Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 7 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 7 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 7 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7 - Đề số 1

Đề bài:

I/ Bài tập về đọc hiểu

Ước mơ

           Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống nay đây mai đó. Kết quả là việc học hành của cậu bé không ổn định. Một hôm, thầy giáo giao cho cậu bé viết một bài văn với đề bài “Lớn lên, em muốn làm nghề gì?”

          Đêm đó, cậu bé đã viết bài bày tỏ khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại ngựa tương lai với diện tích khoảng hai trăm mẫu.

         Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo. Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với điểm 1 to tướng. Cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:

- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?

- Em đã nói về một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền, lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về nhà làm lại bài văn. Nếu em viết cho thực tế hơn thì tôi sẽ sửa lại điểm số của em.

Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Sau đó cậu bé đến gặp thầy giáo của mình:

- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.

       Nhiều năm trôi qua, một hôm vị thầy giáo đó dẫn ba mươi học trò của mình đến một trang trại rộng hai trăm mẫu để cắm trại. Thật tình cờ, đó chính là trang trại của cậu học trò năm xưa. Hai thầy trò gặp nhau. Thầy tỏ ra rất ân hận, nhưng cậu bé nay đã là ông chủ vội đáp:

- Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em thì chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.

(Theo báo Điện tử)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Cậu bé ước mơ lớn lên sẽ làm nghề gì?

a - Huấn luyện ngựa đua

b - Chủ trường đua ngựa

c - Chủ trại nuôi ngựa

2. Vì sao thầy giáo cho điểm 1 vào bài văn của cậu bé?

a- Vì vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa trong bài

b- Vì nội dung bài viết lan man, lạc đề

c- Vì nội dung nói về ước mơ xa thực tế

3. Cậu bé đã hành động như thế nào sau khi nghe thầy giáo giải thích lí do bị điểm kém?

a - Viết lại bài văn khác có nội dung thực tế hơn

b - Chấp nhận điểm 1, vẫn giữ ước mơ của mình

c - Từ bỏ ước mơ trở thành người chủ trang trại ngựa

4. Theo em, câu chuyện muốn nói lên điều gì?

a - Viết văn chỉ cần đúng thực tế, không nói những điều khó xảy ra

b - Hãy quyết tâm theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình

c - Thầy giáo chỉ mong học trò viết những điều tốt, đúng với thực tế

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng:

a) tr hoặc ch

- .......ăm ........ỉ / ...........

- .......àn .......ề / .............

- .....òn .....ịa / .............

- .....ậm .....ạp / ..........

 

b) ươn hoặc ương

- n..... rẫy / ...........

- v.... vai / ...........

- l...... thực / ............

- v.... vãi / .............

Câu 2: Gạch dưới 10 danh từ riêng chỉ người, địa danh rồi viết lại cho đúng chính tả:

Thế kỉ X, sau khi đánh tan quân xâm lược nhà tống, vua lê hoàn hỏi nhà sư đỗ pháp thuận về vận nước, nhà sư nói: “Ngôi nước như mây cuốn/ Trời nam mở thái bình”. Thế kỉ XIII, sau khi đánh đuổi quân xâm lược mông nguyên, theo xa giá, nhà vua trở lại kinh đô, vị thượng tướng trần quang khải, tuy hết sức tự hào về chiến công chương dương, hàm tử vẫn không quên nhắc nhở : “Thái bình cần gắng sức. / Non nước ấy ngàn thu”. Mùa xuân 1428, nguyễn trãi thừa lệnh lê lợi viết Bình Ngô đại cáo, có câu: “Muôn thuở nền thái bình vững chắc / Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu”.

(1)…………. (2)……………. (3)……………..

(4)…………. (5)……………. (6)…………….

(7)…………. (8)……………. (9)…………….

(10)…………

Câu 3: Giải các câu đố về tên riêng và ghi vào chỗ trống:

a)

Vua nào xuống chiếu dời đô

Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam?

