Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải Công thức tính bán kính quỹ đạo của electron (50 bài tập minh họa) hay, chi tiết nhất, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức, từ đó học tốt môn Vật lí 11.
Phương pháp giải Công thức tính bán kính quỹ đạo của electron (50 bài tập minh họa)
1. Định nghĩa
- Chuyển động của hạt điện tích là chuyển động phẳng trong mặt phẳng vuông góc với từ trường.
- Trong mặt phẳng đó lực Lorenxơ luôn vuông góc với vận tốc , nghĩa là đóng vai trò lực hướng tâm.
- Quỹ đạo của một hạt điện tích trong một từ trường đều, với điều kiện vận tốc ban đầu vuông góc với từ trường, là một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với từ trường.
2. Công thức – đơn vị đo
Một hạt điện tích q0, khối lượng m, chuyển động trong từ trường với vận tốc v có phương vuông góc với từ trường thì lực Lorenxơ đóng vai trò lực hướng tâm:
f = = |q0|vB
Khi đó quỹ đạo của hạt là đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với từ trường, có bán kính:
R =
Trong đó:
+ f là độ lớn lực Lorenxo, có đơn vị Niu tơn (N);
+ q0 là điện tích, có đơn vị Cu lông (C);
+ v là vận tốc của hạt điện tích, có đơn vị m/s;
+ m là khối lượng hạt điện tích, có đơn vị kilogam (kg);
+ R là bán kính quỹ đạo, có đơn vị mét (m).
3. Mở rộng
Khi biết bán kính quỹ đạo của hạt, có thể suy ra vận tốc của hạt:
R = =>
Khi biết bán kính quỹ đạo của hạt, có thể suy ra độ lớn cảm ứng từ:
R = =>
Khi biết bán kính quỹ đạo và vận tốc, ta có thể tính được chu kì chuyển động của hạt (vì hạt chuyển động tròn đều)
T =
Trong đó:
+ T là chu kì chuyển động, có đơn vị giây (s);
+ v là vận tốc của hạt điện tích, có đơn vị m/s;
+ R là bán kính quỹ đạo, có đơn vị mét (m).
Công suất tức thời của lực Lorenxo luôn bằng 0 vì lực luôn vuông góc với vận tốc :
4. Ví dụ minh họa
Bài 1: Hạt prôtôn chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 5m dưới tác dụng của một từ trường đều B = 10-2 T. Hãy xác định:
a) Tốc độ của prôtôn
b) Chu kì chuyển động của prôtôn
Bài giải:
a) Tốc độ của prôtôn
Ta có R = => v = = 4,784.106 (m/s) .
b) Chu kì chuyển động của prôtôn:
T = = 6,6.10-6 (s)
Bài 2: Bắn vuông góc một proton có điện tích +1,6.10-19 C vào một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T. Biết proton có vận tốc v = 5000 m/s và khối lượng 1,672.10-27 kg. Hãy tính độ bán kính quỹ đạo của proton.
Bài giải:
Bán kính quỹ đạo của hạt proton là
R = == 10,45.10-5 (m)
Bài 3: Bắn hạt điện tích q = 1,0.10-6 C chuyển động với vận tốc 500 m/s dọc theo một đường thẳng song song với một dây dẫn thẳng dài vô hạn, cách dây dẫn này một khoảng 100 mm. Trong dây dẫn có dòng điện cường độ 2,0 A chạy theo chiều chuyển động của hạt điện tích. Xác định hướng và độ lớn của lực từ tác dụng lên hạt điện tích.
Bài giải:
Giả sử tại thời điểm t ngay sau khi bắn, hạt ở vị trí M cách dây dẫn một khoảng r = 100mm = 0,1m.
Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng gây ra trên đường thẳng hạt điện tích chuyển động có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dây dẫn và đường thẳng điện tích chuyển động, có độ lớn:
B = 2.10-7 = 2.10-7= 4.10-6(T)
Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt có phương vuông góc với và và có độ lớn:
f = |q|.v.B = 10-6.500.4.10-6 = 2.10-9(N)
Lưu ý: Mặc dù lực Lorenxo trên hình có phương của r (khoảng cách từ dây dẫn đến điện tích), nhưng chuyển động của hạt điện tích còn phụ thuộc vào khối lượng của hạt, nên không được nhầm lẫn rằng hạt chuyển động tròn quanh dây dẫn. Mặt khác, từ trường quanh dây dẫn thẳng không phải là từ trường đều, nên khi hạt điện tích di chuyển sang vị trí khác (M’) thì phương, chiều, độ lớn của lực thay đổi.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.