Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 10 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 10 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 10 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 - Đề số 1

Đề bài:

A. KIỂM TRA ĐỌC(10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: KT trong các tiết ôn tập và trả lời câu hỏi (3 điểm)

2- Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Em hãy đọc thầm bài văn sau:

Thưa chuyện với mẹ

    Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ:

       - Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.

     Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:

       - Con vừa bảo gì ?

       - Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.

       - Ai xui con thế ?

    Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:

       - Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con … Con muốn học một nghề để kiếm sống…

     Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:

       - Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn. 

        Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:

       - Mẹ ơi ! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. 

     Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ  bên tiếng bễ thổi

“phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6

Câu 1: (0,5 điểm) Cương xin mẹ đi học nghề gì? (M1)

a. Nghề thợ xây              b. Nghề thợ mộc              c. Nghề thợ rèn

Câu 2: (0,5 điểm) Cương học nghề thợ rèn để làm gì? (M1)

         a. Để giúp đỡ mẹ.

         b. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả.

         c. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống.

Câu 3: (1 điểm) Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình? (M1)

         a. Để Cương đi học ngay.

         b. Mẹ ngạc nhiên và phản đối.

         c. Mẹ Cương phản đối gay gắt.

Câu 4: (1 điểm)Nội dung chính của bài này là gì?(M3)         

Câu 5: (1 điểm)Câu “ Bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự buổi họp quan trọng.” gồm có mấy từ đơn và từ phức? ( M 2)

    a. 5 từ đơn 3 từ phức             b. 6 từ đơn 4 từ phức             c. 4 từ đơn 5 từ phức

Câu 6: (1 điểm) Em hãy viết 2 danh từ riêng: 

Câu 7: ( 1 điểm ) Viết lại các tên riêng sau cho đúng:  cao bá quát, hà nội,  Xiôncốpxki, anđrâyca. 

Câu 8: ( 1 điểm ) Em hãy tìm một từ cùng nghĩa với từ ước mơ và đặt câu với từ đó. 

B. Kiểm tra viết 

I. Chính tả ( 4 điểm ): Nghe – viết: Bài: Trung thu độc lập (Tiếng Việt 4 tập I trang 66) (Viết từ Ngày mai,......đến vui tươi.)       

II. Tập làm văn. ( 6 điểm )

Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà,cha mẹ, thầy cô giáo cũ ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

Đáp án:

A. Kiểm tra đọc

1/. Đọc thành tiếng.(3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc 1 trong các bài tập đọc, học thuộc lòng (2 điểm), trả lời một câu hỏi liên quan trong đoạn đọc (1điểm).

* GV đánh giá và cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:  

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu 75 tiếng/phút, giọng đọc có diễn cảm (1 điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng) (1 điểm) 

    Nếu Hs đọc chưa đạt các yêu cầu trên, tùy theo mức độ GV trừ điểm.

2/ Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức. (7 điểm

1. C

2. C

3. B

4. Nội dung chính của bài là: Kể về mong muốn của cậu bé Cương muốn làm nghề rèn để giúp đỡ mẹ, đồng thời cũng khẳng định bất cứ nghề nghiệp nào cũng đều đáng trân trọng.

5. B

6. Viết 2 danh từ riêng: Hà Nội, Phủ Đổng.

7. Viết lại các tên riêng sau cho đúng:  cao bá quát, hà nội,  Xiôncốpxki, anđrâyca.

- Cao Bá Quát, Hà Nội, Xiôncốpxki, Anđrâyca.

8. Em hãy tìm một từ cùng nghĩa với từ ước mơ và đặt câu với từ đó.

Từ hi vọng, hoài bão, khát vọng

Đặt câu: Em hi sinh vọng sẽ trở thành ca sĩ nổi tiếng.

B. Kiểm tra viết.

I. PHẦN CHÍNH TẢ: (4 điểm)

 * GV đọc cho HS nghe viết chính tả bài: Trung thu độc lập (Tiếng Việt 4 tập I trang 66) (Viết từ Ngày mai,......đến vui tươi.)       

 * GV đánh giá và cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:

- Tốc độ viết đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trìh bày đúng quy định, viết sạch, đẹp………………… (1 điểm)

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi)...(1 điểm)

Nếu sai từ lỗi thứ sáu trở lên cứ mỗi lỗi trừ ..(0,25 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)

Dàn bài tham khảo

I. Phần đầu thư:

a) Địa điểm và thời gian viết thư.

