Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 21 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 21 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 21 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1.

Điền vào chỗ trống r, d hoặc g:

Mưa .....âng trên đồng

Hoa xoan theo ....ó

Uốn mềm ngọn lúa

...ải tím mặt đường.

Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau:

Cây mai cao trên hai mét, (dáng/giáng/ráng)............. thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc, thu (giần/dần/rần)............ thành một (điễm/điểm).............. ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng (dắn/giắn/rắn) .......... chắc.

Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng (thẫm/thẩm).......... xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực (rở/rỡ)........ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần (mẫn/mẩn)..... thịnh vượng quanh năm.

Câu 3. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn sau:

(1) Về đêm, cảnh vật thật im lìm. (2) Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều. (3) Hai ông bạn già vẫn trò chuyện (4) ông Ba trầm ngâm. (5) Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. (6) Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. (7) Ông hệt như thần Thổ Địa của vùng này.

Câu 4. Các vị ngữ trên biểu thị nội dung gì và do các từ ngữ nào tạo thành? Viết câu trả lời vào bảng sau:

Câu

Nội dung vị ngữ

Từ ngữ tạo thành vị ngữ

1

M: trạng thái của sự vật (cảnh vật)

cụm tính từ

2

   

4

   

6

   

7

   

Câu 5. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:

Cánh đại bàng rất khoẻ. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

Câu 6. Bộ phận vị ngữ của mỗi câu vừa tìm được do những từ ngữ nào (tính từ hay cụm tính từ) tạo thành?

Câu Ai thế nào?

Từ ngữ tạo thành vị ngữ

   

Câu 7. Đặt ba câu kể Ai thế nào?, mỗi câu tả một cây hoa em yêu thích.

Đáp án:

Câu 1.  Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi.

Mưa giăng trên đồng

Hoa xoan theo gió

Uốn mềm ngọn lửa

Rải tím mặt đường.

Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau:

Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.

Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn thịnh vượng quanh năm.

Câu 3. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn sau:

(1) Về đêm, cảnh vật (CN) thật im lìm (VN). (2) Sông(CN) thôi vỗ sóng dồn dâp vô bờ như hồi chiều (VN). (3) Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. (4) Ông Ba (CN) trầm ngâm(VN) (5)Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. (6)Trái lại, ông Sáu (CN) rất sôi nổi (VN). (7) Ông hệt (CN) như Thần Thổ Địa của vùng này (VN).

Câu 4. Các vị ngữ trên biểu thị nội dung gì và do các từ ngữ nào tạo thành? Ghi câu trả lời vào chỗ trống trong bảng sau:

Câu

Vị ngữ trong câu biểu thị

Từ ngữ tạo thành vị ngữ

1

trạng thái của sự vật (cảnh vật)

Cụm tính từ

2

trạng thái của sự vật (sông)

Cụm động từ (ĐT: thôi)

4

trạng thái của người

Động từ

6

trạng thái của người

Cụm tính từ

7

đặc điểm của người

Cụm tính từ (TT: hệt)

Câu 5. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:

Cánh đại bàng (CN)rất khỏe (VN).Mỏ đại bàng (CN)dài và rất cứng (VN)Đôi chân của nó (CN)giống như cái móc hàng của cần cẩu (VN)Đại bàng (CN)rất ít bay (VN). Khi chạy trên mặt đất, nó (CN)giống như một con ngỗng cu nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều (VN).

Câu 6. Bộ phận vị ngữ của mỗi câu vừa tìm được do những từ ngữ nào (tính từ hay cụm tính từ).

Câu Ai thế nào?

Từ ngữ tạo thành vị ngữ

- Cánh đại bàng rất khỏe.

- Mỏ đại bàng dài và rất cứng.

- Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu.

- Đại bàng rất ít bay.

- Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

rất khỏe

dài và rất cứng

giống như cái móc hàng của cẩn cẩu

rất ít bay

giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều

Câu 7. Đặt ba câu kể Ai thế nào?, mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.

Hoa hồng tỏa hương thơm ngát.

Hoa hướng dương rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời.

