Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

206

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Lịch sử lớp 7 Bài  từ đó học tốt môn Lịch sử lớp 7 .

Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Câu hỏi mở đầu trang 57 Bài 16 Lịch Sử lớp 7: Trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” (1941), Hồ Chí Minh đã viết về nhà Trần:

Đời Trần văn giỏi võ nhiều

Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh

Vậy nhà Trần được thành lập như thế nào? Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của nước Đại Việt thời Trần.

Trả lời:

- Sự thành lập của nhà Trần:

+ Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, đất nước rối ren. Vua Lý Huệ Tông không có con trai nối dõi, lại ốm yếu nên mọi việc trong triều đình đều do nhà Trần quyết định

+ Năm 1224, vua lập công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng thái tử và truyền ngôi, hiệu là Lý Chiêu Hoàng

+ Năm 1226, Trần Thủ Độ dàn xếp cho Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh => nhà Trần được thành lập.

- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa

+ Chính trị: tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ trung ương tập quyền; ban hành “Quốc triều hình luật”; quân đội được củng cố trang bị vũ khí, tập luyện võ nghệ,…

+ Kinh tế: nhà nước luôn quan tâm phát triển kinh tế.

+ Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước.

+ Văn hóa: phát triển trên tất cả các lĩnh vực.

1. Sự thành lập của nhà Trần

Câu hỏi trang 57 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 16.1, hãy mô tả sự thành lập của nhà Trần và nêu vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập nhà Trần.

Trả lời:

- Sự thành lập của nhà Trần:

+ Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, đất nước rối ren.

+ Vua Lý Huệ Tông không có con trai nối dõi, lại ốm yếu nên mọi việc trong triều đình đều do nhà Trần quyết định.

+ Năm 1224, vua Lý Huệ Tông lập công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng thái tử và truyền ngôi, hiệu là Lý Chiêu Hoàng.

+ Năm 1226, Trần Thủ Độ dàn xếp cho Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh => nhà Trần được thành lập.

- Vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập của nhà Trần:

+ Dàn xếp để vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh => Trần Thủ Độ là vị khai quốc công thần giúp khai lập nhà Trần.

+ Những năm đầu mới thành lập, các việc lớn trong triều nhà Trần đều do Trần Thủ Độ điều hành, dẹp loạn và ổn định tình hình đất nước.

2. Tình hình chính trị

Câu hỏi trang 58 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và tư liệu, hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Đại Việt dưới thời Trần.

Trả lời:

Bộ máy nhà nước:

+ Được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, gồm 3 cấp: triều đình (do vua đứng đầu), các đơn vị hành chính trung gian (lộ, phủ, huyện, châu) và cấp hành chính cơ sở (hương, xã).

+ Hệ thống quan lại cấp địa phương được tổ chức quy củ, có quy định, thưởng phạt nghiêm minh.

+ Điểm độc đáo, vào thời Trần có chế độ Thái thượng hoàng (vua nhường ngôi sớm và tự xưng là Thái thượng hoàng), hầu hết quan chức quan trọng đều do dòng họ Trần nắm giữ.

- Quân đội:

+ Bao gồm: cấm quân (giữ kinh thành); biên quân (giữ biên ải) và lộ quân (đóng ở các lộ)

+ Quân đội được xây dựng theo chính sách “Ngụ binh ư nông”.

+ Quân đội gồm: quân bộ và quân thủy, được rèn luyện thường xuyên rất đề cao tinh thần đoàn kết.

- Luật pháp:

+ Năm 1230 nhà Trần ban hành Quốc triều thông chế

+ Năm 1341, vua Trần Dụ Tông cho biên soạn bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là: Hình thư)

3. Tình hình kinh tế

Câu hỏi trang 59 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin tư liệu và quan sát sơ đồ 16.1, hình 16.2, hãy:

- Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Trần.

- Cho biết mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Giải Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) - Cánh Diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nét chính về tình hình kinh tế thời Trần

- Nông nghiệp:

+ Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, như: kêu gọi dân phiêu tán trở về quê cũ sản xuất, khuyến khích khai khẩn đất hoang, cấm giết mổ trâu bò,…

+ Nông dân tích cực sản xuất, đẩy mạnh khai hoang, lập làng xóm mới…

+ Nông nghiệp phát triển hơn, đời sống nhân dân no đủ.

- Thủ công nghiệp:

+ Tiếp tục duy trì các xưởng thủ công nhà nước, chuyên sản xuất vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền,…

+ Trong dân gian có nhiều nghề phổ biến, như: làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng…

- Thương nghiệp:

+ Nội thương: Thăng Long là trung tâm kinh tế, buôn bán sầm uất; tại các miền quê chợ lớn cũng được hình thành và hoạt động theo phiên

+ Ngoại thương: diễn ra nhộn nhịp qua các cửa biển: Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Triều (Thanh Hoá),…; Đại Việt có mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Gia-va (In-đô-nê-xi-a) , Xiêm (Thái Lan),…

Yêu cầu số 2: Mối quan hệ giữa kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp có mối quan hệ tác động lẫn nhau:

+ Khi thủ công nghiệp phát triển kéo theo hàng hoá phong phú, thoả mãn nhu cầu của con người sẽ thúc đẩy nhu cầu trao đổi, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

+ Khi thương nghiệp phát triển, nhu cầu sử dụng các mặt hành của người dân trong và ngoài nước tăng lên; thị hiếu người tiêu dùng có sự thay đổi… thì cũng có sự tác động ngược trở lại, kích thích người thợ thủ công luôn đổi mới, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, phù hợp nhất.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

4. Tình hình xã hội

Câu hỏi trang 60 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và tư liệu, hãy trình bày tình hình xã hội thời Trần và rút ra nhận xét.

Trả lời:

- Xã hội ngày càng có sự phân hóa thành: giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

+ Giai cấp thống trị gồm: vua, quan lại, quý tộc, địa chủ… đây là lực lượng có nhiều ruộng đất, đặc quyền, đặc lợi…

+ Giai cấp bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. Trong đó, nông dân là lực lượng sản xuất chính; nô tì là lực lượng thấp kém nhất trong xã hội.

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa của dân nghèo đã nổ ra.

5. Tình hình văn hóa

Câu hỏi trang 62 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát sơ đồ 16.2, hình 16.3 hãy trình bày những nét chính về tình hình văn hóa thời Trần.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát sơ đồ 16.2, hình 16.3 hãy trình bày những

Trả lời:

- Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:

+ Những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc,…

+ Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý.

+ Nho giáo phát triển, các nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng.

- Về giáo dục:

+ Quốc Tử Giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công; các làng xã có trường tư.

+ Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp hơn so với thời Lý

- Về văn học:

+ Chữ Hán, chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại phong phú (thơ, hịch…).

+ Các tác phẩm tiêu biểu là: Hịch tướng sĩ (của Trần Quốc Tuấn); Phò giá hoàn kinh (của Trần Quang Khải); Cư trần lạc đạo phú (của Trần Nhân Tông)…

- Về khoa học: Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học và thiên văn học đều đạt được những thành tựu đáng kể. Ví dụ:

+ Về sử học, có bộ Đại Việt sử kí do Lê Văn Hưu biên soạn - được coi là bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt.

+ Về y học, danh y Tuệ Tĩnh nổi tiếng với việc nghiên cứu các cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc Nam.

+ Về Thiên văn học: Đặng Lộ đã chế rạo ra “lung linh nghi” để đo đạc, tính toán thiên văn.

+ Về khoa học quân sự có 2 tác phẩm: Vạn Kiếp tông bí truyền thư và Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.

- Về nghệ thuật:

+ Nhiều công trình kiến trúc lớm, tiêu biểu như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…

+ Điêu khắc rất đa dạng, tiêu biểu là: tượng Phật Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh); vạc, chuông lớn ở chùa Phổ Minh (Nam Định)…

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 62 Lịch Sử lớp 7: Lập bảng tóm tắt nội dung cơ bản về công cuộc xây dựng đất nước của nhà Trần (theo mẫu).

Giải Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) - Cánh Diều (ảnh 1)

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung tóm tắt

Danh nhân tiêu biểu

Sự thành lập

- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu.

- Năm 1224, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi.

- Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh

Lý Chiêu Hoàng,

Trần Cảnh, 

Trần Thủ Độ.

Tư tưởng,

tôn giáo

+ Đạo Phật phát triển dù không bằng nhà Lý

+ Nho giáo ngày càng giữ vai trò quan trọng.

Lê Văn Hưu, 

Chu Văn An

Văn học,

nghệ thuật

- Về văn học: chữ Hán, chữ Nôm phát triển

- Nhiều công trình kiến trúc độc đáo, như: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô,…

- Điêu khắc rất đa dạng.

Trần Quốc Tuấn,

Trương Hán Siêu,

Trần Nhân Tông,

Nguyễn Thuyên..

Giáo dục,

khoa học

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Ngoài ra còn có trường công ở các lộ, phủ; trường tư ở các làng xã.

- Các kì thi được tổ chức quy củ và nề nếp.

- Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học và thiên văn học đạt được những thành tựu.

Chu Văn An, 

Nguyễn Hiền, 

Lê Văn Hưu, 

Mạc Đĩnh Chi, 

Phạm Sư Mạnh…

Vận dụng 2 trang 62 Lịch Sử lớp 7: Giới thiệu một công trình văn hóa tiêu biểu thời Trần cho thầy cô và bạn bè cùng lớp.

Trả lời:

(*)  Giới thiệu về: Đền Trần và chùa Phổ Minh (Nam Định)

Đền Trần và chùa Phổ Minh (thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) là cụm di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích thời Trần ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung.

Quá trình hình thành và tồn tại của di tích đền Trần và chùa Phổ Minh gắn liền với những nhân vật lịch sử thời Trần. Triều đại nhà Trần tồn tại 175 năm (1225 - 1400), đã để lại cho dân tộc ta những thành tựu to lớn về nhiều lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, quân sự…

Đền Trần và chùa Phổ Minh cũng là một trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn ở khu vực châu thổ sông Hồng. Hàng năm, tại đây diễn ra một số lễ hội, với nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, mang ý nghĩa ghi nhớ và tôn vinh thời đại nhà Trần. Trong đó, có hai kỳ lễ hội quan trọng nhất là lễ Khai ấn đầu Xuân và lễ hội tháng Tám - kỷ niệm ngày mất của vị anh hùng dân tộc, Đức thánh Trần Hưng Đạo.

1. Đền Trần: gồm các hạng mục: ngũ môn, sân trước, hồ nước, nghi môn, sân trong, giải vũ, đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa.

- Ngũ môn: nằm về phía ngoài cùng của di tích, gồm 5 cửa (ba cửa lớn và hai cửa nhỏ). Cửa lớn có chiều cao 10,60m, chia thành 3 cửa nhỏ, xây theo kiểu chồng diêm 2 tầng.

- Sân trước, hồ nướcnằm phía sau Ngũ môn. Hồ nước có diện tích khoảng 1.000m2, nằm tiếp giáp với sân trước và sân trong của đền.

Đền Thiên Trường: khi khởi dựng, đền gồm 3 gian, kết cấu bằng gỗ lim. Đến niên hiệu Long Đức 2 (1733), đền được mở rộng, với 5 gian tiền đường, kết cấu bằng gỗ lim. Đền nằm ở chính giữa của khu di tích đền Trần. Bao quanh đền là các hạng mục kiến trúc như: nghi môn, sân trong, hai nhà giải vũ, tiền đường, thiêu hương, tả vu, hữu vu, hậu cung.

+ Tiền đường: dài 12m, rộng 6,60m, gồm 5 gian. Hai cánh cửa gian giữa bằng gỗ lim, được gia công một cách công phu nhất, với họa tiết lưỡng long chầu nguyệt, mang phong cách nghệ thuật thời hậu Lê, thế kỷ XVII. Bộ khung tiền đường bằng gỗ lim, với bốn hàng chân cột, chân tảng đá chạm hoa văn hình cánh sen, mang phong cách nghệ thuật thời Trần, thế kỷ XIII - XIV.

+ Thiêu hương: có mặt bằng nền hình vuông, rộng 6,40m, hệ khung làm bằng gỗ lim, kiểu hai hàng chân cột, mỗi cột có chiều cao 3,58m, đường kính 0,25m. Các cột được gia công theo kiểu thượng thu hạ thách và đặt trên hệ thống chân tảng đá, chạm hoa văn hình cánh sen. Bộ vì làm theo kiểu bốn mái, chồng rường, với các đầu đao, bờ nóc trang trí hoạ tiết vân mây, rồng chầu...

+ Hậu cung: dài 12,70m, rộng 8,50m, kiểu chồng diêm, hai lớp mái. Bộ cửa bằng gỗ lim chạy hết 3 gian công trình. Mỗi gian có 6 cánh, mỗi cánh cao 3,10m, rộng 0,50m, làm theo kiểu thượng chạm nền gấm thông phong, hạ bức bàn. Trên mỗi cánh cửa còn chạm khắc các bài thơ bằng chữ Hán cách điệu rất đa dạng, tiêu biểu cho các thể chữ: Lệ, Triện, Thảo.

- Đền Cố Trạch: nằm ở phía Đông đền Thiên Trường, thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Mặt bằng kiến trúc có bố cục dạng tiền chữ “Nhất”, hậu chữ “Đinh”, gồm các hạng mục: nghi môn, sân trong, giải vũ phía Đông, tiền đường, thiêu hương, tả vu, hữu vu, trung đường, hậu cung.

+ Tiền đường: gồm 5 gian, dài 14,5m, rộng 5,5m. Kết cấu khung gỗ lim, với ba hàng cột; thiêu hương có mặt bằng hình vuông, kiểu phương đình 4 mái; tả vu, hữu vu mỗi dãy 3 gian, khung gỗ lim, bộ vì kiểu quá giang kèo cầu, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói Nam; trung đường dài 13,50m, rộng 5,50m, gồm 5 gian; hậu cung dài 5,50m, rộng 4,10m.

- Đền Trùng Hoa: nằm ở phía Tây đền Thiên Trường, kiến trúc gồm: tiền đường, thiêu hương, trung đường và cung cấm. Khung nhà được dựng bằng gỗ lim, các toà đều thiết kế theo kiểu 4 mái, với 4 đầu đao được uốn cong tạo dáng mềm mại, thanh thoát. Đền Trùng Hoa là nơi thờ 14 vị vua Trần.

Nghi môn kiểu tứ trụ, có 3 cửa ra vào. Toà tiền đường dài 15,70m, rộng 5,90m, gồm 3 gian, 2 chái, với bộ mái lợp ngói Nam, các đầu đao uốn cong mềm mại. Toà thiêu hương có mặt bằng hình vuông, rộng 6m, theo kiểu phương đình 2 tầng, 8 mái, lợp ngói Nam. Đối xứng với thiêu hương là 2 toà giải vũ nội, mỗi toà gồm 3 gian. Toà trung đường nối liền với thiêu hương và hai dãy tả vu, hữu vu, dài 15,70m, rộng 5,90m, chia thành 5 gian, các gian có kích thước đăng đối nhau.

Hậu cung gồm 3 gian, dài 10,70m, rộng 6,70m. Kết cấu khung bằng gỗ lim, kiểu bốn hàng chân cột, các cột được đặt trên chân tảng đá, chạm hoa văn hình cánh sen. Bộ vì kiểu chồng rường, tiền bẩy, hậu bẩy.

Tất cả các hạng mục kiến trúc đền Thiên Trường hợp thành thế tay ngai, đối xứng với nhau theo trục Bắc - Nam.

2. Chùa Phổ Minh: gồm các hạng mục tam quan, ao sen, nhà bia, tháp, sân trước, chùa chính, hành lang, hậu điện, phủ Mẫu, nhà tổ, tăng phòng, khu tháp mộ.

- Tam quan: dài 8,42m, rộng 8,98m, 03 gian, gian giữa rộng 3,72m, hai gian bên rộng 2,38m. Thềm bậc gian giữa đặt đôi sóc đá, dưới dạng tượng tròn, chạy dọc theo chiều từ trên xuống. Khung kiến trúc kết cấu kiểu cổ đẳng (2 tầng 4 mái). Trên cổ đẳng, mặt ngoài tam quan treo bức đại tự có 4 chữ Hán: “Đại Hùng bảo điện” (Điện báu Đại Hùng).

- Sân chùa và nhà bia: 

+ Sân chùa hình chữ nhật, dài 27m, rộng 9m. Trên sân chùa còn có các thành phần kiến trúc như: tháp, chân tảng đá cánh sen, cột kinh, cây hương đá. Hai cột kinh hình bát giác, chiều cao 3,95m, mỗi cạnh rộng 0,25m, thân cột chạm kinh Phật, phần đỉnh chạm hoa văn cánh sen và búp sen. Xung quanh các cột kinh và cây hương đá còn có 14 chân tảng đá cánh sen xếp ngay ngắn theo hình chữ nhật, kích thước dài 3,9m, rộng 2,9m. Chính giữa các chân tảng là hoa văn cánh sen kép, mang đặc trưng phong cách nghệ thuật thời Trần, thế kỷ XIII - XIV.

Nhà bia có mặt bằng hình vuông, rộng 4,m, xây bằng gạch, vữa, kiểu cổ đẳng (2 tầng 8 mái), lợp ngói Nam. Nhà bia phía Tây có bia niên hiệu Cảnh Trị 6 (1668), nhà bia phía Đông có bia niên hiệu Duy Tân 1 (1907).

- Tháp Phổ Minh: có mặt bằng nền hình vuông, cạnh dài 5,20m. Chiều cao tổng thể của tháp là 19,51m, được chia thành 3 phần: đế tháp, thân tháp và đỉnh tháp. Phần chân đế, tính từ dưới lên chia thành 12 cấp, mỗi cấp có kích thước khác nhau. Đỉnh tháp là một khối đá hình bông sen, gồm nhiều tầng khác nhau. Đỉnh búp sen có 5 lớp cánh sen ngửa, chụm vào nhau, trong đó, lớp cánh sen cuối cùng có viền kép, phần đỉnh búp sen kết thúc 14 tầng của tháp.

- Chùa Phổ Minh: có mặt bằng kiểu chữ “Công”, gồm các hạng mục: tiền đường, thiêu hương, thượng điện.

Tiền đường gồm 9 gian, dài 24,93m, rộng 8,22m, gian giữa rộng 3,92m, hai gian bên rộng 3,15m, hai gian tiếp rộng 3,15m và 4 gian phía ngoài tiếp giáp với bờ đốc rộng 2,32m. Bộ cánh cửa ở gian giữa của tiền đường chạm họa tiết rồng chầu mặt nguyệt, trong khung hình lá đề. Các con rồng trang trí trên cánh cửa chùa Phổ Minh đều có đặc điểm đầu ngẩng cao, thân uốn khúc, đuôi chụm về phía đỉnh lá đề. Thân rồng hình tròn, thon, không có vảy, mào lửa dài.

Thiêu hương xây quay dọc, giao mái với tiền đường, tạo thành mặt bằng kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, dài 09m, rộng 8,23m, gồm 3 gian. Bộ khung bằng gỗ lim, kiểu bốn hàng chân cột, mỗi bộ vì được dựng trên đầu hai cột cái cao 4,3m và hai cột quân cao 3,9m. Chân tảng bằng đá, chạm hoa văn hình cánh sen.

Thượng điện gồm 3 gian, dài 12,8m, rộng 8,50m. Bộ khung gỗ lim, kiểu 3 hàng chân cột, gồm hai cột cái và một cột quân. Các cột được gia công theo kiểu thượng thu hạ thách và được kê trên hệ thống chân tảng đá chạm hoa văn hình cánh sen.

Ngoài ra, trong khu vực này còn có một số hạng mục khác, như hành lang, hậu điện, phủ Mẫu, nhà tổ, tăng phòng, khu tháp mộ…

Với những giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Trần và chùa Phổ Minh là Di tích quốc gia đặc biệt.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 hay, chi tiết khác:

Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Lịch sử 7 Cánh diều Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 – 1225)

Lịch sử 7 Cánh diều Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê

Lịch sử 7 Cánh diều Bài 12: Vương quốc Lào

Lịch sử 7 Cánh diều Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

 
Đánh giá

0

0 đánh giá