(M: Hà Nội, ngày....tháng...năm...)

b) Lời thưa gửi:

(M: Ông bà kính thương)

II. Phần nội dung chính:

- Nêu mục đích, lý do viết thư.

- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.

- Thông báo tình hình của người viết thư.

- Nêu ý kiến cần trao đổi (thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn hoặc công việc cần liên hệ).

- Tình cảm của người viết thư.

III. Phần cuối thư:

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn, lời chào.

- Chữ kí, tên hoặc họ và tên của người viết thư.

Bài viết tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm.....

Bác Phương kính mến!

Ông bà và gia đình cháu vừa nhận thơ chúc Tết của bác ở Nam Định gửi vào. Chợt nhớ đến bác nên cháu vội viết thư chúc Tết bác và báo tin cho bác mừng: ông bà ở trong này vẫn mạnh giỏi, ông bà bảo nhận được tin trong dịp Tết của quê hương rất vui và nhớ quê lắm, ông bà bảo sang năm bố mẹ cháu sẽ thu xếp cho ông bà về quê ăn Tết. Vào miền Nam đã 5-6 năm rồi còn gì?

Bữa cơm chiều hôm nhận được thư của bác Phương, cả nhà mừng rỡ, ông ăn thêm được nửa bát cơm, còn bà thì cứ bảo tại sao nó không nói gì đến con “Vện" mà hôm vào Nam, bà đã dặn bác cố gắng chăm sóc nó.

Tiện đây cháu cũng xin báo tin để bác và các anh chị biết: Tết này bố mẹ cháu cũng tổ chức cho ông bà đi thăm một số nơi có phong cảnh đẹp ở miền Nam như núi Bà Đen, chùa bà Châu Đốc…

Khi biết cháu viết thư cho bác, ông bà bảo viết thêm mấy chữ gửi thăm sức khoẻ của mọi người trong gia đình ngoài này.

Cuối thư xin kính chúc bác sang năm mới vui khoẻ, mùa màng thu hoạch tốt. Các anh chị học tập tiến bộ.

Cháu của bác

Vũ Thị Mai

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 - Đề số 2

A- Kiểm tra đọc

I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)

Đọc một trong số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 4, tập một ) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý )

(1) Truyện cổ nước mình  từ Mang theo truyện cổ tôi đi đến Cho tôi nhận mặt ông cha mình – 8 câu )

TLCH: Hai câu thơ “Chỉ còn truyện cổ thiết tha / Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.” Ý nói gì ?

(2) Người ăn xin (từ Tôi chẳng biết làm cách nào đến Ông lão nói bằng giọng khản đặc )

TLCH: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng tại sao ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi,”?

(3) Tre Việt Nam (từ Lưng trần phơi nắng phơi sương đến xanh màu tre xanh )

TLCH: Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao?

(4) Những hạt thóc giống (từ Mọi người đều sững sờ đến chú bé trung thực và dũng cảm này )

TLCH: Vì sao chú bé Chôm lại được vua truyền ngôi cho?

(5) Trung thu độc lập ( từ Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng đến nông trường to lớn, vui tươi )

TLCH: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? Điều đó có ý nghĩa gì?

II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Con chó Xôm và cậu chủ nhỏ

   Pê-tơ-rô học ở lớp tôi. Cậu có một con chó tên là Xôm. Hằng ngày, cậu đến trường cùng con Xôm tin cẩn của mình. Con chó ngậm một cái túi nhỏ đựng đôi giày của chủ nó.

   Trước kì nghỉ xuân, Pê-tơ-rô phải đi cùng bố mẹ đến một nơi rất xa. Họ không thể mang Xôm theo được. Pê-tơ-rô chỉ khẩn khoản xin các bạn một điều:

- Tớ sẽ để lại cái túi có đôi giày. Hằng ngày, các bạn cứ cho Xôm đến trường ngồi ở chỗ cũ của nó để nó đỡ buồn.

