Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 16 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 16 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 16 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 - Đề số 1

Đề bài:

Phần 1. Đọc hiểu

Vào những ngày giáp Tết, người ta hò nhau đi dựng đu. Chỗ dựng đu là bãi đất rộng ở đầu làng. Nhóm dựng đu thường có vài ông tuổi trung niên đã có kinh nghiệm và một nhóm thanh niên khỏe mạnh. Họ cùng nhau chặt tre để làm đu, những cây tre làm cột đu là bốn cây tre to, già, đều đặn và chắc chắn. Tiếp đến là hai cây tre bánh tẻ được chọn khá kỹ để làm dây đu, hai cây tre này là loại tre nhỏ, thân tre chỉ bằng cổ tay người, nhỏ thế để người đánh đu nắm chặt đảm bảo không bị ngã. Người ta còn làm thêm hai dây đu nữa, phòng khi đang vui lại đứt dây, thì thật là mất hứng.

Tiếp đến, hai ông trung niên tiến hành đục đẽo một vài chi tiết nữa để có thể lắp ráp thành chiếc đu hoàn chỉnh. Mấy chàng thanh niên thì chia nhau đào bốn cái hố thật sâu để chôn bốn cây tre làm cột đu, cho thật chắc chắn, vững chãi. Xong, họ cùng nhau tiến hành dựng đu, tiếng hô, tiếng nói, tiếng cười rộn rã. Và khi bốn cái cột tre đã được dựng lên chụm ngọn vào nhau, người ta tưởng như Tết đã về đâu đây rất gần.

(trích Đánh đu ngày xuân - Hiền Thao)

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Người ta thường dựng đu vào dịp nào trong năm?

A. Những ngày sau Tết

B. Những ngày giáp Tết

C. Những ngày Tết

2. Đu được làm từ nguyên liệu gì?

A. Tre

B. Xi măng

C. Đá

3. Nhóm tham gia dựng đu thường gồm những ai?

A. Vài ông tuổi trung niên và một nhóm thanh niên khỏe mạnh

B. Một nhóm thanh niên khỏe mạnh và vài ông cụ

C. Vài ông tuổi trung niên và một nhóm các cô gái khỏe mạnh

4. Những cây tre để làm đu có đặc điểm gì?

A. Là những cây tre to, trẻ, đều đặn và chắc chắn

B. Là những cây tre to, già, đều đặn và chắc chắn

C. Là những cây tre to, già, đều đặn và mềm dẻo

Câu 2. Em hãy liệt kê những công đoạn cần thiết để dựng đu.

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

Phần 2. Tự luận

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Xong, họ cùng nhau tiến hành dựng đu, tiếng hô, tiếng nói, tiếng cười rộn rã. Và khi bốn cái cột tre đã được dựng lên chụm ngọn vào nhau, người ta tưởng như Tết đã về đâu đây rất gần.

2. Bài tập

Tìm các từ có vần ân hoặc ât để điển vào chỗ trống

Tiếng trống báo hiệu ra chơi vang lên, mọi người kéo nhau ùa ra ……………… trường để vui chơi. Dưới bóng mát của ………………… lá bàng, em và các bạn ngồi kể về bộ phim vừa xem tối qua. Ai cũng hồ hởi, chỉ có cái Tình là im lặng lắng nghe. Vì tối qua, do ………………… giúp mẹ rửa bát nên đã bỏ lỡ mất.

Câu 2. Tập làm văn

Món đồ chơi mà em yêu thích nhất là gì? Viết một mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả món đồ chơi đó.

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

Đáp án:

Phần 1. Đọc hiểu

Câu 1.

1. B

2. A

3. A

4. D

Câu 2.

- Chặt tre để làm đu gồm:

- Bốn cây tre to, già, đều đặn và chắc chắn làm cột

- Hai cây tre bánh tẻ làm dây đu

- Đục đẽo một vài chi tiết để có thể lắp ráp các cây tre thành chiếc đu hoàn chỉnh

- Đào bốn cái hố thật sâu để chôn bốn cây tre làm cột đu

- Chụm ngọn bốn cây tre vào nhau cho thật chắc chắn

Phần 2. Tự luận

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

- Yêu cầu:

- HS chép đúng, đủ chữ, không thiếu hay sai lỗi chính tả

- HS trình bày sạch đẹp, cẩn thận

2. Bài tập

Tiếng trống báo hiệu ra chơi vang lên, mọi người kéo nhau ùa ra sân trường để vui chơi. Dưới bóng mát của tán lá bàng, em và các bạn ngồi kể về bộ phim vừa xem tối qua. Ai cũng hồ hởi, chỉ có cái Tình là im lặng lắng nghe. Vì tối qua, do bận giúp mẹ rửa bát nên đã bỏ lỡ mất.

Câu 2. Tập làm văn

Gợi ý:

(1) Từ nhỏ, em đã đặc biệt yêu thích những món đồ chơi nhỏ bé, xinh xắn. Vì thế, mỗi lần có cơ hội được mẹ mua quà cho, em đều xin mẹ mua gấu bông. Vậy nên, em có cả một gia tài gấu bông đáng kể. Tuy nhiên, trong số đó, em vẫn dành nhiều tình cảm đặc biệt cho chú gấu xám nhỏ Misa - chú gấu bông đầu tiên của em.

