Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải Dòng điện trong chất bán dẫn (50 bài tập minh họa) hay, chi tiết nhất, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức, từ đó học tốt môn Vật lí 11.
Phương pháp giải Dòng điện trong chất bán dẫn (50 bài tập minh họa)
1. Phương pháp
Vận dụng lí thuyết để giải các bài tập liên quan
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Câu nào dưới đây nói về phân loại chất bán dẫn là không đúng?
A. Bán dẫn hoàn toàn tinh khiết là bán dẫn trong đó mật độ electron bằng mật độ lỗ trống.
B. Bán dẫn tạp chất là bán dẫn trong đó các hạt tải điện chủ yếu được tạo bởi các nguyên tử tạp chất.
C. Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron.
D. Bán dẫn loại p là bán dẫn trong đó mật độ electron tự do nhỏ hơn rất nhiều mật độ lỗ trống.
Hướng dẫn giải: Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó mật độ lỗ trống NHỏ hơn rất nhiều mật độ electron
Chọn đáp án C
Câu 2: Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p-n có tác dụng:
A. Tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản.
B. Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
C. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
D. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
Hướng dẫn giải: Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p-n có tác dụng tăng cường sự khuếch tán của các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n
Chọn đáp án D
Câu 3: Chọn phát biểu đúng?
A. Chất bán dẫn loại n nhiễm điện âm do số hạt electron tự do nhiều hơn các lỗ trống.
B. Khi nhiệt độ càng cao thì chất bán dẫn nhiễm điện càng lớn.
C. Khi mắc phân cực ngược vào lớp tiếp xác p-n thì điện trường ngoài có tác dụng tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản.
D. Dòng điện thuận qua lớp tiếp xúc p - n là dòng khuếch tán của các hạt cơ bản.
Hướng dẫn giải: Dòng điện thuận qua lớp tiếp xúc p - n là dòng khuếch tán của các hạt cơ bản.
Chọn đáp án D
3. Bài tập tự luyện
Câu 1: Dòng điện trong môi trường nào dưới đây là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và êlectron?
A. Chất bán dẫn.
B. Chất điện phân.
C. Chất khí.
D. Kim loại.
Đáp án C
Câu 2: Quá trình dẫn điện nào dưới đây của chất khí là quá trình dẫn điện không tự lực?
A. Quá trình dẫn điện của chất khí khi không có tác nhân ion hoá.
B. Quá trình dẫn điện của chất khí đặt trong điện trường mạnh.
C. Quá trình dẫn điện của chất khí trong đèn ống.
D. Quá trình dẫn điện của chất khí nhờ tác nhân ion hoá.
Đáp án D
Câu 3: Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì
A. Vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng.
B. Khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng.
C. Các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.
D. Chất khí chuyển động thành dòng có hướng.
Đáp án C
Câu 4: Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì
A. Các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng.
B. Các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện.
C. Các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.
D. Các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải.
Đáp án D
Câu 5: Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí, hình thành do
A. Phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hóa.
B. Anôt bị nung nóng phát ra êlectron.
C. Catôt bị nung nóng phát ra êlectron.
D. Chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hóa bên ngoài.
Đáp án C
Câu 6: Chọn phát biểu đúng về chất khí?
A. Ở điều kiện bình thường, chất khí có khả năng dẫn điện, các hạt tải điện là ion dương, ion âm và electron.
B. Tia sét là dòng điện tự lực trong chất khí khi không khí bị đốt nóng đến mức bị ion hóa.
C. Tia lửa điện và hồ quang điện là hai dạng phóng điện tự lực trong chất khí có cùng điều kiện xuất hiện.
D. Tia lửa điện và hồ quang điện là dòng điện trong chất khí khi xuất hiện đều phát sáng và toả nhiệt mạnh.
Đáp án D
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí?
A. Đánh lửa ở buzi.
B. Sấm, sét.
C. Hồ quang điện.
D. Dòng điện chạy qua thủy ngân.
Đáp án D
Câu 8: Khi bác nông dân A đang làm việc ở một khoảng đất rộng xa nơi dân cư, đột nhiên xuất hiện các cơn giông kéo đến mang theo tia sét. Phía trước bác có 4 nơi có thể tránh sét ( giả thiết thời gian chạy đến các nơi đó là như nhau) là: Một cây cổ thụ to, một chiếc xe ôtô Kiamoning, một chòi cao được lợp bằng mái tôn và ngụp lặn dưới hồ để tránh sét. Nếu bạn ở cùng bác trong thời điểm này, bạn khuyên bác nên
A. Chạy đến cây cổ thụ to.
B. Ngụp lặn dưới hồ để tránh sét
C. Chạy đến xe ôtô và ngồi trong xe.
D. Chạy đến chòi cao được lợp bằng mái tôn.
Đáp án C
Câu 9: Khi lớp tiếp xúc p-n được phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng:
A. Tăng cường sự khuếch tán của các không hạt cơ bản.
B. Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
C. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
D. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
Đáp án C
Câu 10: Chọn câu đúng?
A. Electron tự do và lỗ trống đều chuyển động ngược chiều điện trường.
B. Electron tự do và lỗ trống đều mang điện tích âm.
C. Mật độ các hạt tải điện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, mức độ chiếu sáng.
D. Độ linh động của các hạt tải điện hầu như không thay đổi khi nhiệt độ tăng.
Đáp án C
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của chất bán dẫn là không đúng?
A. Điện trở suất của chất bán dẫn lớn hơn so với kim loại nhưng nhỏ hơn so với chất điện môi.
B. Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng.
C. Điện trở suất phụ thuộc rất mạnh vào hiệu điện thế.
D. Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc nhiều vào các tạp chất có mặt trong tinh thể.
Đáp án C
Câu 12: Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường.
B. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
C. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.
Đáp án D
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điôt bán dẫn có khả năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
B. Điôt bán dẫn có khả năng biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
C. Điôt bán dẫn có khả năng phát quang khi có dòng điện đi qua.
D. Điôt bán dẫn có khả năng ổn định hiệu điện thế giữa hai đầu điôt khi bị phân cực ngược.
Đáp án B
Câu 14: Tranzito bán dẫn có cấu tạo gồm:
A. một lớp tiếp xúc p – n.
B. hai lớp tiếp xúc p – n.
C. ba lớp tiếp xúc p – n.
D. bốn lớp tiếp xúc p – n.
Đáp án B
Câu 15: Tranzito bán dẫn có tác dụng:
A. Chỉnh lưu.
B. Khuếch đại.
C. Cho dòng điện đi theo hai chiều.
D. Cho dòng điện đi theo một chiều từ catôt sang anôt.
Đáp án B
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia catốt có khả năng đâm xuyên qua các lá kim loại mỏng.
B. Tia catốt không bị lệch trong điện trường và từ trường.
C. Tia catốt có mang năng lượng.
D. Tia catốt phát ra vuông góc với mặt catốt.
Đáp án B
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.