Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 24 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 4 từ đó học tốt Tiếng việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 24 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 - Đề số 1
Đề bài:
Câu 1: Đọc lại bài tập đọc Vẽ về cuộc sống an toàn và cho biết những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?
a) Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc
b) Gây cảm giác khó chịu cho người đọc
c) Tóm tắt ngắn gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm được thông tin nhanh
d) Thông báo địa điểm tổ chức cuộc thi cho người đọc
Câu 2: Ý nghĩa của bài Vẽ về cuộc sống an toàn?
Câu 3: Đọc lại bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và cho biết công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào?
1. Đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát của những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm |
a. “Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng… Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” |
2. Lời ca của họ khi kéo lưới cho thấy tinh thần hăng say, hào hứng và vui vẻ trong lao động |
b. “Câu hát căng buồm với gió khơi/Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” |
3. Công việc kéo lưới, những mẻ cá nặng được miêu tả thật đẹp |
c. “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng/Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông/Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” |
4. Hình ảnh đoàn thuyền thật đẹp khi trở về |
d. “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” |
Câu 4: Ý nghĩa bài thơ Đoàn thuyền đánh cá?
A. Ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của một làng chài vùng biển
B. Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và cả vẻ đẹp của lao động
C. Ca ngợi những chú cá xinh đẹp và nhiều màu sắc
D. Ca ngợi biển cả quê hương thật tươi đẹp và giàu có
Câu 5: Đoán xem đây là những chữ gì
Bình thường dùng gọi chân tay
Muốn có bút vẽ thêm ngay dấu huyền
Thêm hỏi làm bạn với kim
Có dấu nặng, đúng người trên mình rồi.
A. ao – ào – áo - ạo
B. me – mè – mẻ - mẹ
C. chi – chì – chỉ - chị
D. tay – tày – tảy – tạy
Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả?
a) Chê chách
b) Trắng trẻo
c) Chứng cứ
d) Trách móc
e) Chôi nổi
Câu 7: Dùng câu kể Ai là gì? Giới thiệu về các bạn trong lớp em (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em)
Câu 8: Ghép những từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu Ai là gì?
1. Nguyễn Du |
a. là một thành phố lớn |
2. Trần Đăng Khoa |
b. là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ |
3. Bắc Ninh |
c. là nhà thơ |
4. Hải Phòng |
d. là nhà thơ lớn của Việt Nam |
Câu 9: Dựa vào bài viết dưới đây, hãy viết một đoạn văn miêu cây cam bằng lời văn của em:
Cây cam
Cây cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Là loài cây to, cao trung bình khoảng 3 - 4m ở tuổi trưởng thành, vở thân có màu vàng nhạt. Cây thân gỗ. Cành vươn dài. Lá có màu xanh lục, hình trứng. Hoa thuộc loại hoa kép, màu trắng nhỏ, mọc thành chùm 6 - 10 bông và có mùi hương rất dễ chịu. Qủa nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua.
Câu 10: Tóm tắt mẩu tin sau bằng một hoặc hai câu
Được sự quan tâm của Hội Khuyến học phường An Sơn (Tam Kì, Quảng Nam), Liên đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Trường Tiểu học Lê Văn Tám vừa tổ chức trao 10 suất học bổng cho các bạn học sinh nghèo học giỏi và 12 phần quà cho các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở lớp học tình thương. Cũng trong dịp này, Liên đội đã tặng 2 suất học bổng cho các bạn ở Trường Tiểu học Tam Thăng.
Theo báo Thiếu Niên Tiền Phong
Đáp án:
Câu 1:
Dòng in đậm ở đầu bảng tin có tác dụng:
- Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc
- Tóm tắt ngắn gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm được thông tin nhanh
Câu 2:
Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa.
Câu 3:
1 – b: Đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát của những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm - “Câu hát căng buồm với gió khơi/Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
2 – a: Lời ca của họ khi kéo lưới cho thấy tinh thần hăng say, hào hứng và vui vẻ trong lao động - “Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng… Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
3 – c: Công việc kéo lưới, những mẻ cá nặng được miêu tả thật đẹp - “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng/Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông/Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
4 – d: Hình ảnh đoàn thuyền thật đẹp khi trở về - “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Đáp án đúng: 1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – d
Câu 4:
Ý nghĩa bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:
Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và cả vẻ đẹp của lao động
Đáp án đúng: B.
Câu 5:
Thêm hỏi – là bạn với kim là chỉ
Bình thường dùng gọi chân tay là chi
Muốn có bút vẽ: thêm ngay dấu huyền
Có dấu nặng đúng người trên mình rồi là chị
Vậy nên đáp án đúng là: C. chi – chì – chỉ - chị
Câu 6:
Trong các trường hợp sau đây, các trường hợp viết đúng chính tả là:
- Trắng trẻo
- Chứng cứ
- Trách móc
Chữa lỗi: chê chách -> chê trách, chôi nổi -> trôi nổi
Câu 7:
Đây là ảnh chụp của gia đình mình. Nhà mình gồm có bốn thành viên. Bố mình là giáo viên dạy thể dục. Mẹ mình là một kế toán. Em gái mình là học sinh trường Tiểu học Hai Bà Trưng Năm nay em mình đã vào lớp một rồi. Cậu bé mặc áo xanh là mình. Mình là học sinh lớp bốn trường Tiểu học Hai Bà Trưng.
Câu 8:
1 – d: Nguyễn Du - là nhà thơ lớn của Việt Nam
2 – c: Trần Đăng Khoa - là nhà thơ
3 – b: Bắc Ninh - là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ
4 – a: Hải Phòng - là một thành phố lớn
Đáp án đúng: 1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – a
Câu 9:
Cam là một loài cây mà em vô cùng yêu thích. Không chỉ bởi vì vẻ ngoài mà cả công dụng của nó. Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Bởi vì thuộc về nhóm cây thân gỗ nên thân cây rất to, vào độ tuổi trưởng thành chúng có thể cao tới 3 - 4 m. Cành vươn dài tỏa ra nhiều phía. Vỏ của thân cây có màu vàng nhạt. Lá có màu xanh lục, hình trứng và đường gân hằn rõ. Hoa thuộc loại hoa kép, màu trắng nhỏ. Mỗi độ cây cao ra hoa, những bông hoa trắng li ti lại mọc thành chùm từ 6 - 10 bông, hương thơm dịu nhẹ rất dễ chịu. Quả cam nhỏ hơn quả bưởi, khi chín có màu da cam, phân thành các múi cam. Cam có vị ngọt hoặc hơi chua. Người ta có thể bóc vỏ rồi ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước uống. Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua.
Câu 10:
Liên đội Trường Tiểu học Lê Văn Tám (An Sơn, Tam Kì, Quảng Nam) trao học bổng và quà cho các bạn học sinh nghèo học giỏi và các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 - Đề số 2
Đề bài
I- Bài tập về đọc hiểu
Vẻ đẹp Mát-xcơ-va
Với những người đã đặt chân lên nước Nga, Mát-xcơ-va luôn là một thành phố để nhớ như nhớ về những gì lãng mạn và đẹp đẽ nhất. Nơi đó có những giấc mơ của thời tuổi trẻ, nơi đó có những câu thơ lừng danh của Pút-skin và rừng bạch dương nổi tiếng.
Bạch dương là loài cây biểu tượng của nước Nga. Những hàng cây trắng thẳng, cao vút lên quanh khu đồi Lê-nin, trải khắp ngoại ô Mat-xcơ-va và triền miên trên những con đường từ thủ đô đi đến những thành phố khác. Bạch dương xanh tuyệt đẹp trong mùa hè, ngả sắc vàng rợi trong mùa thu và toát lên vẻ cô liêu buồn bã nhớ thương giữa tuyết trắng tinh khôi trong mùa đông lạnh giá. Trong khi đó thì lá cây phong vào mùa đông lại đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa, như bộ lông khổng lồ, ấm áp của chú cáo lửa trong truyện cổ tích. Khách du lịch đến Mát-xcơ-va đều nhặt một vài chiếc lá phong làm quà lưu niệm để nhớ về nước Nga.
