Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải 50 bài tập về kết tủa của muối sunfua, muối sunfat (50 bài tập minh họa) hay, chi tiết nhất, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức, từ đó học tốt môn Hóa học 10.
Phương pháp giải 50 bài tập về kết tủa của muối sunfua, muối sunfat (50 bài tập minh họa)
A. Phương pháp giải
- Hầu hết muối sunfat đều tan trong nước. Một số muối sunfat không tan trong nước và không tan trong axit mạnh (HCl, HNO3...) như BaSO4, SrSO4, PbSO4.
- Một số muối sunfua không tan trong nước, nhưng tan trong dung dịch axit như FeS, ZnS, MgS...
- Một số muối sunfua không tan trong nước và cũng không tan trong các dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng, HNO3 loãng...) như CuS, PbS.
- Phương pháp giải: Áp dụng phương pháp quy đổi kết hợp với định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron, bảo toàn điện tích và bảo toàn khối lượng.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hòa tan 15,36 gam hỗn hợp X gồm Cu, CuS và Cu2S vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) vừa đủ. Sau phản ứng thu được 0,54 mol khí SO2 và dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư vào Y thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là?
A. 59,58 gam.
B. 24,56 gam
C. 61,38 gam
D. 68,12 gam
Hướng dẫn giải
64a + 32b = 15,36 (1)
Bảo toàn electron: 2a + 6b = 0,54.2 = 1,08 (2)
Từ (1) và (2)
Bảo toàn Cu:
Đáp án A
Ví dụ 2: Cho hỗn hợp A gồm BaCl2 và BaCO3 tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch H2SO4 4,9% thu được 58,25 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 400.
B. 500.
C. 600.
D. 800.
Hướng dẫn giải
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + CO2 + H2O
Đáp án B
Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và thoát ra 4,928 lít hỗn hợp khí Z. Cho hỗn hợp khí Z qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 47,8 gam kết tủa đen. Thành phần phần trăm về khối lượng của FeS trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 94%.
B. 6%.
C. 60%.
D. 40%.
Hướng dẫn giải
Bảo toàn S:
Bảo toàn electro:
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Hấp thụ V lít SO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 2,4 gam kết tủa. Thêm tiếp dung dịch Ca(OH)2 dư vào bình, thu thêm được 3,6 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 1,120
B. 2,240
C. 4,480
D. 1,792
Hướng dẫn giải
V = 0,05. 22,4 = 1,12(lít)
Đáp án A
Câu 2: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm CuCl2 và FeCl3 trong nước được dung dịch Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: cho khí H2S dư vào được l,28g kết tủa. Phần 2: cho Na2S dư vào được 3,04g kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,6 g
B. 8,4 g
C. 10,2 g
D. 9,2g
Hướng dẫn giải
Gọi x, y là số mol CuCl2, FeCl3 trong mỗi phần.
- Phần 1: Kết tủa là CuS và S
Cho lượng dư khí hiđro sunfua vào phần một thu được 1,28 gam kết tủa
96x + 32.0,5y = 1,28 (1)
- Phần 2: Kết tủa là CuS, FeS và S.
Cho lượng dư dung dịch Na2S vào phần hai thu được 3,04 gam kết tủa
96x + 88y + 32.0,5y = 3,04 (2)
Từ (1) và (2)
mX mỗi phần = (0,01.135 + 0,02.162,5) = 4,6
mX = 4,6.2 = 9,2g
Đáp án D
Câu 3: Cho 50,9 gam hỗn hợp rắn A gồm BaCl2 và BaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thu được V lít CO2 (đktc), 58,25 gam kết tủa và dung dịch X. Giá trị của V là
