn Giáo dục công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem: 

Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên:" Hãy tiết kiệm lời hứa"

Vận dụng 1 trang 23 GDCD 7: Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên:" Hãy tiết kiệm lời hứa"

Phương pháp giải:

Trình bày suy nghĩ cảm nhận về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa”

Lời giải:

Có thể nói, giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người vì trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không và đã hứa thì phải giữ, nếu không thực hiện được thì phải gánh chịu hậu quả, không được che dấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm. Còn nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không những không tin tưởng bạn mà còn xa lánh bạn. Ví dụ như bạn rất tin tưởng và giao một công việc rất quan trọng cho một người bạn nhưng người đó lại không thực hiện mà ngược lại: họ tìm cớ để đùn đẩy trách nghiệm cho việc không giữ lời hứa đó, không thực hiện vì những nguyên nhân này, nguyên nhân khác nghe rất êm tai nhưng sự thật đằng sau lại là người đó lười hoặc quên…. Bạn sẽ cảm thấy mình bị lừa dối và không được tôn trọng. Nếu bạn cũng làm vậy với những người khác, lời hứa của bạn chẳng có chút giá trị nào cả, và uy tín của bạn cũng từ đó mà giảm sút. Vì thế lời hứa cũng cần phải tiết kiệm, mỗi người đều chỉ nên nói ra lời hứa khi bản thân có thể làm được và phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa đó.

Xem thêm các bài giải Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 18 GDCD 7: Trong cuộc sống, có khi nào em cam kết hoặc người khác cam kết với em một điều gì đó mà không thực hiện được chưa? Lúc đó, em cảm thấy thế nào?

Khám phá 1 trang 18, 19 GDCD 7: a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn đã thể hiện điều gì?

Khám phá 3 trang 21 GDCD 7: a) Việc giữ chữ tín đã đem lại điều gì cho công ty ở Nhật Bản

Luyện tập 1 trang 22 GDCD 7: Em cùng các bạn chơi trò chơi "Ai nhanh hơn?"

Luyện tập 2 trang 22 GDCD 7: Em đồng hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Luyện tập 3 trang 22 GDCD 7: Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín? Vì sao?

Luyện tập 4 trang 22 GDCD 7: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn trong các tình huống sau:

Vận dụng 2 trang 23 GDCD 7: Cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề "Giữ chữ tín trong học sinh" (Ví dụ: giữ lời hứa, trung thực trong thi cử...) 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá