Đọc thông tin và quan sát các hình 18.1, 18.2, lược đồ 18.1 hãy: Trình bày sự thành lập nhà Hồ

136

Với giải lịch sử lớp 7 kết nối tri thức chi tiết trong Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử lớp 7 . Mời các bạn đón xem:

Đọc thông tin và quan sát các hình 18.1, 18.2, lược đồ 18.1 hãy: Trình bày sự thành lập nhà Hồ

Câu hỏi trang 70 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát các hình 18.1, 18.2, lược đồ 18.1 hãy:

- Trình bày sự thành lập nhà Hồ.

- Cho biết việc Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu và chuyển kinh đô chứng tỏ điều gì?

 Đọc thông tin và quan sát các hình 18.1, 18.2, lược đồ 18.1 hãy: Trình bày sự thành lập

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Sự thành lập nhà Hồ:

+ Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, khủng hoảng, không chăm lo đến sự phát triển kinh tế, khởi nghĩa diễn ra khắp nơi.

+ Trước bối cảnh đó, Hồ Quý Ly một quý tộc, một trí thức có thế lực đã dần thao túng triều đình.

+ Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần dời đô về Tây Đô (Thanh Hoá), đến năm 1400, phế truất vua Trần Thiếu Đế lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.

Yêu cầu số 2: Ý nghĩa việc Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu và chuyển kinh đô

- Việc đổi quốc hiệu là Đại Ngu nghĩa là mong ước an vui cho đất nước, thể hiện tư tưởng trọng dân và mong ước đất nước được phục hưng sau những năm tháng nhà Trần suy thoái.

- Nguyên nhân Hồ Quý Ly dời kinh đô về Tây Đô:

+ Hồ Quý Ly cho rằng: vào cuối thời Trần, Đại Việt không còn là thời " thịnh trị" mà thực sự bước vào thời kì “loạn lạc". Cái "loạn" thể hiện ở mục ruỗng của nhà Trần và ở nguy cơ xâm lược của kẻ thù kể cả phía Bắc (nhà Minh) và phía Nam (Chăm-pa). Mặt khác, Thăng Long là vùng đất gắn liền với quý tộc nhà Trần trong suốt gần 2 thế kỉ, do đó: Hồ Quý Ly muốn dời Kinh đô tới vùng đất mới, vừa để hạn chế thế lực của quý tộc Trần; vừa tạo thế phòng thủ đất nước trước nguy cơ ngoại xâm.

+ Trong khi đó, Tây Đô (Thanh Hóa) là một vùng đất bằng phẳng rộng rãi, lắm sông nhiều núi vây bọc, địa thế hiểm nhưng vẫn tiện đường thủy - bộ thông thương ra Bắc vào Nam.

=> Như vậy, việc dời đô từ Thăng Long về Tây Đô là một sự cân nhắc, tính toán rất sâu sắc của Hồ Quý Ly trong bối cảnh Đại Việt cuối thế kỉ XIV.

Đánh giá

0

0 đánh giá