Phương pháp giải Công thức diện tích hình thang (50 bài tập minh họa)

179

Toptailieu biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải Công thức diện tích hình thang (50 bài tập minh họa) gồm các dạng bài tập có phương pháp giải chi tiết và các bài tập điển hình từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh biết cách làm các dạng toán.

Phương pháp giải Công thức diện tích hình thang (50 bài tập minh họa)

I. Lý thuyết

- Diện tích hình thang bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao

S=12a+b.h trong đó: a, b là độ dài hai đáy, h là độ dài đường cao.

Phương pháp giải Công thức diện tích hình thang (50 bài tập minh họa) (ảnh 1)

Cho hình thang ABCD có AB // CD, AB = a, DC = b. Đường cao AH = h. Khi đó: SABCD=12AB+CDAH=12a+b.h

II. Các ví dụ

Ví dụ 1: Cho hình thang ABCD có , AB = 3cm, BC = 5cm, CD = 6cm. Tính diện tích hình thang.

Lời giải:

Phương pháp giải Công thức diện tích hình thang (50 bài tập minh họa) (ảnh 2)

Kẻ BE vuông góc với CD tại EBED^=90°

Xét tứ giác ABED có:

A^=D^=BED^=90°

Tứ giác ABED là hình chữ nhật.

AB = DE = 3cm (tính chất).

Ta có DC = DE + EC

EC = DC – DE = 6 – 3 = 3cm

Xét tam giác BEC vuông tại E ta có:

BE2+EC2=BC2 (định lý Py – ta – go)

BE2+32=52

BE2=5232

BE2=259

BE2=16

BE=4cm

Diện tích hình thang ABCD là

SABCD=12AB+CD.BE=123+6.4=18cm2.

Ví dụ 2: Cho hình thang cân ABCD (AB // CD, AB < CD). Biết AB = 10m, CD = 20cm, AD = 13cm. Tính diện tích hình thang ABCD.

Lời giải:

Phương pháp giải Công thức diện tích hình thang (50 bài tập minh họa) (ảnh 3)

Kẻ AE vuông góc với CD tại EAEC^=90°

Kẻ BF vuông góc với CD tại FBFD^=90°

Vì AECDBFCDAE//BF

Xét tứ giác ABFE có:

AE // BF (chứng minh trên)

AB // EF (do ABCD là hình thang và E, F thuộc CD)

Do đó tứ giác ABFE là hình bình hành

Lại có:AEF^=90° nên tứ giác ABFE là hình chữ nhật.

AB=EF=10cm

Ta có: DE + EF + FC = DC

DE + 10 + FC = 20

DE + FC = 20 – 10 = 10   (1)

Vì ABCD là hình thang cân

C^=D^AD=BC(tính chất)

Xét tam giác AED và tam giác BFC có:

AED^=BFC^=90°

C^=D^(chứng minh trên)

AD = BC (chứng minh trên)

Do đó ΔAED=ΔBFC (cạnh huyền – góc nhọn)

ED=CF(hai cạnh tương ứng) (2)

Từ (1) và (2)ED=CF=5cm

Xét tam giác AED vuông tại E ta có:

AE2+ED2=AD2(định lý Py – ta – go)

AE2+52=132

AE2+25=169

AE2=16925

AE2=144

AE=12cm

Diện tích hình thang ABCD là:

 SABCD=12AB+CD.AE=1210+20.12=180cm2

Đánh giá

0

0 đánh giá