(2) Trên bàn học của em, bày rất nhiều dụng cụ học tập như giỏ đựng bút, lọ mực, cuốn sổ tay, đèn học… Nhưng ở riêng góc bên phải, em đã dành riêng một khoảng trống để đặt một món đồ không liên quan gì đến học tập cả. Vì món đồ đó có ý nghĩa rất lớn đối với em. Đó là chú lật đật được bố mua ở Nga, tặng em nhân dịp sinh nhật sáu tuổi.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một túi khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận lên củ khoai tây rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đâu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kề kề bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà còn là một món quà tốt đẹp ta dành tặng bản thân mình.

(Theo Gia đình Online)

a) Thầy giáo mang túi nhựa và khoai tây đến lớp để làm gì?

b) Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái cho các bạn học sinh?

c) Vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

d) Em học được điều gì qua câu chuyện trên?

Câu 2: Trong những trò chơi, đồ chơi: kéo co, bắn bi, điện tử, rồng rắn lên mây, cờ vua, những trò chơi nào có hại?

Câu 3: Viết câu kể:

a. Về một việc em đã làm vào ngày chủ nhật ở nhà.

b. Về một người bạn thân em mới quen.

c. Về hình dáng chiếc cặp em đang dùng.

Câu 4: Gạch dưới các câu kể trong đoạn văn

dưới đây:

Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra. Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ban chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.

(Theo Truyện cổ Grim)                                      

Câu 5: Quan sát một đồ chơi mà em yêu thích.

Ghi lại những điều em quan sát được về hình dáng và cách sử dụng của đồ chơi đó.

Đáp án: 

Câu 1:

a. để yêu cầu các bạn viết tên những người mình không ưa lên củ khoai tây sau đó mang

những túi khoai tây bên mình trong một tuần.

b. là càng ngày túi khoai tây càng trở nên nặng nề và tồi tệ hơn khi nó bắt đầu thối rữa và rỉ nước.

c. vì đó là món quà quý giá ta dành tặng mọi người. Chính lòng oán hận và thù ghét làm chúng ta trở nên nặng nề và khổ sở hơn.

d. em học được bài học cần phải biết thông cảm và tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Câu 2: Trò chơi có hại là: điện tử.

Câu 3:

a. Về một việc em đã làm vào ngày chủ nhật ở nhà.

- Sáng chủ nhật, em cùng mẹ ra vườn làm cỏ mấy luống rau.

b. Về một người bạn thân em mới quen.

- Lan là một bạn gái xinh xắn, khiêm tốn và rất chăm chỉ.

c. Về hình dáng chiếc cặp em đang dùng.

- Chiếc cặp của em có hình chữ nhật nằm ngang với chiều dài 40cm, chiều rộng 30cm.

Câu 4:

Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra. Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ban chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.

(Theo Truyện cổ Grim)

Câu 5:

a) Mở bài : Đồ chơi đó là:

Ngày Giáng sinh năm nào cũng vậy, ông già Noel luôn mang đến cho em những bất ngờ thú vị. Đặc biệt là trong dịp lễ năm nay, em đã được ông tặng cho một bạn búp bê vô cùng xinh đẹp.

b) Thân bài : Hình dáng

- Hình thù, to nhỏ : Bạn búp bê trông như một bản sao khác của em vậy. Trông bạn thật bé nhỏ và dễ thương. Hơn nữa, cơ thể bạn ấy là vải bông nên luôn mang đến cho em cảm giác ấm áp khi ôm vào lòng.

- Màu sắc : Bạn ấy được khoác lên mình chiếc váy xòe màu hồng nữ tính kết hợp với chiếc mũ nhỏ vành trên đậu lại càng khiến bạn trở nên duyên dáng.

+ Bạn búp bê có gương mặt tròn, đôi mắt xanh với lông mi cong và trên môi nở nụ cười chúm chím.

+ Em thích nhất mái tóc của bạn. Đó là những sợi len nâu, dài được đan vào nhau tạo thành hai bím tóc dày.

+ Đôi tay và đôi chân nhỏ nhắn màu hồng phấn. Dưới chân bạn đeo chiếc giày có quai cài thật đẹp.

- Cách chơi :

Em với búp bê giống như hai người bạn thân thiết với nhau : lúc em học bài, bạn ấy ngồi ngay ngắn bên góc bàn như động viên em cố gắng học tập tốt. Khi em đi ngủ, búp bê cũng cùng em đi vào những giấc mơ đẹp.

c) Kết bài: Cảm nhận khi chơi đồ chơi đó.

Búp bê đã gắn bó với em như một người bạn tốt, cùng chia sẻ với em những niềm vui hay nỗi buồn. Vì vậy em rất yêu thương và giữ gìn búp bê cẩn thận.

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 19

Đánh giá

0

0 đánh giá