A. 3,36.
B. 4,48.
C. 2,24.
D. 1,12
Hướng dẫn giải
Kết tủa thu được là BaSO4:
Mà mhh A = 208x + 197y = 50,9
Đáp án C
Câu 4: Cho 6,272 lít khí SO2 hấp thụ hết trong 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 thu được 26,04 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 là
A. 1.15M
B. 0.08M
C. 0.16M
D. 0.12M
Hướng dẫn giải
Vì → Sau phản ứng tạo 2 muối
Ta có: 2x + 0,12 = 0,28 → x = 0,08 (mol)
Bảo toàn Ba:
Đáp án B
Câu 5: Cho 5,84 gam hỗn hợp Fe, FeS2, FeCO3 vào V ml dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml) rồi đun nóng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B. Cho hỗn hợp khí B đi qua bình nước brom dư thì có 30,4 gam brom tham gia phản ứng, khí còn lại thoát ra khỏi bình nước brom cho đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 2 gam kết tủa. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A thu được m gam kết tủa, trong đó có 116,5 gam kết tủa không tan trong dung dịch HCl dư. Giá trị của m gần nhất với:
A. 108.
B. 125.
C. 123.
D. 112.
Hướng dẫn giải
Khí B thu được gồm SO2 và CO2.
Hỗn hợp ban đầu gồm
→ 56a + 120b + 0,02.116 = 5,84 (1)
Bảo toàn electron: 3a + 15b + 0,02 = 0,19.2 (2)
Từ (1) và (2)
Kết tủa không tan trong axit dư là BaSO4
m gam kết tủa gồm
→ m = 122,92 gam
Đáp án C
Câu 6: Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một oxit) nặng 0,95 m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là
A. 74,69%
B. 95,00%
C. 25,31%
D. 64,68%
Hướng dẫn giải
Áp dụng đinh luật bảo tàn khối lượng ta có:
Ta có: nPbS phản ứng = nPbO = nO = 3,125.10-3m (mol)
→ %PbS (đã bị đốt cháy) =
Đáp án A
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,464 lít hỗn hợp khí Y đktc. Cho hỗn hợp khí Y đi qua dung dịch Pb(NO3 )2 dư thu được 23,9g kết tủa màu đen. Giá trị m là
A. 9,36 gam
B. 8,24 gam
C. 5,36 gam
D. 9,16 gam
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS2 và S bằng dung dịch HNO3 dư, thoát ra V lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được 126,25 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 17,92
B. 19,04
C. 24,64
D. 27,58
Hướng dẫn giải
Quy đổi hỗn hợp X thành Fe: x mol và S: y mol
→ mX= 56x+ 32y= 25,6 gam (1)
Dung dịch Y có Fe3+, SO42-, H+, NO-3
Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thì:
Từ (1) và (2)
|
Bảo toàn electron: ne cho= ne nhận → 3a = 0,6 + 2,7 = 3,3
→ a = 1,1 mol
→ VNO = 1,1.22,4 = 24,64 lít
Đáp án C
Câu 9: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Dẫn từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Z thu được kết tủa T. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn R.Các chất trong T và R gồm
A. BaSO4, FeO và Al(OH)3.
B. BaSO4, FeO và Al(OH)3.
C. BaSO4, FeO và Al(OH)3.
D. BaSO4, Fe2O3 và Al(OH)3.
Hướng dẫn giải
2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2↑
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑
Dung dịch X chứa: Al2(SO4)3; FeSO4 và H2SO4 loãng dư.
Ba(OH)2 + H2SO4 loãng → BaSO4↓ + 2H2O
Ba(OH)2 + FeSO4 → BaSO4↓ + Fe(OH)2↓
4Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → Ba(AlO2)2 + 3BaSO4↓ + 4H2O
Kết tủa Y là: BaSO4 và Fe(OH)2
Dung dịch Z: Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2 dư.
Sục CO2 từ từ đến dư xảy ra phản ứng
2CO2 + Ba(AlO2)2 + 4H2O → 2Al(OH)3↓ + Ba(HCO3)2
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
Kết tủa T là Al(OH)3.
Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi
Rắn R gồm: Fe2O3 và BaSO4
Đáp án D
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.