Công nghệ 10 Cánh Diều Bài 3: Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt

777

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Công nghệ 10 Bài 3: Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt - Cánh Diều hay, ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Bài 3 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải SGK Công nghệ 10 Bài 3 (Cánh Diều): Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt

1. Nhiệt độ

Câu hỏi mở đầu trang 12 Công nghệ 10Em hãy chỉ ra những yếu tố chính trong trồng trọt có ảnh hưởng đến cây trồng được minh họa trong Hình 3.1:

Câu hỏi trang 12 Công nghệ 10 Cánh Diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 12 và hình vẽ 3.1 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Những yếu tố chính trong trồng trọt có ảnh hưởng đến cây trồng được minh họa trong Hình 3.1:

+ Nhiệt độ, ánh sáng, nước, độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng, giống cây trồng, kĩ thuật canh tác.

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 12 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây trồng:

+ Nhiệt độ cao làm giảm hiệu suất quang hợp, tăng hiệu suất hô hấp, thúc đẩy sự già hóa, ức chế sự xuân hóa

+ Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất quang hợp và hô hấp, kích thích xuân hóa.

2. Em hãy quan sát Hình 3.2 và cho biết phạm vi nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cây khoai tây.

Câu hỏi trang 12 Công nghệ 10 Cánh Diều (ảnh 2)

 

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 12 và hình vẽ 3.2 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Phạm vi nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cây khoai tây: 20 – 32°C

Luyện tập trang 13 Công nghệ 101. Em hãy phân tích tác động của nhiệt độ đối với cây trồng.

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 13 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Tác động của nhiệt độ đối với cây trồng:

– Nhiệt độ cao làm hạt mất sức sống; rễ, thân lá sinh trưởng kém; ra hoa, đậu quả và kết hạt kém; rút ngắn thời gian sinh trưởng; nhiều loại cây trồng khó tạo củ (khoai tây, hành tây, cải củ,..), khó cuốn bắp (cải bắp, xà lách..)

– Nhiệt độ thấp làm hạt khó nảy mầm, cây còi chậm phát triển; ra hoa, đậu quả và kết hạt kém. Nhiệt độ quá cao và quá thấp làm giảm khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây trồng; giảm năng suất, chất lượng và khả năng bảo quản nông sản.

2. Quan sát hình 3.3 và cho biết nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự ra hoa của cây phong lữ thảo.
Câu hỏi trang 13 Công nghệ 10 Cánh Diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 13 và hình vẽ 3.3 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây phong lữ thảo:

- Nhiệt độ 17°C: số ngày từ trồng đến ra hoa kéo dài 73 ngày

-  Nhiệt độ 20°C: số ngày từ trồng đến ra hoa kéo dài 59 ngày

- Nhiệt độ 23°C: số ngày từ trồng đến ra hoa kéo dài 50 ngày

- Nhiệt độ 26°C: số ngày từ trồng đến ra hoa kéo dài 42 ngày

Câu hỏi trang 13 Công nghệ 10: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 13 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Ánh sáng ảnh hưởng đến cây trồng: hiệu quả quang hợp;hình thái; khả năng sinh trưởng của thân, lá;

khả năng phân cành; khả năng phân hóa mầm hoa; giới tính (hoa đực, hoa cái) của cây trồng..

2. Ánh sáng

Luyện tập trang 14 Công nghệ 10: Dựa vào các Hình 3.4 đến 3.6, em hãy phân tích mối quan hệ giữa ánh sáng với cây trồng.

Câu hỏi trang 14 Công nghệ 10 Cánh Diều (ảnh 1)



Câu hỏi trang 14 Công nghệ 10 Cánh Diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 14 và dựa vào hình 3.4 đến 3.6 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Dựa vào các Hình 3.4 đến 3.6, mối quan hệ giữa ánh sáng với cây trồng:

– Hình 3.4: cường độ chiếu sáng ảnh hưởng đến cây xà lách 21 ngày tuổi.

– Hình 3.5: Chất lượng ánh sáng ảnh hưởng đến sự nảy mầm và sinh trưởng của cây con thiết đinh.

– Hình 3.6: Phản ứng của cây hoa cúc và hoa lily với thời gian chiếu sáng

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 14 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Trong trồng trọt, người ta thường thắp đèn cho cây thanh long, cây hoa cúc nhằm mục đích:

- Giúp cây hoa cúc tập trung đủ dinh dưỡng nuôi các nụ chính và kích hoa nở đồng đều, to và đẹp hơn, từ đó làm tăng giá trị của chậu hoa.

- Giúp cây thanh long tăng năng suất, cây sinh trưởng và phát triển tốt, thu hoạch sớm.

3. Nước

Câu hỏi trang 15 Công nghệ 10: Em hãy cho biết việc thiếu nước hoặc thừa nước ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 15 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Việc thiếu hoặc thừa nước ảnh hưởng đến cây trồng:

Việc thiếu hoặc thừa nước có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Rễ: Rễ là cơ quan thực hiện chức năng

hút nước và chất khoáng nuôi cây. Nếu hệ thống rễ gặp vấn đề như thối hỏng, kém phát triển thì hoạt

động hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng sẽ bị ảnh hưởng. Cây trồng thừa hoặc thiếu nước lâu ngày có thể

bị chết.

4. Đất

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 15 và hình 3.7 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Mối quan hệ giữa đất với cây trồng:

Đất có ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng. Đất là nơi dự trữ và cung cấp nước, dinh dưỡng cho cây trồng.

Đất giúp trao đổi khí giữa rễ cây và môi trường; giữ cho cây đứng vững.