Là vua……

b)

Vua nào đại thắng quân Thanh

Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?

Là vua ……

c)

Sông nào nổi sóng bạc đầu

Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan?

Là sông…….

d)

Núi gì bên vịnh Hạ Long

Tên gợi vần điệu trong lòng ngân nga?

Là núi……….

e)

Tỉnh nào quê Bác kính yêu

Non xanh nước biếc như thêu gấm vàng?

Là tỉnh……..

Câu 4: Hãy kể tóm tắt câu chuyện “Ước mơ” bằng lời của nhân vật cậu bé

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Cậu bé ước mơ lớn lên sẽ làm chủ trại nuôi ngựa.

Chọn đáp án: c

2. Thầy giáo cho điểm 1 vào bài văn của cậu bé vì nội dung nói về ước mơ xa thực tế.

Chọn đáp án: c

3. Sau khi nghe thầy giáo giải thích lí do bị điểm kém, cậu bé đã chấp nhận điểm 1, vẫn giữ ước mơ của mình.

Chọn đáp án: b

4. Theo em, câu chuyện muốn nói với em rằng hãy quyết tâm theo đuổi tới cùng nhữn khát vọng của đời mình.

Chọn đáp án: b

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

a) tr hoặc ch

- chăm chỉ

- tràn trề

- tròn trịa

- chậm chạp

b) ươn hoặc ương

- nương rẫy

- vươn vai

- lương thực

- vương vãi

2.

Thế kỉ X, sau khi đánh tan quân xâm lược nhà tống, vua lê hoàn hỏi nhà sư đỗ pháp thuận về vận nước, nhà sư nói: “Ngôi nước như mây cuốn/ Trời nam mở thái bình”. Thế kỉ XIII, sau khi đánh đuổi quân xâm lược mông nguyên, theo xa giá, nhà vua trở lại kinh đô, vị thượng tướng trần quang khải, tuy hết sức tự hào về chiến công chương dươnghàm tử vẫn không quên nhắc nhở : “Thái bình cần gắng sức. / Non nước ấy ngàn thu”. Mùa xuân 1428, nguyễn trãi thừa lệnh lê lợi viết Bình Ngô đại cáo, có câu: “Muôn thuở nền thái bình vững chắc / Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu”.

(1) Tống

(2) Lê Hoàn

(3) Đỗ Pháp Thuận

(4) Nam

(5) Mông Nguyên

(6) Trần Quang Khải

(7) Chương Dương

(8) Hàm Tử

(9) Nguyễn Trãi

(10) Lê Lợi

3.

a) Vua Lí Thái Tổ (Lí Công Uẩn)

b) Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)

c) Sông Bạch Đằng

d) Núi Bài Thơ

e) Tỉnh Nghệ An

4.

            Hồi bé, gia đình tôi nghèo lắm. Cha tôi làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc của cha phải sống nay đây mai đó nên việc học hành của tôi cũng không thể ổn định được. Có một ngày đi học, thầy giáo giao cho chúng tôi một đề văn: “Lớn lên, em muốn làm nghề gì?” Đêm hôm ấy, tôi đã đặt bút viết lên ước mơ và khát khao của chính bản thân mình. Tôi mơ ước trở thành một chủ trang trại nuôi ngựa. Để chứng minh cho thầy giáo thấy sự quyết tâm của mình, tôi còn vẽ cả sơ đồ trại ngựa tương lai với diện tích khoảng hai mẫu. Giờ trả bài kiểm tra, điều khiến tôi bàng hoàng và sững sờ là điểm 1 to tướng nằm trên bài thi của tôi. Vừa buồn vừa thất vọng lại không hiểu mình đã làm sai gì, tôi đem bài kiểm tra đến gặp thầy để hỏi. Thầy nói đó là một ước mơ phi thực tế, còn hứa sẽ sửa điểm cho tôi nếu tôi làm lại bài văn về một ước mơ khác. Cầm bài kiểm tra mà trong lòng tôi nặng trĩu những suy nghĩ. Tôi cứ nghĩ ngợi mãi về những điều mà thầy giáo đã nói. Ước mơ của tôi phi thực tế đến vậy sao? Tôi sẽ chẳng thể nào đạt được ước mơ của mình sao? Không đâu, chẳng ai có quyền phán xét ước mơ của mình, chỉ cần tôi cố gắng và kiên trì, ước mơ của tôi nhất định sẽ thành hiện thực. Cuối cùng tôi đã nhận điểm 1 để giữ lại ước mơ của mình. Nhiều năm trôi qua, bằng sự kiên trì, cố gắng và quyết tâm của mình, tôi đã trở thành một chủ trang trại ngựa rộng hai trăm mẫu. Ngày hôm ấy, thật bất ngờ là tôi lại gặp người thầy giáo năm xưa tại chính trang trại của mình. Thầy có vẻ ái ngại và ân hận lắm. Tôi không giận thầy vì cho rằng thầy chỉ muốn những điều tốt đẹp cho mình, còn tôi chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1. Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng:

a) Những chữ đó bắt đầu bằng tr hoặc ch:

Con người là một sinh vật có ... tuệ vượt lên trên mọi loài, có phẩm ... kì diệu là biết mơ ước. Chính vì vậy, họ khám phá được những bí mật nằm sâu ... lòng đất, ... ngự được đại dương, ... phục được khoảng không vũ .... bao la. Họ là những .... nhân xứng đáng của thế giới này.

b) Những chữ đó có vần ươn hoặc ương:

Nhà Trung ở gần sân bay. Từ nhỏ, Trung đã rất ngưỡng mộ các chú phi công. Em mơ ước lớn lên sẽ thành phi công để được bay ... trên bầu trời, bay trên ... tược, làng mạc, thành phố quê ..., vượt các đại ... mênh mông. Để chuẩn bị cho .... lai, Trung cố gắng học giỏi, tập thể dục ... xuyên cho cơ thể khỏe mạnh, .. tráng.

Câu 2. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng chí hoặc trí, có nghĩa như sau:

- Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng: ........................

- Khả năng suy nghĩ và hiểu biết: ..........................

b) Chứa tiếng có vần ươn hoặc ương, có nghĩa như sau:

- Cố gắng tiến lên để đạt tới mức cao hơn, tốt đẹp hơn.

- Tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có ở trước mắt hay chưa từng có.

Câu 3. Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao (Tiếng Việt 4, tập một, trang 74 - 75):

Câu 4. Sau khi chơi trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam, hãy tìm và viết lại:

a) Tên ba tỉnh hoặc thành phố:..............................

b) Tên ba danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng:

c)Tên ba đảo hoặc quẩn đảo của nước ta:

Câu 5: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.

Đáp án:

Câu 1. Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng:

a) Những chữ bị bỏ trống bắt đầu tr hoặc ch:

Con người là một sinh vật có trí tuệ vượt lên trên mọi loài, có phẩm chất kì diệu là biết mơ ước. Chính vì vậy, họ khám phá được những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chế ngự được đại dương, chinh phục được khoảng không vũ trụ bao la. Họ là những chủ nhân xứng đáng của thế giới này.

b) Những chữ bị bỏ trống có vần ươn hoặc ương:

Nhà Trung ở gần sân bay. Từ nhỏ, Trung đã rất ngưỡng mộ các chú phi công. Em mơ ước lớn lên sẽ thành phi công để được bay lượn trên bầu trời, bay trên vườn tược, làng mạc, thành phố quê hương, vượt các đại dương mênh mông. Để chuẩn bị cho tương lai, Trung cố gắng học giỏi, tập thể dục thường xuyên cho cơ thể khỏe mạnh, cường tráng.