(Theo Trường Giang)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Mát-xcơ-va là một thành phố như thế nào?
a- Lãng mạn và cổ kính nhất
b- Sôi động và đẹp đẽ nhất
c- Lãng mạn và đẹp đẽ nhất
2. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ những nét đặc biệt của Mát-xcơ-va?
a- Nơi đó có những giấc mơ, con đường và thơ Pút-skin
b- Nơi đó có những giấc mơ, thơ Pút-skin, rừng bạch dương
c- Nơi đó có rừng bạch dương, những giấc mơ, con đường
3. Hai dòng nào dưới đây miêu tả những điểm nổi bật của cây bạch dương?
a- Trắng thẳng, cao vút, triền miên trên những con đường
b- Đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa
c- Xanh tuyệt đẹp mùa hè, vàng rợi mùa thu, buồn bã mùa đông
4. Hai dòng nào dưới đây nêu đúng cảm xúc của tác giả khi nhớ về Mát-xcơ-va?
a- Thương nhớ giấc mơ tuổi thơ, bay bổng với vần thơ của đại thi hào Pút-skin
b- Ngây ngất nhớ vẻ đẹp gợi buồn của rừng bạch dương và sự ấm áp của lá phong đỏ rực
c- Nuối tiếc vẻ đẹp phồn hoa của đường phố thủ đô chạy dài miên man không dứt
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1.
a) Điền tr hoặc ch vào chỗ trống:
Mười lăm năm, mỗi sáng…iều
Bác Hồ….ăm….út, nâng niu từng cành
Cây càng khỏe, lá càng xanh
Như miền Nam đó,…ưởng thành nở hoa
Dạn dày sương gió nắng mưa
….ái ngon vẫn đậu đợi mùa…ín thơm
Mặc….o lửa đạn mưa bom
Ong xây bọng mật…ong vòm lá xanh
Đã nghe thơm nắng Ba Đình
Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười.
(Theo Quốc Tuấn)
b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng:
Cây chuối nghiêng ca thân mình
Cong cho buồng qua to kềnh không rơi
Cây cau chót vót lưng trời
Dâu moi cô vân không rời đàn con
Qua chuối chín cho ngọt thơm
Qua cau tô đo môi son cho bà
Cành cong nụ nơ đầy hoa
Cây lúa cong hạt cho mùa bông sây
Muôn ngàn hoa trái co cây
Cong trên vai trái đất này bé ơi!
(Theo Lê Hồng Thiện)
Câu 2.
a) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu:
(1) Bạn gái mặc chiếc áo màu hồng đứng ở hàng đầu là Thục Anh, lớp trưởng lớp tôi
(2) Thục Anh là một học sinh rất gương mẫu
(3) Cây hoa lạ lạ, có nhiều bông trắng xinh xinh ấy là hoa mai
(4) Hoa mai là thứ hoa quý được nhiều người thích
b) Đánh dấu X vào ô thích hợp để nhận xét về các câu ở bài tập a:
Nhận xét/ Câu |
Được dùng để giới thiệu |
Được dùng để nhận định |
|
Câu 1 |
|
||
Câu 2 |
|||
Câu 3 |
|||
Câu 4 |
Câu 3.
a) Gạch dưới những câu thuộc kiểu câu Ai là gì? sau đó gạch chéo (/) phân cách hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu đó:
(1) Hạ Long là niềm tự hào của mỗi người dân Việt
(2) Hôm qua, anh Sơn nói như thế là không đúng
(3) Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
b) Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu kể Ai là gì?:
(1) Cao Bá Quát là ………………………………………
(2) Chu Văn An là ……………………………………….
(3) Tô Hoài là ……………………………………………
(4) Trần Đăng Khoa là …………………………………..
Câu 4. Đọc dàn ý của bài văn tả cây dừa dưới đây:
- Giới thiệu cây dừa
- Tả bao quát cây dừa
- Tả các bộ phận của cây dừa (tàu lá, quả dừa, vỏ dừa, cùi dừa, nước dừa….)
- Nêu lợi ích của cây dừa
Dựa vào dàn ý trên, bạn Hoài Nam dự kiến viết bốn đoạn văn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh bốn đoạn văn này (Viết vào chỗ có dấu […] và hoàn chỉnh đoạn văn trong vở nháp)
Đoạn 1: […] Nhưng em thích nhất là được ngồi dưới bóng mát rượi của cây dừa.