5. Dinh dưỡng

Câu hỏi trang 16 Công nghệ 10: Trong 14 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, nguyên tố nào là đa lượng, trung lượng và vi lượng?

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 16 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

- Nguyên tố đa lượng: N, P, K

- Nguyên tố trung lượng: S, Ca, Mg, Si

- Nguyên tố vi lượng: MN, Cu, B, Zn, Fe, Mo, CI

 
 

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 16 và hình 3.8 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên lá ngô trong Hình 3.8:

- Thiếu N: Lá cây bị vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính

- Thiếu P: Lá cây có màu tím hoặc đỏ tím, thường xuất hiện đầu tiên trên mép lá già.

- Thiếu K: màu xanh của của lá thường bị giảm đáng kể, lá vàng tái sau đó chuyển qua hai bép mép của

lá ngô; các sọc màu đỏ thường xuất hiện phần thân dưới và trên bẹ lá ngô

– Thiếu Mg: lá chuyển thành màu xanh tái với vết màu nâu rỉ sắt ở lá gân gốc

Cây cà chua

- Nhiệt độ:

+ Ở giai đoạn gieo mầm hạt cà chua thì nhiệt độ tốt nhất để hạt cà chua nảy mầm là từ 20 - 28°C. Sau khi nảy mầm thì nhiệt độ thích hợp để cây con sinh trưởng là từ 15 - 18°C.

+ Giai đoạn cây cà chua trên 1 tuần thì nhiệt độ trung bình cho cả vòng đời của cây cà chua là từ 21 - 24°C. Nhiệt độ đêm nên thấp hơn ngày 4 - 5°C thì cây sẽ cho nhiều hoa.

+ Ở nhiệt độ dưới 12°C hoặc trên 30°C sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây và tác động đến sức sống của hạt phấn, làm rụng hoa, không đậu quả.

- Ánh sáng:

+ Cây cà chua cần phải được trồng ở điều kiện đủ ánh sáng mặt trời vì vậy không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, trồng cây nơi thiếu ánh sáng sẽ khiến cây không thể sinh trưởng tốt. Cây cà chua cần được tiếp xúc với ánh sáng từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày.

- Nước:

+ Cà chua hấp thụ lượng nước khá nhiều, tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây để tưới lượng nước vừa đủ, tránh để tình trạng thừa nước khiến đất bị ngập úng.

+ Ở thời kỳ khi cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước thì cây sẽ dễ bị bệnh do sâu bệnh, nấm gây hại,... Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng.

- Đất và chất dinh dưỡng:

+ Cây cà chua có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên đất cần phải chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ, tốt nhất là đất thịt pha cát, đất phù sa, nhiều mùn hay phân hữu cơ. Độ pH của đất từ 5,5 - 7,0 là đạt chuẩn. Nếu đất chua hơn phải bón thêm vôi.

6. Giống cây trồng

Luyện tập trang 17 Công nghệ 10: Quan sát hình 3.9 và chỉ ra sự khác biệt về hình thái quả của các giống dưa thơm.

Câu hỏi trang 17 Công nghệ 10 Cánh Diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 17 và hình 3.9 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Sự khác biệt về hình thái quả của các giống dưa thơm:

– Giống Santa Claus: vỏ ngoài dày, sọc xanh lá và thịt bên trong từ xanh nhạt đến trắng

– Giống Gallia: vỏ màu vàng, ruột xanh nhạt

– Giống Charentais: vỏ chia khe nhẹ, xám xanh, ruột màu cam.

– Giống Persian: quả tròn, vỏ có vân lưới , ruột màu cam.

– Giống Sugar kiss: vỏ màu vàng nhạt, có vân lưới, ruột màu cam tươi, đặc ruột, khoang hạt nhỏ.

– Giống Tuscan:trái tròn, ruột cam, đặc ruột, khoang hạt nhỏ, vân lưới nổi đẹp.

7. Kĩ thuật canh tác

Phương pháp giải:

Vận dụng trong sách giáo khoa trang 17 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cần áp dụng những biện pháp kĩ thuật canh tác:

– Kỹ thuật làm đất: cày, bừa, san phẳng, đập nhỏ và lên luống (Tuỳ vào từng loại đất và đặc điểm của thực vật khác nhau mà kỹ thuật, cách thức và chế độ dinh dưỡng đất cũng sẽ khác nhau): sản sinh nhiều dinh dưỡng tốt nuôi cây trồng và tạo điều kiện môi trường sinh sống thuận lợi cho nhiều loại sinh vật, nâng cao tính đa dạng sinh học.

Luân canh cây trồng: luân phiên thay đổi các loại cây trồng khác nhau trên cùng một khu đất nhằm sử dụng nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong đất và nguồn phân bón đưa vào đất một cách hợp lý nhằm mục đích nâng cao năng suất cây trồng đồng thời có thể tạo ra một môi trường bất lợi cho sự tích luỹ sâu bệnh ở các vụ mùa hoặc năm tiếp theo trong chu kỳ luân canh.Bố trí thời vụ gieo trồng hợp lí dựa vào những yếu tố thời tiết, khí hậu, đặc điểm phát sinh của các mầm sâu bệnh, tập quán, kinh nghiệm trồng trọt của nông dân tại chính địa phương đó.

Vì: áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý, chăm sóc tốt giúp cho cây trồng:

- sinh trưởng, phát triển tốt.

- phòng tránh sâu bệnh hại, ngăn ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh của dịch hại.

=> cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.

Đánh giá

0

0 đánh giá