Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 11 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 11 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 - Đề số 1
I – Bài tập về đọc hiểu
Cá Chép hóa Rồng
Chuyện kể ngày xưa, vào mùa hạn hán, những cánh đồng, con sông đều trở nên khô cằn, nứt nẻ, các con vật sống rất khổ sở vì thiếu nước.
Một hôm, mẹ con nhà Cóc dắt díu nhau đi tìm nước. Trên đường đi, các con vật thấy Cóc liền bảo hãy nghiến răng để trời ban mưa xuống cho vạn vật đỡ khổ. Cóc mẹ buồn rầu trả lời : “Đã nghiến đến trẹo cả quai hàm mà không thấy trời mưa” … Những lời than vãn của muôn loài đến tai Ngọc Hoàng. Cảm thương, Ngọc Hoàng liền truyền lệnh cho Long Vương tổ chức một cuộc thi vượt vũ môn. Thí sinh nào ba lần vượt vũ môn thành công sẽ được ban phép hóa Rồng, phun nước làm mưa giúp muôn loài.
Khi cuộc được loan báo, các con vật Tôm, Rùa, Cá, Ếch,… rất náo nức. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có anh em nhà Cá Chép là siêng năng chăm chỉ, mỗi ngày họ bỏ nhiều thời gian và công sức để luyện tập nhảy cao, nhảy xa. Trong khi đó các con vật khác chỉ mải mê chơi. Đến ngày thi đấu, hầu hết các con vật đều không vượt qua được vũ môn đầu tiên. Chỉ riêng Cá Chép, nhờ chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó nên đã ba lần vượt vũ môn thành công, trở thành Rồng – một con vật linh thiêng, giúp muôn loài thoát khỏi nạn hạn hán và được mọi người kính trọng .
(Thúy Bình)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1: Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi vượt vũ môn nhằm mục đích gì?
a- Để muôn loài không than vãn vì thiếu chỗ thi thố tài năng
b- Để chọn con vật được phép hóa Rồng, phun nước làm mưa
c- Để chọn loài vật thay Cóc gọi trời làm mưa xuống trần gian
Câu 2: Vì sao chỉ có Cá Chép ba lần vượt qua được vũ môn?
a- Vì Cá Chép chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó
b- Vì các con vật khác chỉ mê chơi, chưa quyết tâm luyện tập
c- Vì Cá Chép có lợi thế vượt vũ môn so với các loài vật khác
Câu 3: Nhân vật Cá Chép trong câu chuyện tượng trưng cho điều gì?
a- Sức khỏe phi thường
b- Tài năng và sự khéo léo
c- Lòng quyết tâm và sự kiên trì
Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa câu chuyện?
a- Có bột mới gột nên hồ
b- Có chí thì nên
c- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1: Viết lại các câu tục ngữ, ca dao sau cho đúng chính tả
a)
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai đổi hướng soay nền mặc ai
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
b) Chớ thấy xóng cã mà rả tay chèo
………………………………………………………………………..
c) Thắng không kiêu, bại không nãn
………………………………………………………………………..
Câu 2: Chọn một trong ba từ đã, sẽ, đang điền vào từng chỗ trống trong câu chuyện dưới đây cho thích hợp:
Sư tử và chuột nhắt
Một hôm, khi sư tử… nằm thì thấy chuột chạy qua lưng. Sư tử chồm dậy tóm gọn chuột và nói:
- Hay lắm, mi….là món khai vị cho bữa tối của ta.
Chuột run lên vì sợ hãi:
- Xin anh hãy tha chết cho tôi. Một ngày nào đó, tôi…..trả ơn anh. Sư tử phá lên cười rồi nói:
- Trả ơn ta ư? Bé nhỏ như ngươi thì giúp gì được ta? Nhưng thôi được, ta….thả ngươi ra.
