Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 31 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 31 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 31 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1. a) Viết vào chỗ trống những tiếng:

- Chỉ viết với l không viết với n.

M: làm (không có nàm),

- Chỉ viết với n không viết với l.

M: này (không có lày),

b) Viết ba từ láy:

- Bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi. M: nghỉ ngơi......

- Bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã. M: nghĩ ngợi,

Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn rồi điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

a) ......... băng trôi .......... nhất trôi khỏi ......... Cực vào............1956. Nó chiếm một vùng rộng 31 000 ki-lô-mét vuông. Núi băng............... lớn bằng nước Bỉ.

(Lúi/Núi, nớn/lớn, Lam/Nam, lăm/năm, này/lày)

b) ............ nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này .................... màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có............... giác biến thành màu đen và ...................... thế giới đều màu đen.

(Ở/ỡ, củng/cũng, cảm/cãm, cả/cã)

Câu 3. So sánh cặp câu sau và cho biết tác dụng của phần in đậm:

a) l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

b) Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng

Câu 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. Cho biết mỗi bộ phận in đậm bổ sung cho câu ý nghĩa gì.

Phần in đậm

Câu hỏi

Bổ sung ý nghĩa gì?

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Câu 5. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.

c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dạy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (từ ba đến năm câu) kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. Gạch dưới các bộ phận trạng ngữ.

Đáp án:

Câu 1. a) Tìm và viết vào chỗ trống 3 trường hợp:

- Chỉ viết với l không viết với n

M: làm (không có nàm), lặp, loài, lươn, là, lãi, lim, luôn, loạt, lợi, lí, lẽ, lẫn, lựu, loạn.

- Chỉ viết với n không viết với l

M: này (không có lày), này, nằm, nẫng, nĩa.

b) Tìm 3 lừ láy:

- Bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi.

M: nghỉ ngơi, lảng bảng, bảnh bao, bổi hổi, gửi gắm, lảnh lót, lẩm nhẩm, rủ rê, tủm tỉm

- Bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã.

M: nghĩ ngợi, ỡm ờ, bẽ bàng, bẽn lẽn, bỡ ngỡ, cãi cọ, chễm chệ

Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

a) Núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31 000 ki-lô-mét vuông. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ.

b) Ở nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này cũng màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có cảm giác biến thành màu đen và cả thế giới đều màu đen.

Câu 3. So sánh cặp câu sau và cho biết tác dụng của phần in đậm:

a) l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

b) Nhờ tinh thần ham học, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra cho sự việc được nói tới ở chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. Cho biết mỗi bộ phận in đậm bổ sung cho câu ý nghĩa gì.

Phần in đậm

Câu hỏi

Bổ sung ý nghĩa gì?

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Nhờ đâu l-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng?

Bổ sung cho câu nguyên nhân.

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Khi nào I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng

Bổ sung cho câu ý nghĩa thời gian.

Câu 5. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:

a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.

c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sớm sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (từ ba đến năm câu) kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ có trong các câu văn.

Mùa hè vừa qua, em được ba đưa đi thăm biển Mũi Né. Hôm đó, cả nhà em đều dậy sớm để chuẩn bị lên đường. Đồ đạc mẹ đã gói ghém, cẩn thận từ trước. Ai cũng nô nức trước chuyến đi này. Đúng sáu giờ, cả nhà em khởi hành.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1: Ăng-co Vát là một địa danh nổi tiếng ở quốc gia nào?

A. Lào

B. Thái Lan

C. Cam-pu-chia

D. Phi-líp-pin

Câu 2: Ý nghĩa của bài Ăng-co Vát?

A. Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia

B. Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Thái Lan

C. Phong cảnh hữu tình ở Cam-pu-chia thật khiến nhiều người phải say mê ngắm nhìn

D. Khung cảnh rừng thiêng, nước độc ở Thái Lan khiến nhiều người phải dè chừng cảnh giác

Câu 3: Trong bài Con chuồn chuồn nước, chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?

a) Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!

b) Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

c) Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.

d) Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.

e) Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

f) Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ.

g) Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.

Câu 4: Trong bài Con chuồn chuồn nước, tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn?

Câu 5: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc lào cũng nong nanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ.

Câu 6: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

Một ông khách dùng bửa với chủ nhà. Cơm trong rá đả hết mà ông chủ thì vẩn đang mãi nói chuyện về nhà cửa.

