Phương pháp giải Công thức tính suất điện động (50 bài tập minh họa)

249

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải Công thức tính suất điện động (50 bài tập minh họa) hay, chi tiết nhất, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức, từ đó học tốt môn Vật lí 11.

Phương pháp giải Công thức tính suất điện động (50 bài tập minh họa)

1. Định nghĩa

Suất điện động ξ của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.

2. Công thức – Đơn vị đo

Công thức xác định suất điện động ξ=Aq

Trong đó:

+ ξ là suất điện động của nguồn điện (V);

+ A là công của lực lạ, có đơn vị là jun (J);

+ q là điện tích dương dịch chuyển từ cực âm đến cực dương của nguồn điện, có đơn vị cu- lông (C).

Đơn vị của suất điện động là vôn, kí hiệu là V.

3. Mở rộng

- Ngoài đơn vị vôn, với các nguồn điện nhỏ, ta còn sử dụng đơn vị milivôn (mV), microvôn (μV); với các nguồn điện lớn, ta còn sử dụng đơn vị kilôvôn (kV), mêgavôn (MV). Đổi các đơn vị như sau:

1 V = 103 mV = 106 μV

1mV = 10-3 V

1μV == 10-6 V

1 V = 10-3 kV = 10-6 MV

1 kV = 103 V

1 MV = 106 V

- Từ công thức tính suất điện động ta suy ra công thức tính công của lực lạ khi làm dịch chuyển một điện tích +q trong nguồn từ cực âm đến cực dương:

ξ=Aq => A = ξ.q

- Từ công thức tính suất điện động ta suy ra công thức tính điện tích dịch chuyển từ cực âm sang cực dương của nguồn điện:

ξ=Aq => q = Aξ

Trong đó:

ξ là suất điện động của nguồn điện, có đơn vị là vôn (V);

A là công của lực lạ, có đơn vị là jun (J);

q là điện tích dương dịch chuyển từ cực âm đến cực dương của nguồn điện, có đơn vị cu- lông (C).

4. Ví dụ minh họa

Bài 1: Suất điện động của một pin là 1,5V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một điện tích +2C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện.

Bài giải:

Áp dụng công thức tính suất điện động của nguồn điện, suy ra công thức tính công của lực lạ:

ξ=Aq=> A = ξ.q = 1,5.2 = 3 J

Đáp án: 3J

Bài 2: Lực lạ trong một acquy thực hiện công 1,5J khi dịch chuyển một điện tích + 0,1 C từ cực âm sang cực dương bên trong nguồn điện. Tính suất điện động của acquy này.

Bài giải:

Áp dụng công thức tính suất điện động của nguồn điện:

 ξ=Aq=1,50,1=15(V)

Đáp án: 15V

Đánh giá

0

0 đánh giá