   Chúng tôi đem Xôm về nhà Ni-cô-la và dựng một cái lều con gần trường cho Xôm để phòng khi mưa gió. Con chó rất buồn bã. Nhưng mỗi sáng, Ni-cô-la dẫn Xôm đến trường với cái túi ngậm ở miệng thì nó trở nên rất vui vẻ và còn vẫy đuôi mừng rỡ. Nó ngỡ được đi gặp chủ cũ. Lúc đến trường, Ni-cô-la cầm túi vào lớp thì Xôm lặng lẽ nhìn cậu ta như muốn hỏi: “Pê-tơ-rô của nó bây giờ ở đâu?”

   Xôm cứ ngồi ở cửa lớp cho đến khi tan trường. Trước cảnh đó, ai cũng muốn vuốt ve Xôm vì cảm thông với nỗi cô đơn của con vật. Trên đường về nhà, Xôm lại ngậm cái túi có đôi giày của Pê-tơ-rô. Con chó lại nhìn chủ mới như dò hỏi: “Pê-tơ-rô của nó ở đâu?”. Nhìn cảnh đó, ai nấy đều xúc động. Nhiều bạn không đi cùng Ni-cô-la mà chỉ muốn đi cùng Xôm. Một lần, Xtê-pan đã nói:

- Này, chúng mình lừa dối nó làm gì nhỉ? Hãy để cái túi ở nhà, Ni-cô-la ạ! Cứ để Xôm biết sự thật rằng: chủ nó đã đi rất xa.

   Chúng tôi đem chuyện này đến hỏi thầy giáo. Thầy trả lời:

- Đừng làm thế các em ạ! Hãy cứ để cho nó tin tưởng. Và như vậy, chắc nó sẽ sống thanh thản hơn. – Sau một phút im lặng, thầy nói tiếp: “Chính các em cũng cần học cách sống như vậy.”

       (Theo Xu-khôm-lin-xki)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lười đúng

Câu 1: Trước khi phải cùng bố mẹ đi xa, Pê-tơ-rô khẩn khoản xin các bạn điều gì?

a- Đem Xôm đến nhà Ni-cô-la để chăm sóc chu đáo

b- Cho Xôm đến trường ngồi ở chỗ cũ để nó đỡ buồn

c- Cho Xôm biết tin Pê-tơ-rô đã cùng bố mẹ đi rất xa

Câu 2: Vì sao khi No-cô-la dẫn Xôm đến trường với cái túi, Xôm trở nên vui vẻ và mừng rỡ ?

a- Vì Xôm được đi học cùng với Ni-cô-la

b- Vì Xôm ngỡ được đi học cùng chủ cũ

c- Vì Xôm ngỡ được đi gặp người chủ cũ

Câu 3: Chi tiết “Nhiều bạn không đi cùng Ni-cô-la mà chỉ muốn đi cùng Xôm.” cho thấy điều gì?

a- Các bạn muốn chia sẻ nỗi cô đơn với Xôm

b- Các bạn muốn đem niêm vui đến cho Xôm

c- Các bạn chỉ muốn nói cho Xôm biết sự thật

Câu 4: Câu trả lời của thầy giáo ý nói gì?

a- Không biết sự thật thì sẽ sống thanh thản

b- Cần có niềm tin trong cuộc sống

c- Không biết sự thật thì sẽ luôn tin tưởng

Câu 5: Tiếng “ở” gồm những bộ phận nào?

a- Vần

b- Vần và thanh

c- Âm đầu và vần

Câu 6: Dùng từ nào dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu “Dòng sông chảy…giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.” ?

a- hiền lành

b- hiền từ

c- hiền hòa

Câu 7: Hai dòng nào dưới đây có từ không thuộc cách cấu tạo của các từ trong nhóm?

a- vắng vẻ, vắng lặng, văng vắng

b- mong đợi, mong mỏi, mong chờ

c- cuống quýt, cuống cuồng, luống cuống

Câu 8: Câu “Xôm cứ ngồi ở cửa lớp cho đến khi tan trường” có mấy động từ?

a- Một động từ ( đó là từ :………)

b- Hai động từ ( đó là các từ :………….)

c- Ba động từ ( đó là các từ :……………)

B- Kiểm tra viết

I- Chính tả nghe- viết (5 điểm)

Buổi sáng trên bờ biển

   Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, trên phía quãng đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn, năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyến thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