Những bông hoa mười giờ hiền hòa rung rinh theo gió

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 - Đề số 2

Đề bài:

Bài 1. Dùng gạch dọc  tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu:

1. Vào những ngày giáp tết, đường quê lúc nào cũng tấp nập người qua lại.

2. Các gian hàng mứt, kẹo, hoa quả luôn đông khách.

3. Tối giao thừa, vài nhà còn đỏ lửa với nồi bánh chưng.

4. Mình thấy thật ấm lòng khi nhìn ngọn lửa hồng bập bùng trong đêm.

5. Sáng mùng một, mình ra sân hít thở không khí mùa xuân và ngắm nhìn hoa đào đỏ thắm trước sân nhà.

6. Mùa xuân đã về.

Bài 2. Gạch chân vào chữ cái  chỉ  hình ảnh cho thấy sông La rất đẹp :

a. Nước sông La trong veo như ánh mắt

b. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi.

c. Những gợn sóng long lanh như vẩy cá.

d. Các bè gỗ trôi.

đ. Chim hót líu lo trên bầu trời.

e. Người đi trên bè có thể nghe thấy cả tiếng chim hót trên bờ đê.

Bài 3. Đọc bài thơ “Chợ Tết”và  gạch dưới những màu sắc có trong bài:

đỏ

hồng  lam

xanh lơ

vàng tươi

đỏ chói

xanh

thắm

trắng

hồng (son)

xanh lam

vàng

trắng tinh

Bài 4.  Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu hoàn chỉnh:

a) Cả lớp em ………....…………………………………………………………….............

b) Đêm giao thừa ……………………………………………………………………………

c) Cành đào đỏ thắm ……………………………………………………………………….

d) Chim én là loài chim báo hiệu …………………………………………………...

Bài 5. Cho đoạn văn: Cùng với tranh dân gian, cây cảnh là yếu tố tinh thần cao quý và thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Cành đào và cây mai tượng trưng cho phúc lộc đầu xuân của mọi gia đình Việt Nam. Ngoài cành đào, cây mai người ta còn “chơi” thêm cây quất chi chít quả chín vàng mọng đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc.

Gia đình em đã đón tết với:

Cây (cành đào) ☐

Cây mai ☐

Cây quất ☐

Viết hai câu miêu tả một trong các loại cây trên :

........................................................................................................................................................................................................................................................................

Đáp án:

Bài 1. Dùng gạch dọc  tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu:

1. Vào những ngày giáp tết, đường quê/ lúc nào cũng tấp nập người qua lại.

2. Các gian hàng mứt, kẹo, hoa quả/ luôn đông khách.

3. Tối giao thừa, vài nhà/ còn đỏ lửa với nồi bánh chưng.

4. Mình/ thấy thật ấm lòng khi nhìn ngọn lửa hồng bập bùng trong đêm.

5. Sáng mùng một, mình/ ra sân hít thở không khí mùa xuân và ngắm nhìn hoa đào đỏ thắm trước sân nhà.

6. Mùa xuân/ đã về.

Bài 2. Gạch chân vào chữ cái  chỉ  hình ảnh cho thấy sông La rất đẹp :

a. Nước sông La trong veo như ánh mắt

b. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi.

c. Những gợn sóng long lanh như vẩy cá.

d. Các bè gỗ trôi.

đ. Chim hót líu lo trên bầu trời.

e. Người đi trên bè có thể nghe thấy cả tiếng chim hót trên bờ đê.

Bài 3. Đọc bài thơ “Chợ Tết”và  gạch dưới những màu sắc có trong bài:

đỏ

hồng  lam

xanh lơ

vàng tươi

đỏ chói

xanh

thắm

trắng

hồng (son)

xanh lam

vàng

trắng tinh

Bài 4.  Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu hoàn chỉnh:

a) Cả lớp em cùng nhau tham gia kế hoạch nhỏ

b) Đêm giao thừa nhà em ngồi quây quần bên nồi bánh trưng

c) Cành đào đỏ thắm rực rỡ cả căn nhà

d) Chim én là loài chim báo hiệu mùa xuân tới

Bài 5. Cho đoạn văn: 

Cùng với tranh dân gian, cây cảnh là yếu tố tinh thần cao quý và thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Cành đào và cây mai tượng trưng cho phúc lộc đầu xuân của mọi gia đình Việt Nam. Ngoài cành đào, cây mai người ta còn “chơi” thêm cây quất chi chít quả chín vàng mọng đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc.

Gia đình em đã đón tết với:

Cây (cành đào) ☐

Cây mai ☐

Cây quất ☐

Viết hai câu miêu tả một trong các loại cây trên :

1. Cành đào nở hoa đỏ thắm 

2. Cành đào thế có hình dáng thật đẹp

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 19

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 24

Đánh giá

0

0 đánh giá