Mấy ngày sau, trong lúc đi dạo trong rừng, chuột nghe thấy tiếng sư tử kêu rên. Chuột vội vã đến gần và nhìn thấy sư tử……bị mắc trong lưới của người thợ săn. Chuột nhanh nhẹn cắn đứt những sợi lưới thành một lỗ thủng để sư tử chui ra.
Sư tử…..được chuột cứu thoát như vậy đó!
(Theo La-phông-ten)
Câu 3:
a) Gạch dưới các tính từ trong đoạn văn sau:
Thế là mùa hè đã đến rồi. Gốc nhài cằn cỗi bỗng bật nở những bông hoa trắng, thơm lừng. Cây đại tháng trước trơ trụi những cành nay cũng vụt nở những chùm hoa thơm ngát. Chậu ô rỗ bỗng nhiên đơm đầy hàng trăm nụ tròn xinh, nở ra những bông hoa nhỏ, mỏng manh, y hệt một lẫng hoa do thiên nhiên ban tặng.
(Theo Vũ Tú Nam)
b) Khoanh tròn những từ in đậm là tính từ trong các cặp câu sau:
(1). a) Chiều chiều, mấy đứa trẻ con chúng tôi thường rủ nhau chơi đá bóng
b) Tính bạn ấy rất trẻ con
(2). a) Học hay cày giỏi
b) Bố bạn hôm nay đi cày hay đi bừa?
Câu 4:
a) Tưởng tượng em và mẹ cùng đọc truyện “Cậu bé người Nhật” ở tuần 4, sau đó có cuộc trao đổi về tính cách đáng khâm phục của cậu bé. Dựa vào một số lời đối thoại dưới đây, em hãy hoàn chỉnh nội dung cuộc trao đổi.
Con: Mẹ thấy truyện Cậu bé người Nhật thế nào, hả mẹ?
Mẹ:- Câu chuyện cảm động quá! Nhưng, con có biết cậu bé đã làm mẹ bị bất ngờ và xúc động nhất vì điều gì không?
Con: -………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
Mẹ: - Con nói đúng đấy. Mẹ sẽ kể câu chuyện về cậu bé người Nhật cho mọi người nghe. Chắc những người đang chen lấn để tính tiền trong siêu thị, những thanh niên ung dung ngồi ghế trong khi cụ già phải đứngtrên xe buýt sẽ phải xấu hổ trước cậu bé này. Mỗi chúng ta đều cần học tập cậu bé đó, phải không con ?
Con: -………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
b) Viết mở bài của truyện “ Cá Chép hóa Rồng” theo cách gián tiếp :
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần I.
1.b 2.a 3.c 4.b
Phần II.
Câu 1:
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai đổi hướng xoay nền mặc ai
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Thắng không kiêu, bại không nản.
Câu 2:
Điền vào chỗ trống theo thứ tự : đang, sẽ, sẽ, sẽ, đang, đã
Câu 3:
a) Gạch dưới tính từ: cằn cỗi, trắng, thơm lừng, trơ trụi, thơm ngát, đầy, tròn xinh, nhỏ, mỏng manh.
b) Khoanh tròn các tính từ ở câu
(1).b; (2).a
Câu 4: a) VD:
Con: - Con nghĩ rằng bạn nỏ đã làm mẹ bị bất ngờ và xúc động nhất vì bạn đã nói : “Chắc nhiều người còn đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”. Trong đói khát và đau khổ vì những người thân yêu nhất đã mất, bạn nhỏ vẫn không chịu nhận khẩu phần ăn của người khác nhường cho mình mà lại bỏ vào thùng thực phẩm để phát chung và cho rằng làm như thế mới công bằng. Con thấy bạn nhỏ thật tuyệt vời!
