Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

301

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)  hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Lịch sử lớp 7 Bài  từ đó học tốt môn Lịch sử lớp 7 .

Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Câu hỏi mở đầu trang 69 Bài 18 Lịch Sử lớp 7: Thành nhà Hồ (còn được gọi là Thành Tây Đô) ở Thanh Hóa được xây dựng năm 1397 là tòa thành kiên cố, quy mô lớn với kiến trúc bằng đá độc đáo. Năm 2011, công trình này đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới. Thành nhà Hồ gắn liền với lịch sử của nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

Vậy nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào? Nhà Hồ đã thực hiệ n những chính sách gì để xây dựng và bảo vệ đất nước? Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại.

Trả lời:

- Sự thành lập:

+ Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu.

+ Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vua lập ra nhà Hồ, đổi tên nước thành Đại Ngu => nhà Hồ được thành lập.

- Để xây dựng và bảo vệ đất nước, nhà Hồ đã thực hiện nhiều chính sách cải cách trên các lĩnh vực: chính trị - quốc phòng, kinh tế, xã hội và văn hóa – giáo dục.

- Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến:

+ Đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc.

+ Hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

1. Sự thành lập nhà Hồ

Câu hỏi trang 70 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát các hình 18.1, 18.2, lược đồ 18.1 hãy:

- Trình bày sự thành lập nhà Hồ.

- Cho biết việc Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu và chuyển kinh đô chứng tỏ điều gì?

 Đọc thông tin và quan sát các hình 18.1, 18.2, lược đồ 18.1 hãy: Trình bày sự thành lập

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Sự thành lập nhà Hồ:

+ Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, khủng hoảng, không chăm lo đến sự phát triển kinh tế, khởi nghĩa diễn ra khắp nơi.

+ Trước bối cảnh đó, Hồ Quý Ly một quý tộc, một trí thức có thế lực đã dần thao túng triều đình.

+ Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần dời đô về Tây Đô (Thanh Hoá), đến năm 1400, phế truất vua Trần Thiếu Đế lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.

Yêu cầu số 2: Ý nghĩa việc Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu và chuyển kinh đô

- Việc đổi quốc hiệu là Đại Ngu nghĩa là mong ước an vui cho đất nước, thể hiện tư tưởng trọng dân và mong ước đất nước được phục hưng sau những năm tháng nhà Trần suy thoái.

- Nguyên nhân Hồ Quý Ly dời kinh đô về Tây Đô:

+ Hồ Quý Ly cho rằng: vào cuối thời Trần, Đại Việt không còn là thời " thịnh trị" mà thực sự bước vào thời kì “loạn lạc". Cái "loạn" thể hiện ở mục ruỗng của nhà Trần và ở nguy cơ xâm lược của kẻ thù kể cả phía Bắc (nhà Minh) và phía Nam (Chăm-pa). Mặt khác, Thăng Long là vùng đất gắn liền với quý tộc nhà Trần trong suốt gần 2 thế kỉ, do đó: Hồ Quý Ly muốn dời Kinh đô tới vùng đất mới, vừa để hạn chế thế lực của quý tộc Trần; vừa tạo thế phòng thủ đất nước trước nguy cơ ngoại xâm.

+ Trong khi đó, Tây Đô (Thanh Hóa) là một vùng đất bằng phẳng rộng rãi, lắm sông nhiều núi vây bọc, địa thế hiểm nhưng vẫn tiện đường thủy - bộ thông thương ra Bắc vào Nam.

=> Như vậy, việc dời đô từ Thăng Long về Tây Đô là một sự cân nhắc, tính toán rất sâu sắc của Hồ Quý Ly trong bối cảnh Đại Việt cuối thế kỉ XIV.

2. Cải cách của Hồ Quý Ly

Câu hỏi trang 71 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát bảng 18, hình 18.3 hãy:

- Giới thiệu nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly.

- Nêu tác động của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly thực hiện đối với xã hội thời nhà Trần.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát bảng 18, hình 18.3 hãy: Giới thiệu nội dung


Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nội dung chủ yếu cải cách của Hồ Quý Ly

- Về chính trị:

+ Cải tổ bộ máy chính quyền.

+ Đổi tên các đơn vị hành chính.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát quan lại.

+ Hạn chế quyền lực của quý tộc nhà Trần, chiêu dụ những người ngoài họ Trần nhưng có học vấn, tài năng.

- Về kinh tế :

+ Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng.

+ Ban hành chính sách hạn điền (hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn).

+ Quy định thuế ruộng, thuế đinh; thống nhất các đơn vị đo lường.

- Về xã hội:

+ Thực hiện chính cách hạn nô (hạn chế sở hữu nô tì).

+ Tăng cường kiểm soát hộ tịch.

+ Những năm đói kém, bắt nhà giàu bán thóc cho dân, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân.

- Về văn hóa giáo dục:

+ Dịch sách chữ hán chữ nôm.

+ Sửa đổi qui chế thi cử học tập.

+ Đề cao Nho giáo, hạn chế ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo.

- Về quốc phòng: chế tạo nhiều loại vũ khí mới (súng thần cơ, thuyền chiến…), phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố (thành Tây Đô, thành Đa Bang…).

Yêu cầu số 2: Tác động của cải cách do Hồ Quý Ly thực hiện

- Tác động tích cực:

+ Chính quyền trung ương được củng cố, quyền lực của quý tộc Trần giảm sút

+ Tình trạng bất bình đẳng trong xã hội cũng giảm bớt.

+ Giải phóng sức lao động của nô tì.

+ Xây dựng nền văn hóa, giáo dục mang đậm tính dân tộc.

- Tác động tiêu cực:

+ Gây bất mãn cho một số bộ phận xã hội

+ Gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đoàn kết toàn dân của nhà Hồ.

3. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược

Câu hỏi trang 72 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 18.2, hãy:

- Mô tả những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ.

- Giải thích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến.

Đọc thông tin và quan sát lược đồ 18.2, hãy: Mô tả những nét chính

Trả lời:

Yêu cầu số 1:  Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược:

+ Tháng 11/1406, viện cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh huy động 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu do Trương Phụ và Mộc Thạch chỉ huy tràn vào biên giới Đại Ngu. Quân nhà Hồ phải lui về Lạng Sơn, rồi cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội ngày nay)

+ Tháng 1/1407, Quân Minh lần lượt chiếm Đa Bang, Đông Đô (Thăng Long), quân nhà Hồ rút về thành Tây Đô (Thanh Hóa).

+ Tháng 4/1407, quân Minh tấn công vào tây Đô, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt (tháng 6/1407).

Yêu cầu số 2: Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến:

- Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn, chủ yếu dựa vào thành lũy, nặng về phòng ngự bị động rồi rút lui cố thủ.

- Không tập hợp được đông đảo nhân dân tham gia kháng chiến (do một bộ phận nhân dân bất mãn với hành động phế truất vua Trần và những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly).

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 72 Lịch Sử lớp 7: Trình bày khái quát những nét chính về nhà Hồ (1400 – 1407).

Trả lời:

- Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vua lập ra nhà Hồ, đổi tên nước thành Đại Ngu => nhà Hồ được thành lập.

- Trước và sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly thực hiện nhiều cải cách trên một số lĩnh vực. Những chính sách cải cách này đưa đến những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên cuộc cải cách đã ảnh hưởng đến khả năng đoàn kết toàn dân của nhà Hồ

 Trong những năm 1406 – 1407, nhà Hồ tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược nhưng thất bại.

Vận dụng 2 trang 72 Lịch Sử lớp 7: Cho biết suy nghĩ của em về việc lập nên nhà Hồ của Hồ Quý Ly.

Trả lời:

- Suy nghĩ về việc tành lập nhà Hồ: Sự ra đời của nhà Hồ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử vì: triều đại nhà Trần ở cuối thế kỉ XIV đã suy yếu, khủng hoảng; không đủ sức lãnh đạo đất nước

- Suy nghĩ về Hồ Quý Ly:

+ Hồ Quý Ly là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước Việt Nam thời phong kiến.

+ Tuy nhiên những cải cách của Hồ Quý Ly còn nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng đến khả năng đoàn kết toàn dân của nhà Hồ.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 72 Lịch Sử lớp 7: Sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược để lại bài học gì cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Trả lời:

- Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của nhà Hồ:

+ Tăng cường khối đoàn kết toàn dân

+ Tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.

+ Chủ động phòng vệ để bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, chống mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù

+ Xây dựng lực lượng quốc phòng hùng mạnh và thế trận chiến tranh nhân dân.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

 

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 hay, chi tiết khác:

Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

Lịch sử 7 Cánh diều Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê

Đánh giá

0

0 đánh giá