Câu 2. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng chí hoặc trí, có nghĩa như sau:

- Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp: Ý chí

- Khả năng suy nghĩ và hiểu biết: Trí tuệ

b) Chứa tiếng có vần ươn hoặc ương, có nghĩa như sau:

- Cố gắng tiến lên để đạt tới mức cao hơn, tốt đẹp hơn: Vươn lên

- Tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có ở trước mắt hay chưa từng có: Tưởng tượng

Câu 3. Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 74 - 75):

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Mã Vĩ, Hàng Giày, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Muối, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.

Câu 4. Sau khi chơi trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam, hãy tìm và viết lại.

a) Tên ba tỉnh hoặc thành phố:

Hải Phòng, Vinh, Cần Thơ, Tây Ninh, Bình Dương,...

b) Tên ba danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng:

Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, địa đạo Củ Chi, Nha Trang,..

c) Tên ba đảo hoặc quần đảo của nước ta:

Câu 5: 

Bài mẫu tham khảo

Một buổi chiều sâm sẩm tối, mẹ bảo ra ngoài tiệm tạp hóa mua cho mẹ một ít đường. Vâng lời mẹ, tôi chạy ra đầu hẻm, băng qua đường để sang tiệm tạp hóa, cùng lúc ấy, tôi thấy một bà cụ tóc bạc phơ, lưng còng, dáng người nhỏ bé và khắc khổ đang đứng bên vệ đường. Dường như bà định băng qua đường nhưng xe đông quá bà không qua được.

Tôi tiến đến bên bà và hỏi:

- Bà ơi, có phải bà định sang bên kia đường không ạ?

- Ừ, bà định sang bên ấy cháu ạ, nhưng xe đông quá! Thế cháu đi đâu mà tối thế?

Bà cụ trả lời rồi nhìn em hỏi.

- Dạ cháu đi mua đường cho mẹ. Bà ơi, để cháu đưa bà sang bên ấy nhé! Tôi đưa tay mình ra, đề nghị.

Bà cụ mỉm cười, cầm lấy tay tôi. Tôi cẩn thận dẫn bà đến vạch dành cho người đi bộ, giơ tay xin đường rồi chầm chậm dẫn bà cụ qua.

Sang đến bên kia đường, lạ kì thay, tay bà cụ bỗng trở nên âm áp vô cùng, từ người bà tỏa ra một vòng ánh sáng, chói lòa, rực rỡ. Lúc đó, mọi vật trước mắt tôi như dừng hoạt động. Bà cụ tôi dẫn qua đường lúc nãy không còn nữa, dáng người khắc khổ củng không còn mà thay vào đó là một bà cụ tóc bạc phơ, gương mặt phúc hậu. Bà âu yếm bảo tôi:

- Cháu là đứa bé ngoan, biết giúp đỡ mẹ và người khác. Để thưởng cho cháu, ta ban cho cháu ba điều ước.

Sau một phút ngỡ ngàng, tôi bèn ước cho gia đình mình ai cũng được mạnh khỏe, ước cho em trai tôi mắt không còn cận thị nữa, vì em tôi còn nhỏ mà bị cận bẩm sinh, nhìn nó bé tí đã phải đeo kính, tôi thương lắm. Tôi ước cho ba của Thùy - bạn thân của tôi mau tỉnh lại và mạnh khỏe về nhà vì thứ sáu tuần trước ba bạn ấy bị tai nạn giao thông và rơi vào trạng thái hôn mê. Gia đình bạn Thùy buồn lắm, riêng bạn ấy khóc suốt.

Khi tôi ước xong, bà tiên mỉm cười nhìn tôi rồi biến mất. Quên cả mua đường, tôi chạy về nhà. Kì diệu thay, tôi không thấy cặp kính trên mắt em trai tôi nữa, thay vào đó là một đôi mắt tròn xoe, đen láy và trong veo nhìn tôi mừng rỡ. Tôi sung sướng chạy vào bếp ôm chầm lấy mẹ, mừng vui khôn xiết.

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 6

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 8

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 9

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 10

Đánh giá

0

0 đánh giá