Con: - Vâng ạ, mẹ nói đúng, con cũng thấy là chúng con cần học tập bạn nhỏ này. Bạn ấy là tấm gương về đạo đức. Bạn đã cho chúng con thấy: không nên chỉ biết bản thân mình mà còn phải nghĩ về người khác; phải sống thật công bằng.
b) (Mở bài theo cách gián tiếp): Có rất nhiều câu chuyện ngợi ca sự quyết tâm kiên trì, bền bỉ. Nhờ quyết tâm, kiên trì, bền bỉ mà người ta có thể làm nên bao điều kì diệu. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện như thế - chuyện một con Cá Chép đã hóa thành Rồng một cách kì diệu như thế nào.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 - Đề số 2
Đề bài:
Câu 1. a) Điền vào chỗ trống s hoặc x
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối ...ang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ ...íu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi - chạm vào ...ức nóng.
Mạch đất ta dồi dào ...ức ...ống
Nên nhành cây cũng tháp ...áng quê hương.
b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏihoặc dấu ngã:
Ngày xưa có một học trò nghèo nôi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đô trạng, nhà vua muốn ban thương, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đôi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nho đúc bàng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuơ hàn vi, vì phai ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hoi mượn nồi cua nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bưa xong đê ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đô đạt.
Câu 2. Viết lại cho đúng những từ sai chính tả:
a) Tốt gổ hơn tốt nước xơn. |
|
b) Sấu người, đẹp nết. |
|
c) Mùa hè có xông, mùa đông cá bễ. |
|
d) Trăng mờ còn tõ hơn xao Dẩu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi. |
|
Câu 3. Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào?
Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến
Động từ :…
Rặng đào đã trút hết lá:
Động từ :…
Câu 4. Em chọn từ nào trong ngoặc đơn (đã, đang, sắp) để điền vào chỗ trống?
a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô .... thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.
b)
Sao cháu không về với bà
Chào mào ...... hót vườn na mỗi chiều.
Sốt ruột, bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rốt nhiều hạt na.
Hết hè, cháu vẫn ...... xa
Chào mào vẫn hót. Mùa na ...... tàn.
Câu 5. Trong truyện vui sau có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Gạch dưới các từ này và viết lại cho đúng.
Đãng trí
Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông:
- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.
Nhà bác học hỏi:
- Nó sẽ đọc gì thế?
Câu đúng là:
- Một nhà bác học..............................
- Bỗng người phục vụ........................
- Nó....................................
Đáp án:
Câu 1. a) Điền vào chỗ trống s hoặc x:
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi - chạm vào sức nóng.
Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương.
b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã :
Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt.
Câu 2. Viết lại cho đúng những từ sai chính tả:
a) Tốt gổ hơn tốt nước xơn. |
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. |
b) Sấu người, đẹp nết. |
Xấu người, đẹp nết. |
c) Mùa hè có xông, mùa đông cá bễ. |
Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể. |
d) Trăng mờ còn tõ hơn xao Dẩu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi. |
Trăng mờ còn tỏ hơn sao Dầu rằng núi lở còn cao hơn đồi. |
Câu 3. Các từ in đậm sau đây bổ sung ỷ nghĩa cho những động từ nào?
Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến. |
Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó bảo hiệu cho biết thời gian rất gần. |
Rặng đào đã trút hết lá. |
Từ đã bổ sung ý nghĩa cho động từ trút. Nó báo hiệu sự việc hoàn thành, đã kết thúc. |
Câu 4. Em chọn từ nào trong ngoặc (đã, đang, sắp) để điền vào chỗ trống?
a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng
b) Sao cháu không về với bà
Chào mào đã hót vườn na mỗi chiều.
Sốt ruột, bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na
Hết hè, cháu vẫn đang xa
Chào mào vẫn hót
Mùa na sắp tàn.
Câu 5. Trong truyện vui sau có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Gạch dưới các từ này và viết lại cho đúng:
Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông:
- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.
- Nhà bác học hỏi:
- Nó sẽ đọc gì thế?
Câu đúng là:
- Một nhà bác học đang làm việc trong phòng.
- Bỗng người phục vụ bước vào nói nhỏ với ông.
- Nó đọc gì thế?
Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) có đáp án hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 9
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 10
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 12
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 13
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 14
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.