Đoạn 2: Từ xa nhìn lại, em thấy những cây dừa cao to, trồng rất thẳng hàng. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng lớp vỏ cứng sần sùi màu nâu đen […]
Đoạn 3: Vào ngày giỗ, tết, trái dừa cũng có mặt trên mâm ngũ quả của mọi nhà […]
Đoạn 4: Cây dừa tô điểm cho miền Nam một vẻ đáng yêu […]
Đáp án:
I- Bài tập về đọc hiểu
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. c - Lãng mạn và đẹp đẽ nhất
2.b- Nơi đó có những giấc mơ, thơ Pút-skin, rừng bạch dương
3. a- Trắng thẳng, cao vút, triền miên trên những con đường
(4).Chọn cả a và b
a- Thương nhớ giấc mơ tuổi thơ, bay bổng với vần thơ của đại thi hào Pút-skin
b- Ngây ngất nhớ vẻ đẹp gợi buồn của rừng bạch dương và sự ấm áp của lá phong đỏ rực
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1.
a)
Mười lăm năm, mỗi sáng chiều
Bác Hồ chăm chút, nâng niu từng cành
Cây càng khỏe, lá càng xanh
Như miền Nam đó, trưởng thành nở hoa
Dạn dày sương gió nắng mưa
Trái ngon vẫn đậu đợi mùa chín thơm
Mặc cho lửa đạn mưa bom
Ong xây bọng mật trong vòm lá xanh
Đã nghe thơm nắng Ba Đình
Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười
b)
Cây chuối nghiêng cả thân mình
Cõng cho buồng qủa to kềnh không rơi
Cây cau chót vót lưng trời
Dẫu mỏi cổ vẫn không rời đàn con
Quả chuối chín cho ngọt thơm
Quả cau tô đỏ môi son cho bà
Cành cõng nụ nở đầy hoa
Cây lúa cõng hạt cho mùa bông sây
Muôn ngàn hoa trái cỏ cây
Cõng trên vai trái đất này bé ơi!
Câu 2.
a)
(1) Bạn gái mặc chiếc áo màu hồng đứng ở hàng đầu là Thục Anh, lớp trưởng lớp tôi.
(2) Thục Anh là một học sinh rất gương mẫu
(3) Cây hoa lạ lạ, có nhiều bông trắng xinh xinh ấy là hoa mai
(4) Hoa mai là thứ hoa quý được nhiều người thích
b) Đánh dấu X vào ô thích hợp để nhận xét:
Nhận xét Câu |
Được dùng để giới thiệu |
Được dùng để nhận định |
Câu 1 |
X |
|
Câu 2 |
X |
|
Câu 3 |
X |
|
Câu 4 |
X |
Câu 3.
a) Hạ Long/ là niềm tự hào của mỗi người dân Việt
(3) Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy/ là tiếng trống trường đầu tiên âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
b) VD: (1)…người văn hay chữ tốt (2) ….tấm gương sáng của người làm nghề dạy học. (3)….tác giả của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” (4)….nhà thơ thiếu nhi
Câu 4.
Đoạn 1: Chiều chiều, em cùng bố mẹ đi dạo mát ngoài biển. Ở đây có biết bao nhiêu cảnh mà em yêu. Nhưng em thích nhất là được ngồi dưới bóng mát rượi của cây dừa.
Đoạn 2: Từ xa nhìn lại, em thấy những cây dừa cao to, trồng rất thẳng hàng. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng lớp vỏ cứng, sần sùi màu nâu đen. Các tàu lá dừa màu xanh sẫm, to và xòe ra mọi phía. Và, hình như tàu lá dừa đang dùng chiếc vĩ cầm của mình kéo thành một bản nhạc hòa tấu cùng tiếng sóng biển, tiếng gió rì rào tạo nên những âm thanh êm dịu phá tan nỗi mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng của mọi người. Xen kẽ trong các tàu lá là những bông dừa màu vàng li ti. Gặp những cơn gió thổi qua, bông dừa rơi đầy trên cát. Những bông dừa rơi xuống nhường chỗ cho những trái dừa bé bỏng màu xanh non. Những trái dừa đó cứ lớn dần lên… Khi gọt bỏ lớp vỏ dày bên ngoài rồi khoét một lỗ nhỏ sẽ lộ ra bên trong một lớp cùi dày và rất nhiều nước. Nước dừa là món giải khát quen thuộc, dân dã dành cho mọi người.
Đoạn 3: Vào ngày giỗ, tết, trái dừa cũng có mặt trên mâm ngũ quả của mọi nhà. Trái dừa phơi khô còn dùng lào gáo múc nước. Các tàu dừa khô làm củi để đốt rất đượm.
Đoạn 4: Cây dừa tô điểm cho miền Nam một vẻ đẹp đáng yêu. Nhìn cây dừa em lại nhớ đến vẻ đẹp của quê hương mình.
Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) có đáp án hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 22
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 23
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 25
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 26
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 27
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.