Câu 7: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ:

Câu 8: Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu sau?

a. Trên mặt biển đen sẫm, hòn đảo như một vầng trăng sắp đầy, ngỡ ngàng ánh sáng.

b. Dưới gốc bàng, học sinh đang thi nhau ca hát.

Câu 9: Hoàn thành những câu sau

1. Ngoài đường,

a. em gặp lại cô giáo cũ.

2. Trong nhà,

b. người xe đi lại tấp nập.

3. Trên đường đến trường,

c. lũ trẻ đã ngủ say.

4. Ở bên kia sườn núi,

d. cây cối như tươi xanh hơn.

Câu 10: Quan sát và viết một đoạn văn miêu tả một bộ phận của một con vật

Đáp án:

Câu 1:

“Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia…”

Vậy nên Ăng-co Vát là một địa danh nổi tiếng ở Cam-pu-chia

Đáp án đúng: C. Cam-pu-chia

Câu 2:

Ý nghĩa của bài văn Ăng-co Vát

Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia

Đáp án đúng: A.

Câu 3:

Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những từ ngữ so sánh:

- Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.

- Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.

- Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

- Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.

Câu 4:

Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả được thể hiện qua những câu văn miêu tả phong cảnh, sự vật theo tầm cánh bay của chú chuồn chuồn:

- Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

- Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh.

- Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

- Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

Câu 5:

Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc lào cũng nong nanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ.

Phát hiện lỗi sai và sửa lại: lào -> nào, nong nanh -> long lanh

Câu 6:

Một ông khách dùng bửa với chủ nhà. Cơm trong rá đả hết mà ông chủ thì vẩn đang mãi nói chuyện về nhà cửa.

Phát hiện lỗi sai và sửa lại: bửa -> bữa, đả -> đã, vẩn -> vẫn, mãi -> mải

Câu 7:

Sáng nay, mẹ thông báo cho em dịp nghỉ lễ này sẽ được về quê thăm ông bà. Tối hôm ấy, em cứ thao thức mãi mới có thể ngủ được. Để kịp giờ xe chạy, mẹ gọi em dậy từ rất sớm. Tờ mờ sáng, mẹ con em đã ra tới bến xe. Trên xe, mẹ kể cho em biết bao nhiêu chuyện hồi còn ấu thơ. Em vừa nghe mẹ kể vừa thiếp đi lúc nào không hay. 12 giờ trưa, hai mẹ con đã đặt chân tới đường làng. Nhìn thấy ngôi nhà quen thuộc, em ào tới mở cửa và chạy thật nhanh ôm lấy ông bà.

Câu 8:

a. Trên mặt biển đen sẫmhòn đảo // như một vầng trăng sắp đầy, ngỡ ngàng ánh sáng.

            TrN                             CN                               VN

b. Dưới gốc bànghọc sinh // đang thi nhau ca hát.

            TrN                 CN                   VN

Các trạng ngữ xác định trong các câu là:

a. Trên mặt biển đen sẫm

b. Dưới gốc bàng

Câu 9:

1 – b: Ngoài đường, người xe đi lại tấp nập.

2 – c: Trong nhà, lũ trẻ đã ngủ say.

3 – a: Trên đường đến trường, em gặp lại cô giáo cũ.

4 – d: Ở bên kia sườn núi, cây cối như tươi xanh hơn.

Câu 10:

Hướng dẫn giải (tả đôi chân của chú mèo)

Chú mèo có bốn chân nhỏ xinh rất đáng yêu. Dưới chân chú có nệm thịt màu hồng giống như da thịt của những em bé. Khi sờ vào thấy mềm mại, có cảm giác rất dễ chịu. Chính nệm thịt này khiến cho Mi Mi đi lại nhẹ nhàng và khoan thai hơn. Mỗi ngày bằng bốn chân ấy, chú đi lại khắp nơi bằng dáng vẻ như đang đi ngao du sông núi. Nhưng đừng nghĩ rằng chú ta hiền lành nhé. Ẩn dưới bốn chân ấy là bộ móng vuốt sắc bén, mỗi khi phát hiện con mồi chỉ cần một cú dướn mình “phóc” một cái con mồi đã nằm gọn trong bộ móng vuốt ấy.

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 29

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 32

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 33

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 34

Đánh giá

0

0 đánh giá