Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải Hiện tượng dương cực không tan (50 bài tập minh họa) hay, chi tiết nhất, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức, từ đó học tốt môn Vật lí 11.
Phương pháp giải Hiện tượng dương cực không tan (50 bài tập minh họa)
1. Phương pháp giải
* Khi không có hiện tượng dương cực tan thì bình điện phân xem như một máy thu điện, và có suất phản điện Ep. Suất phản điện của bình điện phân phụ thuộc vào bản chất của điện cực và chấy điện phân.
* Xét một mạch điện chỉ có bộ nguồn (E, r) và bình điện phân có điện trở rp. Dòng điện qua bình tuân theo định luật ôm cho đoạn mạch chứa máy thu.
- Khi đó để tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và qua bình điện phân, ta áp dụng:
Trong đó:
+ Ep và rp là suất phản điện và điện trở của bình điện phân (V)
+ E và r lần lượt là suất điện động và điện trở trong của nguồn (V)
* Để tính các đại lượng:
+ Khối lượng các chất giải phóng ở các điện cực.
+ Thể tích khí thoát ra ở điều kiện điện phân.
+ Tính khối lượng m, suy ra thể tích của khí đó ở điều kiện chuẩn (p0, V0, T0).
+ Tính bề dày lớp kim loại bám trên điện cực.
Ta sử dụng các công thức ở dạng 1 đã đưa để tính toán.
2. Bài tập ví dụ
Bài 1: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong r = 0,5Ω, cung cấp dòng điện cho bình điện phân dung dịch đồng sunfat với anôt làm bằng chì. Biết suất phản điện của bình điện phân là Ep = 2V, điện trở của bình điện phân là rp = 1,5Ω, và lượng đồng bám trên catôt là 2,4g. Hãy tính:
a) Điện lượng dịch chuyển qua bình điện phân.
b) Cường độ dòng điện qua bình điện phân.
c) Thời gian điện phân.
Hướng dẫn giải:
Bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anôt được làm bằng chì (Pb) nên không xảy ra hiện tượng cực dương tan trong quá trình điện phân. Trong trường hợp này bình điện phân xem như một máy thu điện, nên dòng điện qua bình tuân theo định luật ôm cho đoạn mạch chứa máy thu.
a) Điện lượng dịch chuyển qua bình điện phân:
Ta có:
=> (C)
b) Cường độ dòng điện qua bình điện phân:
c) Thời gian điện phân:
(s)
Bài 2: Khi điện phân dung dịch muối ăn NaCl trong bình điện phân có điện cực anôt bằng graphit, người ta thu được khí clo ở anôt và khí hidro ở catôt. Thể tích của các khí H2 và Cl2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn khi điện phân trong khoảng thời gian 10 phút với cường độ dòng điện 10A lần lượt là
A. 0,696 (l) và 0,696 (l)
B. 0,696 (l) và 1,392 (l)
C. 1,392 (l) và 0,696 (l)
D. 1,392 (l) và 1,392 (l)
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức tính khối lượng các chất giải thoát ở điện cực:
Khối lượng Clo và Hidro giải phóng lần lượt là:
Số mol khí của Cl2; H2 lần lượt là:
(mol)
(mol)
Thể tích khí Cl2 H2 lần lượt là:
Đáp án A
3.Bài tập tự luyện
Câu 1: Hạt tải điện trong chất điện phân là
A. ion dương và ion âm.
B. êlectron.
C. êlectron và ion dương.
D. êlectron, ion dương và ion âm.
Đáp án A
Câu 2: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. dòng êlectron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Đáp án D
Câu 3: Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
A. cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy.
B. cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học.
C. cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.
D. cực dương của bình điện phân bị bay hơi.
Đáp án C
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi
A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc.
B. điện phân dung dịch CuSO4 với cực dương là đồng.
C. điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than chì).
D. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken.
Đáp án C
Câu 5: Trong hiện tượng điện phân dương cực tan một muối xác định, muốn tăng khối lượng chất giải phóng ở điện cực thì cần phải tăng
A. khối lượng mol của chất được giải phóng.
B. hóa trị của chất được giải phóng.
C. thời gian lượng chất được giải phóng.
D. cả 3 đại lượng trên.
Đáp án C
Câu 6: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) có anôt bằng bạc và điện trở là 2,5 Ω. Hiệu điện thế giữa hai điện cực của bình này là 10 V. Bạc (Ag) có khối lượng mol là A = 108 g/mol và hoá trị n = 1. Khối lượng bạc bám vào catôt sau 16 phút 5 giây là:
A. 4,32 g.
B. 4,32 kg.
C. 2,16 g.
D. 2,16 kg.
Đáp án A
Câu 7: Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4) có anôt bằng đồng. Cho dòng điện không đổi chạy qua bình này trong thời gian 30 phút, khi đó khối lượng của catôt tăng thêm 1,143 g. Đồng (Cu) có khối lượng mol là A = 63,5 g/mol và n = 2. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân có giá trị:
A. 0,965 A.
B. 1,93 A.
C. 0,965 mA.
D. 1,93 mA.
Đáp án B
Câu 8: Cho dòng điện chạy qua bình điện phân chứa dung dịch CuSO4, có anôt bằng Cu. Biết rằng đương lượng điện hóa của đồng k = 3,3.10-4g/C. Để trên catôt xuất hiện 726 g đồng thì điện lượng chuyển qua bình phải bằng:
A. 2,2.106C.
B. 2,2.109C.
C. 4,55.10-7C.
D. 4,55.10-10C.
Đáp án A
Câu 9: Một bình điện phân chứa dung dịch muối kim loại có điện cực làm bằng chính kim loại đó. Cho dòng điện 0,25A chạy qua trong 1 giờ thấy khối lượng catôt tăng xấp xỉ 1g. Cho biết khối lượng mol và hóa trị của các điện cực tương ứng như sau: Sắt A1 = 56, n1 = 3; Đồng A2 = 64, n2 = 2; Bạc A3 = 108, n3 = 1 và Kẽm A4 = 65,5; n4 = 2. Các điện cực làm bằng:
A. Sắt.
B. Đồng.
C. Bạc.
D. Kẽm.
Đáp án C
Câu 10: Người ta muốn bóc một lớp đồng dày d = 5µm trên một tấm đồng diện tích S = 10cm2 bằng phương pháp điện phân với dòng điện 0,1A. Biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3. Thời gian điện phân bằng:
A. 2,237 phút.
B. 22,37 phút.
C. 44,73 phút.
D. 4,473 phút.
Đáp án B
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.