Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải Công thức tính suất điện động cảm ứng (50 bài tập minh họa) hay, chi tiết nhất, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức, từ đó học tốt môn Vật lí 11.
Phương pháp giải Công thức tính suất điện động cảm ứng (50 bài tập minh họa)
1. Định nghĩa
- Mỗi khi từ thông qua mạch kín biến thiên thì trong mạch kín xuất hiện một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín thi từ thông qua mạch gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.
- Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.
2. Công thức – đơn vị đo
Suất điện động cảm ứng: eC = -
Nếu chỉ xét về độ lớn của eC thì: |eC| =
Trong đó:
+ ec là suất điện động cảm ứng, có đơn vị Vôn (V);
+ ∆Φ = Φ2 – Φ1 là độ biến thiên từ thông, có đơn vị Vê be (Wb);
+ ∆t là khoảng thời gian từ thông biến thiên, có đơn vị giây (s).
Từ thông được xác định bởi công thức: F = NBScosa
Trong đó:
+ Φ là từ thông;
+ B là cảm ứng từ, có đơn vị tesla (T);
+ S là diện tích mặt kín C, có đơn vị m2;
+ a là góc giữa pháp tuyến và ;
+ N là số vòng dây, nếu chỉ có 1 vòng dây thì N = 1, thì F = BScosa.
Dấu (-) trong biểu thức là để phù hợp với định luật Lenxo về chiều của dòng điện cảm ứng.
3. Mở rộng
Nếu từ thông qua khung dây biến thiên do sự biến thiên của cảm ứng từ B, ta còn có thể sử dụng công thức
Trong đó:
+ ec là suất điện động cảm ứng, có đơn vị Vôn (V);
+ ∆B = B2 – B1 là độ biến thiên cảm ứng từ, có đơn vị Testla (T);
+ N là số vòng dây;
+ S là tiết diện của vòng dây, có đơn vị mét vuông (m2);
+ ∆t là khoảng thời gian từ thông biến thiên, có đơn vị giây (s);
+ là tốc độ biến thiên từ trường, có đơn vị testla trên giây (T/s);
+ a là góc giữa pháp tuyến và .
Khi biết ec, ta có thể suy ra các biểu thức tính tốc độ biến thiên từ trường
=> =
Suy ra độ biến thiên từ thông: |eC| = => |∆Φ| = |ec|.∆t
4. Bài tập ví dụ
Bài 1: Từ thông Φ qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1 (s) từ thông tăng từ 0,6 (Wb) đến 1,6 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng bao nhiêu?
Bài giải:
Suất điện động cảm trong khung:
|eC|=
Đáp án: 10 V
Bài 2: Một khung dây phẳng, diện tích 25 (cm2) gồm 10 vòng dây, khung dây được đặt trong từ trường có cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung và có độ lớn tăng dần từ 0 đến 2,4.10-3 (T) trong khoảng thời gian 0,4 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong khoảng thời gian có từ trường biến thiên là bao nhiêu?
Bài giải:
Áp dụng công thức:
Đáp án: 1,5.10-4 V
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.