      (Bùi Hiển)

* Chú ý : HS nhờ người khác đọc từng câu để chép lại bài chính tả trên giấy kẻ ô li

II- Tập làm văn (5 điểm)

  Kể lại câu chuyện (khoảng 12 câu) nói về kỉ niệm của em với một người bạn cùng lứa tuổi.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A- Đọc  (10 điểm)

I- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm, đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và các cụm từ cho rõ nghĩa: 1 điểm (ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

- Bước đầu thể hiện cảm xúc trong giọng đọc: 1 điểm (giọng đọc chưa thể hiện rõ cảm xúc : 0,5 điểm ; giọng đọc không thể hiện  đúng cảm xúc : 0 điểm )

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 1 phút): 1 điểm (đọc khoảng 2 phút: 0,5 điểm; đọc trên 2,5 phút: 0 điểm )

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm , trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

VD: (1) Hai câu thơ ý nói nhờ truyện cổ chúng ta biết được các thế hệ cha ông của mình đã từng sống, chiến đấu, yêu thương như thế nào, biết được cha ông muốn nhắn gửi chúng ta những gì qua truyện cổ.

(2) Ông lão nói như vậy vì ông đã nhận được tình thương, sự cảm thông và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt

(3) VD: Hình ảnh Có manh áo cộc, tre nhường cho con gợi ra mo tre màu nâu bao quanh cây măng mới mọc như chiếc áo mà tre nhường cho con.

Hình ảnh “Nòi tre đâu chịu mọc cong/ Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường” muốn nói về búp măng không chịu mọc cong, khỏe khoắn, ngay thẳng, khảng khái.

(4) Vì Chôm là người trung thực, dũng cảm

(5) Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai sẽ soi sáng máy phát điện chạy bằng sức nước; những con tàu lớn chạy trên biển, nhiều nhà máy với những ống khói chi chít, cao thẳm, soi sáng trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. Đây chính là mong ước của anh về sự phát triển giàu có của đất nước.

II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

(0,5 điểm)

c (0,5 điểm)

a (0,5 điểm)

b ( 0,5 điểm)

b (0,5 điểm)

c (0,5 điểm)

a (0,5 điểm) –b (0,5 điểm)

b (ngồi, tan)

B- Viết ( 10 điểm )

I – Chính tả nghe – viết (5 điểm – 15 phút)

- Em nhờ bạn đọc để viết bài chính tả

- Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ… bị trừ 1 điểm toàn bài

II- Tập làm văn (5 điểm , thời gian làm bài khoảng 35 phút)

- Viết đúng kiểu bài văn kể chuyện theo cấu tạo đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Bài ciết có độ dài khoảng 12 câu; nội dung nói về kỉ niệm của em với một người bạn cùng lứa tuổi. Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

- Bài làm đạt những yêu cầu trên đạt mức Giỏi (5- 4,5 điểm), Khá (4 – 3,5 điểm), Trung bình (3 – 2,5 điểm), Yếu (2 – 1,5 điểm), Kém (1 – 0,5 điểm)                                         

Tham khảo:

   Chỉ còn mấy hôm nữa là đến ngày khai trường. Mẹ mua tặng tôi một bộ váy hồng thật đẹp.

   Ngay ngày hôm sau, tôi đem bộ váy ra khoe với các bạn tôi. Thật ngạc nhiên, thì ra ai cũng được bố mẹ may cho quần áo mới để đón ngày khai trường. Chỉ có một mình Hằng ngồi lặng lẽ chẳng nói năng gì. Tôi chợt nhận ra nhà Hằng nghèo lắm, chắc bạn chẳng có nhiều quần áo như chúng tôi đâu. Trong đầu tôi nảy ra một ý định. Tối hôm đó, tôi về hỏi ý kiến mẹ. Mẹ đồng ý cho tôi tặng bộ váy của mình cho Hằng. Và các bạn có biết không, mẹ lại thưởng cho tôi một bộ quần áo mới nữa đấy.

   Cứ nghĩ đến ngày khai trường sắp tới, ai cũng được mặc quần áo mới, tôi thấy vui sướng lạ lùng.

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 8

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 9

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 11

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 12

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 13

Đánh giá

0

0 đánh giá